Trà thảo dược không nên uống sau bữa ăn
Có nhiều loại trà quảng cáo trị đủ thứ bệnh từ viêm gan, huyết áp, tim mạch… được nhiều người dùng uống hàng ngày. Tuy nhiên, đã có những vụ tai biến về trà thảo dược xảy ra.
Để trà thảo dược phát huy tác dụng, cần dùng điều độ, tránh uống thường xuyên một loại trà. Ảnh minh họa
Nhân trần không nên kết hợp với cam thảo
Nhân trần – cam thảo là 2 vị thuốc tốt, nhưng kết hợp với nhau sẽ không tốt vì cam thảo giữ nước, nhân trần lại giúp đào thải. Uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách còn bị tương tác thuốc, nhất là người tăng huyết áp.
Trà đắng giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, hạ cholesterol máu, trị tiểu đường, bệnh tim mạch, chữa cảm lạnh, đau nhức… Nhưng các chuyên gia dược xếp vào nhóm dược thảo có chứa chất gây hại cho gan, uống nhiều sẽ rối loạn cung cấp máu cho gan, dẫn đến sưng gan, vàng da, bụng có nước, chân phù, chậm nhịp tim, hạ huyết áp đột ngột… Thậm chí mất thăng bằng, tự ngã, tử vong vì suy gan cấp tính, suy giảm chức năng tình dục.
Các lương y, bác sĩ khuyến cáo: Không phải bất cứ loại trà thảo dược nào cũng an toàn. Nếu có bệnh dùng trà thảo dược sai, bệnh sẽ nặng hơn. Người không có bệnh, uống nhiều trà thảo dược có thể bị ngộ độc dược chất.
Mua trà cần có nguồn gốc rõ ràng, dùng đúng hướng dẫn sử dụng, xem kỹ xuất xứ, hạn sử dụng. Không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn (do khi trồng dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, nguồn nước ô nhiễm…) hoặc sơ chế không đảm bảo vệ sinh, sẽ hại cho sức khỏe.
Ai không nên uống trà thảo dược?
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, người có sức khỏe bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau quả như bí đao, rau má, rau đắng, mướp đắng (khổ qua)… Nhưng có những loại trà thảo dược như: Hoa sơn trà, hoa tam thất, hoàn ngọc, nha đam, lược vàng… có tính chất chữa bệnh, dùng thường xuyên thì tính vị ( nóng, lạnh, đắng, cay…) của thuốc sẽ làm cơ thể bị mất cân bằng.
Công dụng của các dược liệu có khác nhau, bào chế, liều dùng, cách dùng cũng tạo đặc trưng (như giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hóa, giảm mỡ máu, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hóa, kháng khuẩn tiêu viêm…). Có loại trà thảo dược hợp với người này, nhưng không hợp với người kia.
Người vừa phẫu thuật hoặc đang dùng thuốc, người bị rối loạn chức năng thận, bệnh tim, viêm loét dạ dày và các vấn đề tâm lý, trẻ nhỏ cơ thể còn non nớt không nên uống trà thảo dược.
Người có bệnh tăng nhãn áp, thiếu máu, bệnh gan các bác sĩ khuyên nên tránh uống trà. Người yếu nếu uống trà thảo dược với tính hàn và vị đắng sẽ làm tổn hại đến dương khí và tì vị, dẫn đến nhiều căn bệnh khác.
Đặc biệt, các bà bầu muốn uống trà phải có ý kiến của bác sĩ, bởi các loại thảo mộc khi pha thành trà, cô đặc và uống quá nhiều sẽ không tốt tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số loại trà có thể vô tình gây kích thích tử cung, co thắt dạ con (như với trà hoa cúc, thìa là, trà sả, ma hoàng, rễ cam thảo, lá mâm xôi, hoa hồi, cây ngải đắng, cây hương thảo…).
Nếu không có bệnh lý về gan, không có y lệnh thì bà bầu tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo (kẻo cơ thể thải nhiều nước và dinh dưỡng sẽ khiến thai bị suy dinh dưỡng, sinh non hoặc thiếu cân, chết lưu…).
Phụ nữ mới sinh con không uống nhiều trà thảo dược vì dễ có nguy cơ hậu sản. Người mẹ uống nhiều có thể dẫn đến bị mất sữa hoặc ít sữa.
Phụ nữ kỳ kinh nguyệt mất rất nhiều máu, thiếu chất sắt, nếu uống trà thảo dược tính hàn vào càng hại cho dạ dày, còn gây chóng mặt, đau bụng.
Trà thảo dược là dược liệu, vì vậy không thể uống nhiều một lúc, càng không thể dùng lâu. Hầu hết trà thảo dược lợi tiểu, do đó không nên uống trước khi đi ngủ, khi đói (nhất là khi vừa ngủ dậy vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa). Không nên uống trà thảo dược ngay sau bữa ăn vì chất tanin sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng, khó tiêu… Không nên uống trà để qua đêm. Cũng không ngâm tr thảo dược trong ấm trước lúc đi ngủ để sáng hôm sau dậy uống, vì không khoa học và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo VNE
Trà - một loại thuốc tiên
Trà có thể được xem là loại thuốc tiên trong việc giảm cân, ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính và trợ giúp sức khỏe tâm thần.
Khảo sát mới cho thấy việc uống trà xanh thường xuyên có thể kéo giảm bình quân 1,3 kg thể trọng trong vòng 12 tuần trong khi người dùng vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường.
Giảm cân, ngừa bệnh tim mạch, ung thư
Nhiều công trình khoa học được công bố trên 12 bài báo của Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ (AJCN) số ra mới đây cho thấy trà có thể được xem là loại thuốc tiên trong việc giảm cân, ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính và trợ giúp sức khỏe tâm thần.
TS Jeffrey Blumberg đã tổng hợp nghiên cứu của các chuyên gia từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ, ĐH California và một số cơ sở nghiên cứu khác tại Mỹ và Anh, trong đó khảo sát và giải thích một số tác dụng có ích của thức uống phổ biến này.
Là biên tập viên của AJCN, ông Blumberg nhìn nhận rằng đây là các nhà khoa học thuộc lớp chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên thế giới, đã đóng góp những công trình độc đáo và sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu về mối liên hệ giữa trà với sức khỏe.
Theo trang tin MNT, các nhà khoa học khảo sát thành phần tự nhiên trong trà như polyphenol - được họ ghi nhận giúp tăng cường sự tiêu hao năng lượng và ôxy hóa chất béo, làm giảm cân và duy trì thể trọng bình thường. Khảo sát mới đã cho thấy việc uống trà xanh thường xuyên có thể kéo giảm bình quân 1,3 kg thể trọng trong vòng 12 tuần trong khi người dùng vẫn giữ chế độ ăn uống bình thường.
Nhiều nghiên cứu mới ghi nhận thêm lợi ích về thể chất và tinh thần của việc dùng trà Ảnh:ATTIC
Trà giúp giảm chỉ số thể hình (BMI) và số đo vòng bụng, giảm mỡ trong cơ thể và giúp tăng cường sự đốt cháy năng lượng tương đương 100 calo trong 24 giờ.
Về tác dụng ngừa ung thư, một nhóm nghiên cứu phát hiện rằng sau 1 năm, bệnh ung thư tuyến tiền liệt phát triển ở 9% người được bổ sung trà, trong khi tỉ lệ này là 30% ở nhóm dùng giả dược để đối chiếu. Một số công trình khác ghi nhận khả năng bảo vệ cơ thể của trà trước các dạng ung thư ở đường tiêu hóa, phổi, vú và da.
Nghiên cứu của TS Claudio Ferri tại Ý cho thấy trà đen làm hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, trung hòa các tác dụng tiêu cực trên mạch máu và áp lực máu của các bữa ăn nhiều mỡ. Ông Ferri nhận định: "Nghiên cứu của chúng tôi được xây dựng trên những công trình trước đây, cho thấy rõ việc uống một tách trà mỗi ngày có thể trợ giúp chức năng lành mạnh của mạch máu và huyết áp. Những công trình đó nêu bật khả năng kéo giảm các tai biến như đột quỵ, cơn đau tim và bệnh tim mạch khác ở các tầng lớp dân cư".
Chắc xương, củng cố sức khỏe tâm thần
Lợi ích khác của polyphenol trong trà xanh được ghi nhận thêm là cải thiện chất lượng và độ chắc của xương, đặc biệt trước nguy cơ loãng xương. Số liệu cho thấy uống trà có thể kéo giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người trên 50 tuổi.
Một số nghiên cứu khác phát hiện rằng việc uống trà có thể giúp tăng cường sự chú ý và khiến chúng ta tập trung vào công việc dễ dàng hơn. Một nhóm người tình nguyện dùng 2-3 tách trà trong 90 phút và kết quả cho thấy họ thực hiện công việc thử nghiệm với độ chính xác, sự chú ý cao hơn cũng như cảm thấy tỉnh táo hơn so với nhóm người dùng thức uống giả trà để đối chiếu.
Các nhà khoa học ghi nhận rằng axít amin theanine và caffeine trong trà có thể mang lợi ích về tâm thần cho người dùng như trợ giúp sự chú ý, khiến tâm trạng sảng khoái và tăng thêm thành tích trong công việc.
Trà được xem là thức uống phổ biến thứ nhì, chỉ sau nước. Theo Hiệp hội Trà Mỹ, khoảng 158 triệu người uống trà ở nước này, gồm cả trà nóng và trà đá. Tại Anh, trung bình có khoảng 156 triệu tách trà được uống mỗi ngày. TS Blumberg cho biết: "Con người đã uống trà cách nay 5.000 năm, từ thời đồ đá. Những nghiên cứu hiện đại cung cấp thêm bằng chứng cho thấy thưởng thức thứ nước uống có từ thời cổ đại này thực sự có lợi cho sức khỏe".
Theo VNE
Trà thảo dược trị dứt điểm cảm lạnh cho mùa đông Các triệu chứng cảm lạnh khó chịu sẽ bị đẩy lùi ngay tức thì đấy! Lưu ý! - Đinh hương, mật ong và dầu dừa đều có đặc tính chống virus, chống vi khuẩn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra. - Trà có thể sử dụng hàng ngày. - Đừng...