Trách nhiệm của chủ chó vụ chó cắn 2 du khách ở Nha Trang
Chủ chó để chó cắn người có thể bị xử phạt hành chính, phải bồi thường thiệt hại, thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sáng 19-2, hai du khách nước ngoài đang đi bộ trên đường 23-10 đoạn thuộc xã Vĩnh Hiệp, TP Nha Trang thì bị một con chó nặng khoảng 20 kg, không rọ mõm lao đến tấn công. Con chó đã cắn vào tay, chân một thanh niên 19 tuổi, người còn lại chạy thoát.
Chính quyền sớm vào cuộc xử lý, giữ hình ảnh TP du lịch
Nạn nhân được đưa ngay đến bệnh viện để điều trị. Bệnh viện cho biết nam du khách nước ngoài bị thương ở cánh tay phải, vết thương phức tạp. Vết thương mặt trước dài 8 cm, vết thương mặt sau dài 10 cm, đứt cơ nhị đầu tay phải.
Nạn nhân còn bị thương ở cẳng tay trái và xây xát ở đùi phải. Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt lọc, khâu vết thương, khâu cơ cho nạn nhân. Hiện bệnh nhân tiếp tục điều trị tại bệnh viện, sức khỏe đã ổn định, các ngón tay đã cử động tốt.
Vị trí con chó cắn du khách nước ngoài. Ảnh: NĐ
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hiệp, cho biết con chó trên là của ông ĐXT. Sau khi xảy ra vụ việc, gia đình ông T đã nhốt kỹ con chó và làm việc với chính quyền địa phương để xử lý vụ việc, đồng thời cử người đến bệnh viện chăm sóc và chịu viện phí cho nạn nhân.
Ông Dũng cũng cho biết hiện Công an xã Vĩnh Hiệp đã lập hồ sơ chuyển Công an TP Nha Trang để xem xét, xử lý theo quy định.
Ông Lưu Thành Nhân, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang, cho biết đã chỉ đạo Phòng Kinh tế kiểm tra, tham mưu xử lý. TP Nha Trang phối hợp với Chi cục Thú y thành lập tổ liên ngành tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý những trường hợp chó thả rông nhằm đảm bảo hình ảnh TP du lịch thân thiện, văn minh và không để xảy ra trường hợp cắn người tương tự.
“Sau sự việc này, TP sẽ chỉ đạo các xã, phường địa phương siết lại kế hoạch nghiêm túc. Thứ nhất là xử lý vụ việc đã xảy ra, thứ hai là khởi động lại kế hoạch phòng, chống bệnh dại động vật trên địa bàn” – ông Nhân nói.
Video đang HOT
Chủ chó phải chịu những trách nhiệm pháp lý nào?
Khi để vật nuôi tấn công người khác thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý gì theo quy định của pháp luật?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, luật sư Trần Thái Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết trách nhiệm pháp lý đầu tiên mà chủ chó phải đối diện đó là trách nhiệm về hành chính.
Mỗi vụ việc để chó cắn người lại có những hoàn cảnh, nguyên nhân khác nhau. Do đó để xử lý trách nhiệm chủ vật nuôi, phải đánh giá toàn diện tính chất, mức độ và động cơ của chủ vật nuôi.
Theo đó, Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định khi nuôi chó thì chủ vật nuôi phải đăng ký tại UBND cấp xã, phải tiêm vaccine phòng bệnh dại, phải rọ mõm, xích giữ chó tại những nơi công cộng…; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020).
Cụ thể, phạt tiền 1-2 triệu đồng nếu chủ chó không rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Trách nhiệm pháp lý thứ hai là trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân do sức khỏe của họ bị xâm phạm theo Điều 590, Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015. Ngoài ra, chủ vật nuôi còn phải bồi thường tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Đặc biệt, trên thực tế khi chó cắn người, nhiều trường hợp chủ chó đã bị xử lý về các tội như cố ý gây thương tích; tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; hoặc tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.
Tuy nhiên, mỗi vụ việc để chó cắn người lại có những hoàn cảnh, nguyên nhân khác nhau. Do đó, để xử lý trách nhiệm hình sự chủ vật nuôi trong những vụ việc như thế này thì cơ quan điều tra phải đánh giá toàn diện tính chất, mức độ và động cơ của chủ vật nuôi.
Lào Cai: Chủ chó bị phạt 1,5 triệu đồng vì không rọ mõm cho chó
Chiều 18-2, trong lúc chạy bộ tập thể dục, một nam sinh tại Lào Cai bị hai con chó thả rông lao vào tấn công. Nam sinh này phải đưa đi cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh Lào Cai.
Sáng 20-2, UBND phường Bắc Cường, TP Lào Cai đã ra quyết định xử phạt 1,5 triệu đồng đối với chủ chó là bà BTT. Theo quyết định xử phạt, bà T bị xử phạt về hành vi không rọ mõm cho chó khi đưa ra nơi công cộng.
Chó nhà hàng xóm cắn trọng thương bé 3 tuổi
Cháu H. sang nhà hàng xóm chơi và bị chó nuôi tấn công gây thương tích ở vùng mặt 2 bên má, rách sát vách mũi và có nhiều vết thương hở chảy máu.
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhi Nguyễn Gia H, 3 tuổi (ở huyện Phù Ninh, Phú Thọ) trong trạng thái quấy khóc tâm lý hoảng sợ, nhiều vết chó cắn ở trên mặt.
Gia đình cho biết, cháu H. sang nhà hàng xóm chơi và bị chó nuôi tấn công. Nghe tiếng la hét của cháu, hàng xóm và gia đình chạy lại thì thấy cháu H. đang bị chó cắn, kiểm tra bé thấy bị thương ở vùng mặt 2 bên má, vết rách chảy nhiều máu bám bụi bẩn.
Ngay lập tức gia đình đã đưa bé đến khoa cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ để thăm khám và sơ cứu ban đầu. Sau khi kiểm tra bé H. được chuyển lên Khoa Mắt, Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt.
Mẹ của H. cho biết, chú chó tấn công được gia đình hàng xóm nuôi để trông nhà. Tại thời điểm xảy ra sự việc, chó được thả rông, không rọ mõm.
Bác sĩ Vương Phương Thảo - Khoa Mắt, Tai Mũi Họng - Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, người trực tiếp xử lý vết thương cho biết, tình trạng khi cháu H. vào viện bị thương ở vùng mặt 2 bên má, rách sát vách mũi và có nhiều vết thương hở chảy nhiều máu. Trong đó nghiêm trọng nhất là vết thương góc trong mắt bên trái vị trí gần mắt nhất.
Sau khi đánh giá tình trạng vết thương, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật khâu phục hồi đa vết thương và đồng thời tư vấn tiêm phòng uốn ván, tiêm huyết thanh phòng dại, dùng kháng sinh dự phòng nhiễm trùng.
Vết thương trên khuôn mặt trẻ do chó nuôi gây ra.
Các bác sĩ cho biết trong thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị chó thả rông cắn. Hầu hết các trường hợp bị chó cắn là do chủ quan cả từ phía gia đình nuôi chó và phía trẻ.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho trẻ em tiếp xúc với chó nuôi, chó lạ. Nhà có trẻ nhỏ không nên nuôi giống chó to và dữ. Khi nuôi chó, người dân cần tiêm phòng đầy đủ, thuần dưỡng chó, nếu cho chó ra ngoài phải rọ mõm...
Bác sĩ khuyến cáo khi bị chó/động vật tấn công chúng ta cần chủ động đi tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe bản thân. Nếu không được tiêm phòng, 100% bệnh nhân bị chó dại cắn đều tử vong.
Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật bị bệnh dại lên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên người có thể hoàn toàn phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Nếu tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Xe đạp điện lao xuống suối, 3 học sinh thương vong 3 học sinh đi trên một xe đạp điện không may gặp nạn khiến một em tử vong, 2 em bị thương nặng đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sáng 23/9, lãnh đạo UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) xác nhận 3 học sinh trên địa bàn không may gặp tai nạn. Khoảng 14h ngày 22/9, các em gồm:...