Trà Vinh giải ngân trên 100 tỷ đồng cho 5 chương trình tín dụng chính sách
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết, thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tính đến ngày 26/9, tỉnh Trà Vinh đã nhận được chỉ tiêu của Trung ương giao vốn thực hiện 5 chương trình tín dụng chính sách, với số vốn 257,5 tỷ đồng.
Gia đình anh Thạch Nhựt tại ấp Giồng Lức, xã Đa Lộc (Châu Thành, Trà Vinh) thoát nghèo nhờ được hỗ trợ 300m2 đất ở, vay vốn ưu đãi 50 triệu xây nhà và được hỗ trợ 1 con bò để tăng gia sản xuất, (ảnh tư liệu).
Kết quả, tỉnh đã giải ngân hơn 103,2 tỷ đồng, đạt trên 40% vốn được giao.
Cụ thể, thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, tỉnh được phân bổ 100 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã giải ngân cho 2.681 khách hàng 100% vốn phân bổ; với chính sách cho vay đối với học sinh, sinh viên để mua máy vi tính, thiết bị học tập trực tuyến và trang trải chi phí học tập, tỉnh được phân bổ 5 tỷ đồng, đã giải ngân gần 1,6 tỷ đồng.
Về chính sách cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội, tỉnh được phân bổ 100 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã giải ngân gần 700 triệu đồng.
Đối với chính sách cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tỉnh giải ngân 480 triệu đồng/2,5 tỷ vốn phân bổ; Chính sách cho vay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh được phân bổ 50 tỷ đồng và đã giải ngân 77 triệu đồng cho 3 khách hàng.
Video đang HOT
Theo ông Lê Văn Hẳn, chính sách cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân chậm tiến độ do hiện tỉnh đang có 2 dự án án nhà ở xã hội là Công ty Minh Anh và Công ty Hoàng Quân đang trong giai đoạn hoàn thiện các hạng mục và xin giá bán chưa được nên không kịp triển khai cho vay trong năm 2022. Còn chương trình cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập sau đại dịch COVID-19 thì mức cho vay thấp; trường hợp vay số tiền nhiều phải bảo đảm tiền vay nên các cơ sở giáo dục không có nhu cầu vay.
Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Trà Vinh đã chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh chủ động tổng hợp nhu cầu vay vốn tín dụng đối với 5 chính sách trên. Kết quả, giai đoạn 2022 – 2023, tổng nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách của tỉnh là 665 tỷ đồng; trong đó, năm 2022 là 307,5 tỷ đồng, năm 2023 là 357,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, thông qua Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 1.810 khách hàng, với tổng giá trị nợ 317 tỷ đồng; trong đó cơ cấu nợ gốc 276 tỷ đồng; cơ cấu nợ lãi 41 tỷ đồng. Đồng thời, miễn, giảm lãi cho gần 700 khách hàng với tổng giá trị nợ được miễn, giảm là 58 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Hẳn cho biết thêm, tỉnh Trà Vinh vừa được Thủ tướng Chính phủ thông báo dự kiến bố trí vốn cho 4 dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội với tổng số vốn 366 tỷ đồng, gồm: dự án kè chống sạt lở khu vực thị trấn Cầu Kè, dự kiến bố trí 100 tỷ đồng, dự án đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp hệ thống đê biển, kè biển trên địa bàn các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải, dự kiến bố trí 100 tỷ đồng; dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm Y tế thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 131 tỷ đồng và dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 98 Trạm y tế tuyến xã, tỉnh Trà Vinh 35 tỷ đồng.
Ninh Bình: Trên 547.870 lượt hộ nghèo được vay vốn chính sách
Ngày 19/9, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình giải ngân vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã Gia Lâm (ảnh tư liệu).
Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình Phạm Đức Cường cho biết, sau 20 năm hoạt động, mô hình tổ chức của Ngân hàng Chính sách xã hội tại tỉnh Ninh Bình được quan tâm hoàn thiện phù hợp với thực tiễn và hiệu quả, huy động được sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động tín dụng chính sách.
Hiện tổng số thành viên Ban đại diện HĐQT các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 235 thành viên; trong đó, cấp tỉnh 12 thành viên, cấp huyện 223 thành viên, trông số này có 143 thành viên là chủ tịch UBND cấp xã. 4 tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham gia quản lý gần 3.140 tỷ đồng.
Qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đã giải ngân cho 547.871 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với doanh số cho vay đạt trên 9.840 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt trên 6.800 tỷ đồng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội phần lớn tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chú trọng ưu tiên, tập trung vốn cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Những kết quả đạt được thể hiện vai trò của tín dụng chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đặc biệt quan trọng, góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo, có tính nhân văn sâu sắc.
Từ nay đến năm 2030, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp; dư nợ tăng bình quân hàng năm từ 8%; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%...
Để thực hiện các mục tiêu chủ yếu kể trên, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục thực hiện các văn bản của Trung ương về phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí ngân sách UBND các cấp ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn; chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, chất lượng các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo vốn tín dụng chính sách được chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả vốn vay đúng hạn.
Ban đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động của điểm giao dịch xã, xem đây là hình ảnh và là thương hiệu đặc trưng riêng có của Ngân hàng Chính sách xã hội...
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam Nguyễn Thị Hằng đánh giá cao những kết quả đạt được Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các công việc được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ thác bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng, giúp người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả cải thiện đời sống và có nguồn vốn trả nợ ngân hàng.
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Ninh Bình cần chú trọng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ tín dụng; không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo thuận lợi nhất để người nghèo tiếp cận tín dụng chính sách xã hội.
Với việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong đó có giải pháp về tín dụng chính sách xã hội theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian tới tỉnh Ninh Bình sẽ hiện thực hó chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 25 cá nhân đã có thành tích xuất sắc qua 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tại lễ tổng kết, UBND tỉnh Ninh Bình đã phát động tháng "Gửi tiết kiệm chung tay vì người nghèo" tại Ngân hàng Chính sách xã hội, thu hút được gần 700 tập thể, cá nhân tham gia gửi và đăng ký gửi tiền tiết kiệm với tổng số tiền gần 11 tỷ đồng.
Phát hiện bãi chôn lấp chất thải quy mô lớn ở Trà Vinh Ngày 9/9, lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện bãi chôn lấp chất thải với quy mô lớn tại nhà máy ở xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú. Số chất thải được phát hiện chôn lấp trái phép trong khuôn viên nhà máy xử lý chất thải nguy hại của Công ty. Ảnh: TTXVN phát...