“Trách nhiệm ít thế, tôi cũng có thể làm Thủ tướng” (!)
“Luật quy định quyền hạn của Thủ tướng rất lớn trong khi trách nhiệm rất nhỏ, chỉ là báo cáo công tác trước Quốc hội. Trách nhiệm nhỏ vậy thì tôi cũng làm Thủ tướng được” – đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu trước hội trường Quốc hội.
Ngày 1/6, Quốc hội có phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Cử tri đặt trách nhiệm chống tham nhũng cho Thủ tướng
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền: “Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng rất lớn nhưng quy định về trách nhiệm lại rất ít” (ảnh: Việt Hưng).
Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương): “Một số nước trên thế giới có dân số gấp 3 – 4 lần ở Việt Nam nhưng họ chỉ có Tổng thống và một Phó Tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ. Với vai trò, nhiệm vụ lớn như vậy, dân số đông, diện tích rộng như vậy mà với chri hai người, họ vẫn làm được, làm tốt. Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam, nếu cứ giảm đi 1/3 cấp phó so với quy định trong dự thảo luật trình hôm nay, chắc chắn bộ máy sẽ vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn”.
Đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) ủng hộ việc bổ sung cho Thủ tướng 2 quyền về công tác nhân sự (quyền giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết nhân sự này trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm; quyền tạm thời giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh trong trường hợp chưa bầu được chức danh này). Tuy nhiên, đại biểu cũng đặt vấn đề về trách nhiệm đặt ra đối với người đứng đầu Chính phủ.
“Về logic, trách nhiệm phải tương xứng với quyền hạn nhưng trong khi dự luật quy định các quyền hạn của Thủ tướng khá rộng thì phần trách nhiệm lại chỉ dừng ở trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội là không tương xứng. Cần thể hiện rõ ràng như phần quy định đối với Bộ trưởng, tức là phải chịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ được phân công, phụ trách” – ông Tiến nói.
Đi sâu vào chế độ báo cáo trước nhân dân của Thủ tướng, các Bộ trưởng, đánh giá đây là quy định mới được bổ sung và là điều luật cần thiết nhằm đảm bảo tăng cường tính minh bạch, tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu và các thành viên Chính phủ nhưng đại biểu Tiến đề nghị dự thảo luật thể hiện rõ hơn về phương thức thực hiện, thời gian thực hiện, chế độ báo cáo để đảm bảo tính khả thi của quy định này.
Tán thành cách đặt vấn đề của ông Tiến, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng rất lớn nhưng trách nhiệm rất nhỏ, nếu chỉ quy định việc báo cáo trước Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chủ tịch nước hoặc ủy quyền.
“Quyền hạn quá lớn trong khi trách nhiệm quá nhỏ như vậy thì tôi cũng làm Thủ tướng được. Tôi đề nghị bổ sung thêm trách nhiệm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng và lãng phí, trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội” – ông Thuyền đặt vấn đề.
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp: Thủ tướng phải thường xuyên kiểm tra, xử lý cá nhân tham nhũng (ảnh: Ngọc Châu).
Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) cũng muốn ghi thêm trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ là lãnh đạo thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, chống lãng phí trong bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội. Thủ tướng phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, cá nhân tham nhũng hoặc các cơ quan để xảy ra tham nhũng, lãng phí”.
Video đang HOT
Ông Tiếp lập luận, qua tiếp xúc cử tri thời gian qua, cử tri luôn đặt trách nhiệm của Thủ tướng và các thành viên Chính phủ trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh tham nhũng mãi chưa được đẩy lùi, thậm chí là gia tăng, nhiều nguy cơ hơn.
Chốt “quota” mỗi bộ 5 Thứ trưởng trừ Công an, Quốc phòng
Chuyển sang vấn đề số lượng Thứ trưởng, Phó Cục trưởng/Tổng Cục trưởng, đại biểu Danh Út (Kiên Giang) lập luận, luật hiện hành không quy định “cứng” vấn đề này là một kẽ hở vì có lúc có bộ có đến 7, 8 thậm chí 9 Thứ trưởng.
Ông Út tán thành hướng quy định số lượng cấp phó các bộ, cơ quan ngang bộ không quá 5. Riêng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 6. Chia sẻ với cái khó của nhiều bộ lớn, đại biểu gợi ý nới thêm “quota” đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đại biểu Danh Út – Kiên Giang (ảnh: Ngọc Châu).
Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) lắc đầu với quy định về trường hợp đặc biệt có thể bổ nhiệm hơn 5 Thứ trưởng như dự thảo luật thể hiện: “do sáp nhập bộ hoặc yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ trình UB thường vụ Quốc hội xem xét tăng lượng Thứ trưởng”. Ông Lâm cảnh báo, để quy định này trong luật dễ dẫn đến tùy tiện khi vận dụng để tăng số lượng Thứ trưởng.
Tương tự, đại biểu cũng cho rằng, cần quy định rõ, số lượng Phó Thủ tướng Chính phủ không quá 5 người trên tương quan về số lượng của Thủ trưởng, Phó thủ tướng cơ quan ngang bộ.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cũng nhận định, có nhiều phó thì “trách nhiệm của ông trưởng hạn chế”. Giới hạn số lượng Thứ trưởng là cần thiết. Ông Thuyền cũng không tán thành việc bên dưới điều luật này lại “thòng một câu” về trường hợp đặc biệt được tăng số lượng Thứ trưởng.
Ông Thuyền cương quyết: “Tôi cho rằng chúng ta vừa đưa ra nguyên tắc cứng ở trên đã lại có ý đồ đưa ra nguyên tắc mềm ở dưới để thêm nếm. Quy định cứng thể hiện Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất với việc này. Vậy thì không thể UB Thường vụ Quốc hội lại có quyền quyết định cao hơn Quốc hội nữa là không được”.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cũng chỉ ra nghịch lý, muốn việc bổ nhiệm số lượng cấp phó đi vào khuôn khổ nhưng vẫn đưa ra trường hợp đặc biệt thì sau này, các trường hợp muốn bổ nhiệm thêm “sẽ chui cả vào trường hợp đặc biệt vì như thế thì mọi phát sinh đều có thể giải quyết được”.
P.Thảo
Theo Dantri
"Thực tế có bức cung, nhục hình liên quan đến án oan, sai"
Phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình đang diễn ra tại UB Thường vụ Quốc hội, đại biểu Đỗ Văn Đương truy vấn, có bức cung, nhục hình trong 5 vụ án có dấu hiệu oan sai đang được giám sát? Thượng tướng Lê Quý Vương xác nhận, kiểm tra thực tế có hiện tượng này.
Đại biểu Đỗ Văn Đương nhắc lại 5 vụ án đặc biệt nghiêm trọng dư luận đang quan tâm với hàng loạt câu hỏi: Bản án tử hình với Hồ Duy Hải về tội giết người, cướp tài sản xảy ra năm 2008 có oan hay không? Sao khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm và bị cáo đã có đơn xin thi hành án sớm thì tòa lại quyết định hoãn thi hành án?
Tại sao cùng tội giết người, hiếp dâm trẻ em mà Lê Bá Mai ở Bình Thuận nhận án tù chung thân còn Hàn Đức Long ở Bắc Giang lại chịu án tử hình?
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn có đơn kêu oan nhiều năm qua nhưng tại sao chỉ đến khi hung thủ thực sự của vụ án là Lý Nguyễn Chung ra đầu thú thì mới được xem xét?
Đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi thẳng vào 5 vụ án đặc biệt đang được giám sát.
Vụ Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận có người đã làm đơn tố giác tội phạm từ năm 2000 là biết 2 đối tượng khác gây ra vụ giết người, cướp tài sản chứ không phải Nén nhưng không được xem xét mà đến giờ, khi xét lại vụ án, một trong những lý do đưa ra lại là đơn tố cáo của nhân chứng này chưa được giải quyết?
Bản án tử hình với Nguyễn Văn Trưởng (Hải Phòng) về tội giết người đã đúng, tương xứng chưa khi Trường không trực tiếp hành động, giết chết nạn nhân?
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình phân trần, 5 vụ án đặc biệt này đang được các cơ quan tố tụng phối hợp giải quyết đều là những vụ án cũ, cần xem xét rất cẩn trọng để phát hiện sai sót trong điều tra truy tố xét xử và cũng như xác định vụ án nào đã giải quyết đúng, chỉ thận trọng xem xét lại do có đơn kêu oan. Các vụ việc, ông Bình nhận định, đều phức tạp nên cần thận trọng để xác định nếu oan thì kết luận là oan còn có tội thì cũng xác định đúng căn cứ buộc tội.
Với vụ án Hồ Duy Hải xảy ra năm 2008, cơ quan chức năng xác định 2 nhân viên của bưu điện Cầu Voi (Long An) giết người gây bức xúc rất lớn trong dư luận, gia đình bị hại, xã hội đòi hỏi tìm ra thủ phạm để trừng trị. CQĐT đã tiến hành truy xét (vì không bắt quả tang) nên quá trình thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn. Sau đó phát hiện nghi can là Hồ Duy Hải thì quá trình điều tra bị cáo thừa nhận tội, có luật sư dự cung. CQĐT cũng xác định nhiều chứng cứ khác để chứng minh tội trạng của Hồ Duy Hải.
Ông Bình điểm lại diễn biến vụ việc, tại tòa sơ thẩm bị cáo nhận tội, bị cáo nhận là do mình gây ra án mạng này, không có mớm cung nhục hình. Tại tòa phúc thẩm, một phần bị cáo cho là mình không phạm tội nhưng chứng cứ chứng minh không rõ. CQĐT sau đó xác định có một số sai sót trong quá trình điều tra nhưng không làm ảnh hưởng bản chất vụ án nên vẫn kết tội.
Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn trước UB Thường vụ Quốc hội.
"Vậy nói có oan hay không trong vụ này, tòa án trên cơ sở nghiên cứu vụ án thì chưa phát hiện căn cứ kháng nghị dù có một số sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ của CQĐT. VKSND cũng xác định như vậy nên đã thống nhất báo cáo. Vụ án có sự giám sát của Quốc hội, đã lập tổ liên ngành do VKS chủ trì, phúc tra lại quá trình lấy cung với Hồ Duy Hải. Khi đoàn liên ngành trại giam vào hỏi, bị cáo vẫn nhận tội. Đơn của bị cáo cũng chỉ có nội dung xin giảm án tử hình hoặc nếu không được thì xin thi hành án ngay. Chúng tôi đã rất thận trọng, khi có kết luận giám sát sẽ rất thận trọng, nếu có căn cứ sẽ kháng nghị ngay" - Chánh án tối cao trình bày.
Việc hoãn thi hành khi Chủ tịch nước đã bác đơn xin ân giảm, theo lý giải của ông Bình là thuộc vấn đề pháp lý, do tôn trọng nguyện vọng của gia đình và dư luận xã hội khi mẹ bị cáo đến TA tỉnh Long An xin hoãn thi hành án, báo chí thì phản ánh nhiều, thiên về việc đặt câu hỏi có oan hay không.
Về vụ Lê Bá Mai và Hàn Đức Long, Chánh án TAND tối cao cho biết, cả 2 cùng phạm tội hiếp dâm trẻ em, hình phạt khác nhau là do việc áp dụng pháp luật vì theo quy định của luật thì tội này có khung hình phạt rất rộng, từ 12 năm, 20 năm, tù chung thân đến tử hình nên mỗi hội đồng xét xử có quyết định độc lập khác nhau, trong phạm vi khung hình phạt này. Chánh án tối cao tôn trọng và cũng không thể can thiệp vào quyết định của HĐXX, chỉ khi có căn cứ thì Chánh án tòa, Viện trưởng VKS sẽ xem xét kháng nghị. Với vụ này, ông Bình thông tin, bản thân ông đã ký kháng nghị với tư cách Chán án TAND tối cao và HĐXX giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị, hủy án để xem xét lại.
Về hình phạt tử hình của Nguyễn Văn Trưởng (Hải Phòng), Chánh án Trương Hòa Bình điểm lại, vụ án có kháng nghị của Viện trưởng VKS kháng nghị theo hướng giảm án từ tử hình xuống chung thân nhưng Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị. Có ý kiến cho rằng Trưởng không trực tiếp làm cho nạn nhân tử vong mà do người khác nhưng người này cũng là tay chân cấp dưới trong băng nhóm do Trưởng cầm đầu, thực hiện theo lệnh của Trưởng nên rõ ràng việc chết người là trong ý chỉ của Trưởng.
"Xin khẳng định đây không phải là vụ án oan nhưng nếu có yêu cầu của Quốc hội thì sẽ tiếp tục xem xét thận trọng, chờ sau khi có kết luận giám sát của đoàn giám sát" - ông Bình quả quyết.
Đại biểu Đỗ Văn Đương dấn thêm vấn đề với một truy vấn khác: "Trong 5 vụ án này dư luận cho rằng có hiện tượng bức cung, nhục hình. Có đơn tố cáo về việc này của chính các bị can bị cáo, giải quyết thế nào?".
Câu hỏi được chuyển cho Thứ trưởng Bộ Công an - Thượng tướng Lê Quý Vương. Ông Vương xác nhận, qua thực tế kiểm tra thấy đúng là có chuyện bức cung, nhục hình liên quan đến vấn đề án oan, sai.
Thứ trưởng Công an Lê Quý Vương xác nhận thực tế kiểm tra có việc bức cung, nhục hình tại CQĐT.
Cụ thể với 5 vụ án đang được giám sát, ông Vương khái quát, sau khi xảy ra vụ Nguyễn Thanh Chấn thì đồng loạt có nhiều phạm nhân đệ đơn kêu oan sai. Các vụ án này đều xảy ra lâu, ít cũng 5-7 năm, nhiều như Huỳnh Văn Nén, từ 1998 đến nay đã gần 20 năm. Vậy nên khi có thông tin, Bộ Công an đã cùng với các cơ quan để xem xét thận trọng chứ nói về luật, các vụ án này đều đã được đưa ra xét xử, kết tội. Và theo quy trình, các vụ án giết người cũng đều có luật sư tham gia bào chữa.
"Có việc bức cung, nhục hình mà đối tượng nhận tội hay không thỉ cần xem xét tổng thể, đánh giá cụ thể mới xác định được" - Tướng Vương nói.
Điểm lại vụ Vụ Huỳnh Văn Nén, Thứ trưởng Công an giải thích về lời khai của một nhân chứng về 2 đối tượng là người gây án thì trong đó, người tên Việt thì đã chết từ lâu, người tên Thọ thì đã trốn khỏi địa phương, cần phải lập chuyên án để xác định rõ xem có oan hay không. Người tố cáo việc này chỉ là người nghe nói lại chứ không phải trực tiếp chứng kiến sự việc.
Vụ Hồ Duy Hải, tướng Vương khẳng định, đến giờ cơ bản các chứng cứ đều chứng minh Hải là người gây ra vụ án, đều thiên về khẳng định tội trạng của Hải, còn các điểm khác cần xem xét một cách thận trọng, khách quan.
Lý giải việc xảy ra oan sai, ông Vương cho rằng, nguyên nhân là cơ bản trong công tác tố tụng chưa tôn trọng chứng minh sự thật khách quan, xem xét chứng cứ mới chỉ coi trọng lời khai, theo hướng trọng cung hơn trọng chứng. Thiếu sót ngay trong hoạt động điều tra thể hiện ở việc, cơ quan điều tra mới chỉ tập trung khai thác lời khai mà chưa chú trọng công tác khám nghiệm hiện trường, đánh giá hiện trường, thu giữ bảo quản vật chứng.
Nguyên nhân chủ quan của cán bộ điều tra thì Thứ trưởng Công an nhận định,cơ bản do năng lực, phẩm chất mà có những việc do nôn nóng, chạy theo thành tích nên dẫn đến hấp tấp, làm sai.
P.Thảo
Theo Dantri
Mọi vụ bức cung, nhục hình đều xảy ra trong giai đoạn tạm giam, tạm giữ (!?) Đây là nhận định của Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong khi nêu ý kiến về dự thảo luật Tạm giam, tạm giữ tại UB Thường vụ Quốc hội chiều 27/2. Ông Phong khuyến cáo, cần kiểm soát chặt giai đoạn quan trọng mấu chốt trong giai đoạn tố tụng hình sự này... Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung...