Trắc nghiệm: độ lười của bạn đã đạt đến mức nào?
Dù ít hay nhiều bệnh “lười’ luôn tồn tại ở trong mỗi chúng ta,ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ cho đến hành động.Chỉ khác là triệu chứng của người này nhẹ hơn người kia hay nặng hơn mà thôi. Hãy cùng nhau làm trắc nghiệm để biết xem mình đang mắc bệnh ở mức độ nào nhé?
1. Có những bài viết trên mạng bạn còn chưa đọc nữa đã chia sẻ về tường: để khi nào rảnh đọc. Nhưng để đấy và chằng bao giờ đọc nữa.
2. Có những lúc bạn đã quyết tâm thay đổi để đưa mình vào quy củ, vạch ra đủ mục tiêu… Nhưng rồi “lại đâu vào đấy”. Chẳng bao giờ thực hiện được.
3. Rõ ràng bạn biết bạn béo, rõ ràng bạn biết tập thể dục là tốt cho sức khoẻ…. Nhưng bạn chẳng bao giờ tập thể dục cả rồi viện cả trăm lý do để ép bản thân đừng tập nữa: còn phải đi chơi, còn học, còn bận, trời sắp mưa, trời nắng quá….
4. Lúc nào bạn cũng treo trên lưng chữ “muộn” :đi học muộn, bắt xe muộn, ăn muộn… Đặc biệt là ngủ muộn và thường xuyên trễ hẹn nữa.
5. Bạn luôn ảo tưởng có một phép màu nào đó có thể giúp bạn: học giỏi tiếng Anh, thi đạt kết quả cao, kiếm được thật nhiều tiền….
6. Ngay cả tắm, giặt, gội đầu, gấp quần áo…. Bạn cũng chẳng muốn làm trong khi chiếc giường của bạn đã biến thành “chuồng lợn” mất rồi.
Video đang HOT
7.Cuối tuần bạn thường ngủ đến trưa hoặc chiều mới dậy, đánh răng, rửa mặt cũng chẳng buồn làm.
8. Bạn cảm thấy thật tự hào vì cái gì mình cũng không biết làm nên chẳng ai nhờ vả gì mình cả.
9. Công việc, bài kiểm tra, sản phẩm… Tới hạn chót rồi bạn mới bắt đầu làm: nước ngập tới chân mới nhảy, nước chảy tới cổ mới bơi.
10. Bạn chẳng muốn làm gì cả và luôn ao ước một cuộc sông như mơ.
Đáp án:
Nếu trong 10 điều liệt kê trên có tới 8 đến 10 mục nói trúng tiếng lòng của bạn thì bạn đã trở thành một bệnh nhân vô cùng nặng, không biết còn liều thuốc nào chữa được không? Nếu 4 đến 7 điều miêu tả chính xác đó là dấu hiệu rõ rệt bạn chuẩn bị bước lên một đỉnh cao mới rồi. Còn từ một đến ba thì xin chúc mừng bạn bạn vừa là thành Viên mới trong gia đình lười biếng.
Theo www.ohay.tv
Ra Tết, học sinh vẫn còn... thèm chơi
Đã đi học trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán được vài ngày, nhưng đối với nhiều học sinh mầm non, phổ thông vẫn còn tinh thần uể oải, dư âm của nghỉ Tết chưa hết. Tại một số trường học, tình trạng học sinh đi học muộn, thiếu tinh thần học tập cũng khiến nhiều giáo viên vất vả để lấy lại nề nếp.
Sau Tết, cần tạo không khí vui vẻ, giúp học sinh ổn định trở lại sau kỳ nghỉ dài... Ảnh: Q.Anh
Nghỉ Tết vẫn chưa "đã"?
Ngày 21/2 (mùng 6 tháng Giêng), học sinh ở tất cả các bậc học ở Hà Nội đã trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sau 3 ngày đi học trở lại, những câu chuyện về ngày Tết, đi chơi hay các khoản "lì xì" vẫn là chủ đề được nhiều học sinh ở các cấp phổ thông quan tâm. Với bậc mầm non, ghi nhận tại một số trường cho thấy, trong các ngày 21 và 22/2, tình trạng học sinh vắng mặt tương đối nhiều, hiện tượng trẻ mè nheo không chịu vào lớp cũng khiến các giáo viên rất vất vả trong lúc đón trẻ.
Ở bậc học phổ thông, nhất là Tiểu học, dường như nghỉ Tết vẫn còn trong tâm trí của học sinh lẫn phụ huynh, cá biệt một số phụ huynh cho con về quê vẫn cố nán lại 1 - 2 ngày và xin nghỉ học cho con. Hiện tượng học sinh không muốn trở lại trường, dậy muộn, đi học muộn cũng đã xảy ra. Đầu năm học, để ổn định nề nếp, nhiều trường cũng đã tăng cường các hoạt động, cử Sao đỏ túc trực ở khu vực cổng trường để ghi tên, nhắc nhở, phê bình những học sinh đi học muộn, nghỉ học.
Kỳ nghỉ Tết kéo dài, khiến nhiều phụ huynh cũng khá vất vả trong việc nhắc nhở con ngủ sớm, dậy sớm, thêm vào đó là ý thức tự học của các con có phần lơi là đi nhiều. Chị Trần Thanh Hương (ở Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội) có hai con học Tiểu học và THCS tâm sự: "Dịp Tết bây giờ kéo dài, nhưng giáo viên không giao bài tập làm thêm khiến các con quên mất cả chuyện học suốt gần 2 tuần nay. Chuyện sau Tết tôi không lo lắm về học hành của con mà lo các con dùng tiền mừng tuổi không đúng dẫn đến mua các đồ chơi bạo lực, quà bánh mất an toàn vệ sinh... Tôi thấy khá nhiều cháu cầm cả vài trăm nghìn đồng khi đi học, mua đủ các thứ ngoài cổng trường và vào chia cho các bạn trong lớp".
Nói về chuyện dạy và học đầu năm mới, cô Hương Giang, giáo viên Tiểu học ở quận Thanh Xuân : "Bước vào kỳ nghỉ, nhiều gia đình hoàn toàn không cho con viết, làm các bài tập nào cả, nên các con sẽ mất dần ý thức tự giác, thậm chí quên kiến thức đã học.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên lo lắng vì các con sẽ ý thức trở lại sau một thời gian đi học ổn định. Vào ngày đầu đi học sau kỳ nghỉ, khoảng 15 - 20 phút đầu, hầu hết các giáo viên đều cho các con thoải mái vui vẻ có thể kể về kỳ nghỉ Tết của mình, các con rất hào hứng kể về chuyện Tết của mình.
Giáo viên gửi lời chúc Tết, nhắc nhở các con nghiêm túc học tập trở lại, nghe lời bố mẹ, thầy cô vì Tết đã kết thúc. Phụ huynh không nên ép con học quá nhiều trong những ngày đầu, cần nhắc nhở con ngủ và dậy đúng giờ để không ảnh hưởng tới sức khỏe, đi học muộn".
Không nên gây áp lực học tập sau Tết
Còn tại TPHCM, nơi học sinh có kỳ nghỉ Tết lên tới 16 ngày, hiện vẫn đang là thời gian nghỉ Tết. Theo thông báo của ngành GD&ĐT TPHCM, học sinh các bậc học ở thành phố sẽ nghỉ Tết đến hết ngày 23/2 (tức mùng 8 tháng Giêng). Tuy nhiên, ngày đi học lại vào mùng 9 sẽ trùng vào ngày cuối tuần nên bắt đầu từ thứ 2 (ngày 11 tháng Giêng), học sinh mới chính thức quay lại lớp. Không ít học sinh mầm non, phổ thông đều uể oải khi nghe đến cụm từ "sắp đi học".
Trong khi đó, đối với các trường học ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, thời điểm này lại có mối lo riêng mà hàng năm đều phải đối mặt, đó là tình trạng học sinh bỏ học sau Tết. Để ngăn học sinh không bỏ học, các giáo viên cũng đã phải đến từng nhà vận động gia đình, học sinh quay trở lại đi học sau nghỉ Tết.
Nhằm ổn định nề nếp trường học sau Tết, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Sở đã tổ chức các đoàn công tác đến một số trường để kiểm tra việc thực hiện nề nếp dạy học. Để đảm bảo không khí học tập trở lại bình thường, Sở đã yêu cầu phòng GD&ĐT các quận, huyện, nhà trường kiểm tra nề nếp trường, lớp ngay từ ngày đầu đi học trở lại (ngày 21/2), đồng thời khuyến khích các trường dành thêm thời gian tạo không khí vui vẻ, giúp học sinh ổn định trở lại sau thời gian nghỉ Tết.
Theo các giáo viên, thời điểm này, phụ huynh nên cố gắng tạo cho con nề nếp trong sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, đừng thức quá khuya. Ngoài ra, bố mẹ có thể sắp xếp lại bàn học của con, khuyến khích con đọc sách, kể chuyện trường lớp cho con nghe... Như vậy trẻ sẽ giảm "sốc" hơn là việc vào nề nếp đột ngột khi đến ngày đi học. Tết xong, cả người lớn lẫn trẻ em cũng uể oải, sao nhãng nhưng vài ba hôm là trẻ sẽ lấy lại tinh thần. Không nên tạo áp lực cho học sinh để "chạy đua" với chương trình. Riêng với học sinh lớp 9, lớp 12 sẽ cần tập trung hơn cho bài vở để chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Theo Giadinh.net
Trời rét: Phụ huynh có thể chủ động cho con nghỉ học, đi học muộn Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, nhiều địa phương ở miền Bắc cho phép các trường học được chủ động cho học sinh nghỉ học khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10 độ (cấp mầm non, tiểu học), dưới 7 độ (cấp THCS). Phụ huynh căn cứ vào bản tin thời tiết trên VTV để có thể tự cho con ở...