Trách nhiệm thuộc về ai khi học sinh tiểu học bị tai nạn trong giờ ra chơi?
Phụ huynh đem con đến trường, nhà trường phải đảm bảo an toàn cho các em. Vì thế, học sinh chẳng may có chuyện gì sao thầy cô có thể vô can được?
Nhân câu chuyện một bé 3 tuổi ở một trường mầm non huyện Sóc Sơn, Hà Nội bị tử vong trong giờ ra chơi (bị kẹt ở cầu tuột) và 3 giáo viên phụ trách lớp học đã bị đình chỉ công tác phục vụ điều tra.
Giờ ra chơi học sinh rủ nhau đi bắt cá khiến 2 em tử vong (ảnh của Báo Công lý)
Chúng tôi, những nhà giáo đang giảng dạy lấy đó làm đề tài để thảo luận với mục đích làm bài học rút kinh nghiệm cho công việc của mình.
Dư luận đồng tình với phát biểu của bà Trần Thị Thanh Huế – Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo huyện Sóc Sơn, Hà Nội:”Trách nhiệm chính thuộc về nhà trường và trực tiếp là giáo viên quản lý lớp, chưa sát sao với cháu bé để xảy ra vụ việc đau lòng”.
Bởi, học sinh mẫu giáo còn khá nhỏ, giáo viên phụ trách có tới 3 cô nhưng chưa có sự phân công phụ trách cụ thể học sinh trong giờ ra chơi mới xảy ra sự việc đau lòng như thế.
Câu hỏi được mọi người thắc mắc “Các bậc học khác thì sao? Nếu xảy ra chuyện đáng tiếc trong giờ ra chơi với học sinh, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?”
Giờ ra chơi học sinh bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở có giám thị quản lý
Ở bậc học trung học cơ sở và trung học phổ thông, chế độ của giáo viên chủ nhiệm lớp một tuần có 4 tiết miễn giảm. Thế nhưng nhà trường có tổ giám thị nên giáo viên chủ nhiệm đã bị cắt từ 1-2 tiết chủ nhiệm của mình giao cho giám thị.
Bởi thế, trách nhiệm quản lý học sinh trong giờ ra chơi ở 2 bậc học này là do giám thị đảm trách.
Ở bậc mẫu giáo, mỗi lớp có tới 2-3 giáo viên phụ trách. Các cô luôn giảng dạy ở lớp của mình. Thế nên giờ ra chơi, giáo viên vẫn có thể luân phiên nhau coi chừng các em.
Còn bậc tiểu học thì sao? Câu hỏi ai sẽ quản lý học sinh, ai sẽ chịu trách nhiệm trong giờ ra chơi của các em? Hiện vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ
Giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học 1 tuần được miễn 3 tiết dạy để làm công tác chủ nhiệm. Trong khi đó, thầy cô cũng phải dạy theo tiết (20 tiết/ tuần với giáo viên chủ nhiệm, 23 tiết/tuần với các giáo viên khác).
Hết tiết dạy, giáo viên bộ môn ra khỏi lớp để dạy lớp khác, giáo viên chủ nhiệm đôi khi không có tiết dạy buổi ấy và giờ ra chơi hoàn toàn là của các em.
Video đang HOT
Học sinh tiểu học đang tuổi hiếu động, dù được thầy cô liên tục nhắc nhở nhưng vẫn thường xuyên chạy nhảy té ngã gây thương tích thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện, giờ ra chơi ở tiểu học một số giáo viên ở lại trong lớp chấm bài, kèm học sinh yếu hoặc về văn phòng ngồi uống nước, nghỉ ngơi.
Thi thoảng vẫn có những học sinh trong lúc chơi bị chấn thương phải lên phòng y tế, đi trạm xá hoặc chở vào bệnh viện.
Thế nhưng nếu có chuyện nghiêm trọng hơn như tai nạn gây trọng thương hoặc chết người thì ai là người phải chịu trách nhiệm đây?
Điển hình như trong giờ ra chơi, 5 học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi trên địa bàn Thị trấn Nhơn Hòa) ra hồ gần trường bắt cá khiến 2 em bị đuối nước tử vong.1
Giờ ra chơi, một học sinh lớp 3 ở Hải Dương lấy xe chạy ra ngoài đường đã bị xe tai tông tử vong ngay tại cổng trường.
Trường hợp này phải quy trách nhiệm cho ai đây? Câu hỏi này đã được nêu lên và phần đông các thầy cô đều cho rằng vì các em gặp nạn trong giờ ra chơi nên không thể quy trách nhiệm cho thầy cô giáo nào cả.
Nhưng vẫn có người thắc mắc: “Liệu như thế có ổn không? Phụ huynh đem con đến trường, nhà trường phải đảm bảo an toàn cho các em. Vì thế, học sinh chẳng may có chuyện gì sao thầy cô có thể vô can được?
Vậy, không vô can thì trách nhiệm ấy sẽ thuộc về ai? Câu hỏi ngỡ đơn giản nhưng không dễ trả lời.
Tài liệu tham khảo:
//congly.vn/xa-hoi/doi-song/gio-ra-choi-hai-hoc-sinh-duoi-nuoc-o-ho-tuoi-254946.html1
Thảo Ly
Theo giaoduc
Vụ bé trai 3 tuổi tử vong ở cầu trượt: Phụ huynh trường Mầm non Phù Lỗ nói gì?
Ngày 28/11, ba ngày sau khi xảy ra vụ việc bé 3 tuổi tử vong khi chơi cầu trượt ở trường Mầm non Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), nhiều phụ huynh có con theo học tại ở đây cho biết không nhận được bất cứ thông báo nào của nhà trường về sự cố này.
"Lo thì lo nhưng chẳng lẽ bắt con ở nhà!"
Liên quan đến vụ việc cháu bé 3 tuổi thuộc lớp Nhà trẻ D2 tử vong ở cầu trượt trong khuôn viên trường, chiều 28/11 phóng viên đã có mặt tại trường Mầm non Phù Lỗ (xóm Thượng, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) để ghi nhận tình hình.
Mặc dù gần 16h trường mới bắt đầu trả trẻ nhưng một số phụ huynh đã đến từ sớm và đứng chờ ở cổng để đón.
Chị N.T.D. (xóm Tây Đoài, thôn Đoài) có con đang theo học lớp 2 tuổi ở trường Phù Lỗ cho biết, đến nay chị chưa nhận được thông tin về tai nạn thương tâm của bé trai 3 tuổi từ phía nhà trường.
"Tôi nghe người dân rỉ tai nói với nhau như vậy thôi. Lúc đó cũng chỉ có cô giáo dạy lớp đó và lãnh đạo trường biết chứ khi tôi hỏi, nhiều giáo viên cùng trường cũng có biết đâu", chị D. nói.
Vị phụ huynh này cũng cho hay, sau khi nghe vụ việc thì chị và gia đình cũng rất lo lắng khi đưa con đến trường. "Lo thì lo nhưng chẳng lẽ bắt con ở nhà" - chị D. bày tỏ.
Phụ huynh đến đón con tại trường Tiểu học Phù Lỗ chiều 28/11. (Ảnh: H.T).
Nhiều phụ huynh thông tin, bình thường trường luôn đóng cổng và hết giờ phụ huynh có thể đón con. Tuy nhiên khi trẻ bị ốm thì nhà trường sẽ thông báo cho bố mẹ và có thể đón con giữa buổi. Đây cũng là lần đầu tiên trường xảy ra sự cố này.
Có con đang theo học tại lớp nhà trẻ D2. - cùng lớp với bé trai qua đời, chị N.T.T.H. cho hay cả gia đình cũng rất lo lắng nhưng cũng phải chấp nhận chứ không thể cho con nghỉ học được.
"Tôi không nghĩ đến chuyện chuyển trường cho con. Theo tôi đây là một sự cố chứ không ai mong muốn cả. Các cô giáo cũng khó để quản lý lớp khi các bé hiếu động và nghịch ngợm", chị H. chia sẻ.
Vị phụ huynh này cho biết, lớp nhà trẻ D2 gồm các bé từ 24-36 tháng tuổi, sĩ số lớp khoảng 16-17 bé và có 3 giáo viên đứng lớp.
Trách nhiệm của giáo viên đứng lớp
Theo ông Lê Hồng Văn - Chủ tịch UBND xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), ngay sau khi xảy ra vụ việc, chiều 25/11 Công an Huyện Sóc Sơn đã trực tiếp làm việc với 3 cô giáo đứng lớp nhà trẻ D2.
Ông Văn cũng thông tin thêm, trong các giáo viên này có hai cô là người địa phương. Cả ba cô giáo trên đều là những người công tác trong ngành giáo dục đã lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, không phải giáo viên trẻ.
Nhà ống thông cầu trượt tại khuôn viên trường Mầm non Phù Lỗ được ho là nơi bé Đ.T. thiệt mạng. (Ảnh: H.T)
Chị T. (xóm Tây Đoài, thôn Đoài) có con 4 tuổi đang học tại trường mầm non này cho hay đã biết thông tin từ ngay hôm xảy ra vụ việc nhưng là do gia đình cháu bé ở gần nhà chị. Ban Giám hiệu trường cũng không thông báo cho phụ huynh về vụ việc. Đến sáng nay (28/11) chị mới thấy thông tin rộ trên các báo chí.
"Gửi con ở lớp tôi thấy cũng được các cô rất quan tâm, để ý cháu nên đây chỉ là sự cố hy hữu. Không có mặt ở lớp trong thời điểm xảy ra sự việc nên cũng rất khó để quy lỗi do ai. Tất nhiên các cô giáo đứng lớp cũng phải chịu trách nhiệm vì khi phụ huynh gửi con đến đây, cô giáo là người thay mặt gia đình chăm sóc cho các cháu", chị Thảo nói.
Vị phụ huynh này cho biết đã cho con theo học từ năm 2 tuổi, đến nay bé đã 4 tuổi nhưng chưa từng thấy sự cố nào tương tự trước đây.
Chiều ngày 28/11, phóng viên đã có mặt tại trường mầm non Phù Lỗ để liên hệ làm việc với các lãnh đạo của trường này. Tuy nhiên đến cuối buổi chiều, cả 3 lãnh đạo trường, gồm một hiệu trưởng và hai hiệu phó đều không có mặt tại nơi làm việc.
Trước đó, vào khoảng 8h45 ngày 25/11, trong giờ hoạt động ngoài trời của lớp nhà trẻ D2, trường Mầm non Phù Lỗ, bé Đ.T. (sinh năm 2017) cùng các bạn tham gia trò chơi nhà leo nằm ngang kết hợp cầu trượt đã xảy ra tai nạn.
Cụ thể, khi cháu T. chui người vào đường ống hình vuông thì tuột chân và người qua một ô thoáng hình chữ nhật ra bên ngoài. Do ô thoáng hẹp nên phần đầu của cháu T. bị mắc lại. Do vị trí chẹt người ở trên cao, nên chân cháu không chạm đất và người ở tư thế treo, nên ngất xỉu.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, các cô giáo lập tức chạy đến đỡ và đưa cháu T. vào phòng y tế của trường để sơ cứu và chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, 22h cùng ngày, cháu T. tử vong.
Trường Mầm non Phù Lỗ (xóm Thượng, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) được thành lập từ năm 2008. Hiện nay hiệu trưởng của trường là bà Đỗ Thị Thu Hương, hai hiệu phó, 56 giáo viên và 21 nhân viên.
Tổng số trẻ toàn trường là 780 cháu và 20 nhóm lớp.
Trong đó, nhóm trẻ từ 24-36 tháng tuổi có 3 nhóm với tổng số 79 cháu.
Mấu giáo bé có 5 lớp: 184 cháu.
Mẫu giáo nhỡ có 6 lớp: 249 cháu.
Mẫu giáo lớn có 6 lớp.
Theo thoidai
Vụ 3 em nhỏ rớt khỏi xe đưa đón: "Tôi thấy người ta coi thường tính mạng học sinh quá" Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai đã đề nghị công an kiểm tra, xử lý nghiêm vụ xe đưa đón làm rớt 3 học sinh tiểu học. Ảnh minh họa Ông Đào Đức Trình (Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Nai) thông tin trên Zing.vn, sau khi nhận được báo cáo từ Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa, đơn vị sẽ...