Trách nhiệm bồi thường, xử lý thế nào vụ nữ hành khách tử vong do ngã xe thang máy bay
Vụ việc một nữ hành khách sau khi rời máy bay Vietnam Airlines bằng xe thang bị ngã dẫn đến tử vong là sự cố hi hữu trong ngành hàng không, do đó dư luận có phần tò mò về hướng xử lý, việc bồi thường.
Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, sự cố xảy ra trên chuyến bay VN1379 tối 15/6 từ Huế về TP.HCM. Theo báo cáo của Trung tâm điều hành sân bay Tân Sơn Nhất, một nữ hành khách khi xuống máy bay từ cầu thang bộ bị ngã lộn từ khoảng bậc thang thứ 5 – 7 tính từ sàn thang cập tàu xuống nền xi măng sân đậu.
Nữ hành khách tên H.T.A.T (50 tuổi) có đi cùng chồng và con gái.
Tiếp viên chuyến bay, nhân viên mặt đất cùng người nhà khách đi cùng đã lập tức hỗ trợ khách tại chân cầu thang, tuy nhiên, khách bị bất tỉnh, chảy máu đầu. Trực ban trưởng sân bay Tân Sơn Nhất đã báo bộ phận y tế cho bác sĩ, xe cứu thương đưa bệnh nhân vào Bệnh viện 175 nhưng người này đã tử vong.
Được biết, xe thang đón khách trong vụ việc kể trên là loại có mui che, mặt bậc thang khô ráo. Tại thời điểm hành khách bị ngã, trời không mưa.
Sáng 17/6, Vietnam Airlines xác nhận vụ việc trên và đang phối hợp các cơ quan chức năng cùng gia đình điều tra nguyên nhân.
Theo Vietnam Airlines, sau khi chuyến bay VN1379 từ Huế vào TP.HCM hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 18h ngày 15/6, hành khách H.T.A.T số ghế 11B xuống máy bay bằng xe thang. Trong lúc xuống thang, hành khách té ngã và bị chảy máu ở vùng đầu.
Đại diện Vietnam Airines và các đơn vị phục vụ tại sân đỗ ngay lập tức liên hệ đơn vị y tế, bố trí xe cứu thương, bác sĩ khẩn trương kiểm tra sức khỏe khách, sơ cứu và đưa khách vào Bệnh viện 175.
Hãng đã phối hợp cùng gia đình và bệnh viện tổ chức cấp cứu, chăm sóc y tế cho hành khách với điều kiện tốt nhất của bệnh viện. Tuy nhiên, hành khách đã không qua khỏi và mất vào ngày 16/6 tại TP.HCM.
Vietnam Airlines tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng và gia đình điều tra nguyên nhân để làm rõ sự việc, đồng thời thực hiện các thủ tục đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho hành khách và thân nhân.
Video đang HOT
Hình ảnh xe thang chụp tại hiện trường sau khi hành khách bị ngã xuống sân đỗ máy bay. Ảnh: TL
Liên quan tới vụ việc trên, một vấn đề đang được rất nhiều bạn đọc quan tâm là trách nhiệm cũng như mức bồi thường đối với gia đình nạn nhân sẽ được xử lý thế nào?
Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải (Hội luật gia Việt Nam) bày tỏ quan điểm: Điều 160 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2014 nêu rõ: “Người vận chuyển có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hành khách chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra trong tàu bay, trong thời gian người vận chuyển đưa hành khách lên tàu bay hoặc rời tàu bay”.
Theo quy định của pháp luật, tất cả hành khách khi tham gia chuyến bay của 1 hãng hàng không đều sẽ được mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe (quy định tại điều 163 của luật này).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về giới hạn trách nhiệm bồi thường của đơn vị vận chuyển nếu có thiệt hại về sức khỏe, tính mạng mà nguyên nhân do lỗi không phải của hành khách.
Cụ thể, Điều 166: Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển, quy định:
1. Người vận chuyển được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
a) Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách là một trăm nghìn đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
Không dừng lại ở đó, pháp luật nước ta cũng hạn chế tối đa những trường hợp có thể xảy ra tiêu cực hoặc thiệt thòi dành cho hành khách mà không công nhận sự thỏa thuận có nội dung miễn giảm trách nhiệm giữa đơn vị vận chuyển và hành khách, đại diện của hành khách bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng. cụ thể như sau:
“Điều 167. Thỏa thuận về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Mọi thoả thuận của người vận chuyển với hành khách, người gửi hàng, người nhận hàng nhằm miễn, giảm mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển quy định tại Điều 166 của Luật này đều không có giá trị pháp lý.”
Tuy nhiên, hành khách bị thiệt hại sẽ không được bồi thường toàn bộ hoặc một phần nếu nguyên nhân dẫn đến thiệt hại là do lỗi của chính nạn nhân theo quy định tại điều 165 của luật này.
Tất nhiên, để có căn cứ giải quyết vụ việc thì cần phải chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền về nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đây sẽ là yếu tố tiên quyết, quyết định có hay không nghĩa vụ bồi thường của hãng hàng không đối với gia đình nạn nhân đã tử vong.
Cây xanh đè chết người trong khu vực phòng khám, trách nhiệm thuộc về ai?
Theo luật sư, trách nhiệm vụ cây xanh tét nhánh đè chết người trên địa bàn quận 10 thuộc về đơn vị quản lý, chủ sở hữu cây xanh trên.
Hiện trường vụ cây gãy khiến 1 người tử vong.
Liên quan đến vụ cây xanh đè chết người vào tối 13/6 trên địa bàn quận 10, TP.HCM, luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết trách nhiệm thuộc về đơn vị quản lý, chủ sở hữu cây xanh trên.
Theo luật sư Cường, việc xác định chủ sở hữu cây phượng bị ngã gãy đổ gây hậu quả chết người sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường theo Điều 590, Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó "Người bị thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường có thể thỏa thuận với nhau về việc bồi thường. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì bên bị thiệt hại có thể khởi kiện ra tòa án để yêu cầu bồi thường theo quy định tại Bộ luật Dân sự".
Theo quy định pháp luật hiện hành cụ thể tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định "Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra".
Luật sư Trần Minh Cường - Đoàn Luật sư TP.HCM.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rằng người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự.
Để xác định việc gãy đổ cây gây chết người như trên có thuộc trường hợp bất khả kháng hay không (thời điểm xảy ra sự cố có mưa to, gió lớn hay không) cần phải cần phải xác định người có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt nhánh, tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, hạ những cành khô, hư hỏng, sâu có dấu hiệu hư hỏng, gãy đổ...). Trường hợp đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.
Do đó trường hợp cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý trông coi cây xanh chưa áp dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn thì không được xem là do bất khả kháng.
Trong khi đó, Luật sư Trương Văn Tuấn - Đoàn Luật sư TP.HCM phân tích, đối với việc quản lý cây xanh trong khuôn viên trường học, bệnh viện... phòng khám thì pháp luật đã qui định tại Khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ qui định về quản lý cây xanh đô thị
Cụ thể, "cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng".
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 64 qui định "cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây".
Đối với cây xanh trồng trong khuôn viên nhà trường là cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị cũng được qui định rõ tại Điều 16 của Nghị định này: "Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý".
Trước đó, tối 13/6, ông T.M.L. (62 tuổi) lưu thông trên đường Tô Hiến Thành. Khi đến quận 10 thì bất ngờ bị nhánh cây xanh tét nhánh rơi trúng. Hậu quả khiến ông L. tử vong.
Đại diện Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho hay, cây xanh tét nhánh rơi chết người nằm trong khuôn viên của 1 phòng khám.
Hiện đơn vị đang cho xác minh xem đơn vị nào quản lý cây xanh trên. Sau khi xảy ra sự cố tai nạn, đơn vị đã đến thăm hỏi, hỗ trợ cho gia đình nạn nhân.
Mỹ ghi nhận 1.344 ca tử vong vì Covid-19 trong ngày, cao nhất từ trước đến nay Nước Mỹ trải qua ngày có số ca tử vong vì Covid-19 lớn nhất với 1.344 người chết hôm 4.4, trong khi chưa chạm đến "đỉnh" dịch. Theo CNN, số liệu thống kê trên toàn quốc cho thấy số ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày 5.4 ở Mỹ là 331.151 và ít nhất 9.441 ca tử vong. Dữ liệu do Đại học John...