Trắc nghiệm độ lãng mạn trong tình yêu của bạn
Dù yêu nhau đã lâu nhưng mỗi lần nhìn sâu vào mắt nhau, bạn vẫn thấy thật đặc biệt thì rõ ràng mối quan hệ của hai người vẫn giữ được sự lãng mạn và ngọt ngào. Làm bài trắc nghiệm sau để kiểm nghiệm điều này bạn nhé
1. Việc hai người gần gũi về mặt thể xác (âu yếm, ôm ấp, ngồi gần bên nhau…) có tầm quan trọng như thế nào đối với bạn?
a. Không quá quan trọng – chúng tôi không cần thiết có sự đụng chạm.
b. Rất quan trọng. Tôi rất thích được ở gần anh ấy và thích cảm giác gắn kết khi chúng tôi nắm tay hay ôm chặt.
c. Cũng quan trọng đôi chút. Tôi thích gần gũi và cảm nhận sự gắn kết về thể chất nhưng cũng có những lúc tôi cần không gian riêng.
2. Hai bạn có kỷ niệm những ngày lễ đặc biệt như sinh nhật hay lễ tình nhân?
a. Có. Tôi luôn nghĩ ra cách để làm cho ngày đó thật đặc biệt.
b. Đôi khi nhưng một số dịp đối với chúng tôi cũng không quan trọng lắm.
c. Thi thoảng nhưng thường là không, cuộc sống đã quá hỗn độn rồi.
3. Bạn có thể cảm thấy mình và anh ấy sinh ra là để dành cho nhau?
a. Gần như vậy – chúng tôi rất hợp nhau nhưng vẫn có một số khác biệt khiến đôi khi xảy ra mâu thuẫn.
b. Không hẳn thế – đôi khi tôi vẫn tự hỏi liệu có thể tốt hơn với một ai khác.
c. Tuyệt đối như vậy, dường như chúng tôi là một đôi tri kỷ.
4. Cả hai bạn có cảm thấy thoải mái khi nhìn sâu vào mắt nhau?
a. Có, chúng tôi thích cảm giác thân thiết mà nó mang lại.
b. Gần như thế – không phải lúc nào chúng tôi cũng làm như vậy nhưng trong những tình huống nhạy cảm, nó giúp chúng tôi gắn kết.
c. Điều đó thật kỳ cục – đó không phải là điều mà chúng tôi làm thường xuyên.
5. Cảm xúc của bạn đối với anh ấy?
a. Chúng tôi cũng có những thời gian vui vẻ nhưng tôi chưa cảm thấy một tình cảm sâu đậm với anh ấy.
b. Gần như ngày nào tôi cũng cảm nhận một tình yêu nồng nàn và sâu sắc đối với chàng.
c. Tôi cũng thường thấy yêu thương anh ấy nhưng cũng có những lúc đó chỉ là cảm giác của sự quen thuộc.
6. Bạn có cảm thấy mình được yêu?
Video đang HOT
a. Có, tôi tự tin anh ấy rất yêu thương và ngưỡng mộ mình.
b. Không phải lúc nào tôi cũng chắc rằng anh ấy yêu thương tôi.
c. Tôi biết anh ấy yêu tôi nhưng nó là sự quen thuộc hơn là cuồng nhiệt.
7. Cảm giác của bạn về anh ấy bây giờ so với lúc hai người mới cưới hay mới yêu nhau?
a. Vẫn như thế, thậm chí còn tốt hơn.
b. Bớt yêu đi một chút.
c. Bớt yêu đi rất nhiều.
1 2 3 4 5 6 7
a 1 5 3 5 1 5 5
b 5 3 1 3 5 1 3
c 3 1 5 1 3 3 1
7-14 điểm: Sự lãng mạn không còn là ưu tiên hàng đầu đối với bạn. Có thể bạn không thoải mái với những kiểu biểu lộ tình cảm công khai hoặc bạn không còn cảm thấy say mê người đó nữa.
Nếu đã lâu rồi các bạn không còn thực sự mê đắm vì nhau, hãy nghĩ đến một buổi hẹn hò ngoài trời hay một chuyến đi nghỉ cuối tuần, nghe bản nhạc yêu thích, chúc nhau một cốc rượu hay cho nhau vài cử chỉ âu yếm. Hãy sử dụng mọi giác quan của mình để gắn kết với người ấy. Và nhớ rằng, sự lãng mạn không phải là một kỹ năng, một năng khiếu của riêng ai đó và mối quan hệ nào cũng có thể ngọt ngào hơn và mạnh mẽ hơn.
15-27 điểm: Như với hầu hết các đôi, sự lãng mạn sẽ luôn dao động. Đôi khi bạn trào lên một cảm giác mãnh liệt và sâu sắc, đôi khi bạn lại bằng lòng để nó trôi đi từ từ. Nhưng nếu bạn luôn bổ sung sự lãng mạn cho mối quan hệ của mình, bạn sẽ làm nó bền chặt thêm nữa.
Những thứ nhỏ nhặt hằng ngày cũng có thể gia tăng mức độ lãng mạn: Đụng chạm nhau thường xuyên, nhìn vào mắt nhau, hỏi thăm về nhau, cho “nửa kia” biết bạn hứng thú về những gì ở họ, dành mỗi ngày nửa tiếng chỉ để tập trung vào nhau… Và cách tốt nhất để thể hiện sự quan tâm là tìm cách chăm sóc nhau, để nói rằng: “Em quan tâm đến anh”, “anh yêu em”.
28-35 điểm: Tuần trăng mật đã qua từ lâu nhưng với bạn, nó vẫn như chưa bắt đầu. Cuộc tình của bạn có thể không hoàn hảo nhưng bạn nhận ra tầm quan trọng của việc chú ý và chia sẻ tình cảm cho nhau. Trong suốt cả quá trình yêu đương, bạn phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn và xung đột nhưng do cảm nhận và thể hiện tình cảm sâu đậm cho nhau nên luôn có một sợi dây bền chặt gắn kết hai người
Theo Muctim
Thực phẩm độc tràn lan
Trong khi tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nóng bỏng và gây bức xúc trong dư luận xã hội thì đội ngũ thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm hầu như không để lại một dấu ấn gì trên "mặt trận chống độc chất trong thực phẩm".
Lý do là lực lượng này quá mỏng về số lượng, quá yếu về chất lượng, chưa được đầu tư tương xứng với nhiệm vụ và tầm quan trọng.
8 triệu dân, chỉ có 4 thanh tra thực phẩm!
Đây là câu chuyện thực tế tại một trong những thành phố trung tâm, phát triển nhất cả nước - TP.HCM. Thế nhưng TP.HCM vẫn còn may mắn bởi con số 4 thanh tra là đã nhiếu nhất cả nước về số lượng. Ở các tỉnh thành khác, trung bình chỉ có ... 0,5 người làm công tác thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm (quản lý trung bình từ 1.000 đến 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cho khoảng từ 1 đến 5 triệu dân!)
TP.HCM đã được bổ sung thêm 26 thành viên vào lực lượng thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chỉ mới huấn luyện xong nghiệp vụ. Con số này vẫn quá khấp khểnh nếu nhìn ra thế giới: Riêng thủ đô Bangkok đã có 5.000 người, Nhật Bản có 33.000 thanh tra viên an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thanh tra thực phẩm vừa thiếu vừa yếu, mỗi tỉnh chỉ có 0,5 người làm công tác này!
Đứng trước thực trạng này, ngày 18/7/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức, quản lý, tranh tra và kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đến nay, cả 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thành lập xong Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trực thuộc sở Y tế tỉnh, từ đó công tác này sẽ được triển khai theo ngành dọc để đảm bảo đồng bộ.
Chi cục này ra đời nhằm đáp ứng kỳ vọng nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Song sau khi giải quyết xong các thủ tục để các chi cục ra đời chính thức thì một vấn đề mới lại nảy sinh. Đó là nhân lực, chế độ đãi ngộ, cơ chế hoạt động,...
Tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chủ trì, hầu hết các tỉnh đều "kêu" rằng nhân lực cho chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh hầu hết là kiêm nhiệm chứ không được tuyển mới những người có chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra thực phẩm.
Mặt khác, các tỉnh đều ngao ngán trước tình cảnh đã thành lập chi Cục rồi nhưng trụ sở làm việc riêng không có, toàn phải đi làm nhờ, việc tìm được người đứng ra đảm nhận chức danh Chi cục trưởng là không dễ vì không ai "mặn mà"!
63 tỉnh thành, 0 phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn
Kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là một vũ khí để quản lý chất lượng thực phẩm, song hiện tại vũ khí này của ngành Y tế còn chưa đủ mạnh.
Việc phát hiện đâu là thực phẩm vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trông chờ rất nhiều vào kết quả kiểm nghiệm của cơ quan chức năng. Nhưng thực tế, các cơ quan này năng lực lại còn quá yếu so với yêu cầu.
Tại Thanh Hoá có trên 10 nghìn cơ sở thực phẩm, nhưng mỗi năm mới chỉ giám sát, kiểm tra, kiểm nghiệm được 57% số cơ sở.
Kết quả kiểm nghiệm 2.516 mẫu thực phẩm tại tuyến huyện thì có tới 1.405 mẫu không đạt chỉ tiêu về vi sinh, hoá lý. Thực phẩm nhập khẩu chính ngạch vào VN được kiểm soát tốt hơn với số lô thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu giảm 31%. Còn các thực phẩm nhập lậu thì hầu như không kiểm soát nổi.
Không có phòng kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm nào trên cả nước đạt chuẩn
Kết quả khảo sát năng lực kiểm nghiệm của 63 trung tâm y tế dự phòng, do Cục ATVSTP thực hiện năm 2009 cho thấy, năng lực các phòng kiểm nghiệm còn quá yếu. Chỉ có một vài tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các chỉ tiêu cơ bản về dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố vi nấm, kim loại nặng, chất bảo quản.
Việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng của thực phẩm chỉ đạt 30%.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến năng lực kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá yếu là do trang thiết bị cho kiểm nghiệm còn quá thiếu, một số tỉnh còn thiếu cả các thiết bị cơ bản của phòng kiểm nghiệm là nồi hấp, cân, tủ ấm. Cho đến nay, chưa có phòng kiểm nghiệm nào của 63 địa phương trong cả nước được chứng nhận đạt chuẩn.
Năng lực thanh - kiểm tra, lấy mẫu của thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm cũng mắc rất nhiều lỗi như: Không có biên bản lấy mẫu, không niêm phong, không ký nhận của đại diện cơ sở, không ghi đầy đủ các thông tin về mẫu sản phẩm, lấy mẫu xong lại giao cho chủ cơ sở bảo quản và mang đi xét nghiệm, chỉ kiểm tra trên hồ sơ, không kiểm tra kho nên không phát hiện được nguyên liệu quá hạn.
Thậm chí, khi kiểm tra không quan tâm đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm đạt hay không đạt, mà chỉ quan tâm việc sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn chưa. Đáng nói hơn là tình trạng phát hiện mẫu không đạt và có nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.
Có thể lấy ví dụ: vụ nước uống đóng chai có nhiễm trực khuẩn mủ xanh được phát hiện ở Bến Tre, song cơ quan y tế cho rằng không nguy hại đến người nên đã không công bố kịp thời. Nguyên nhân là do năng lực các thanh tra viên còn quá hạn chế. Lại thêm trang thiết bị thiếu thốn nên hậu quả như trên là hoàn toàn có thể xảy ra.
Theo Vietnamnet