Tra tấn người viết phần mềm đánh bạc, 3 bị cáo lĩnh 58 năm tù
Trong gần 4 tháng tra tấn anh Fang, ba bị cáo đã nhổ 14 chiếc răng và nhiều lần dùng dao rạch bàn chân, lấy búa đánh gãy xương nạn nhân, gây 36 vết thương nghiêm trọng, tổn hại 88% sức khỏe.
Sáng 17/8, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo: Vương Văn Kiệm (SN 1991, ở TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), Phạm Văn Huấn (SN 1990, ở TP Hải Dương) và Lý Văn Hoàng (SN 1991, ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) về tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Trước khi gây ra vụ án này, Kiệm đã có 2 tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” và “Đánh bạc”. Huấn cũng có nhiều tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, “Mua bán người” và 2 lần bị phạt hành chính do liên quan đến ma túy và đánh bạc.
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, Kiệm, Huấn và Hoàng nhận chỉ đạo từ đối tượng Hoàng Thanh Sơn (SN 1977 ở Hà Nội, đang bỏ trốn) để tra tấn, ép anh Fang (người nước ngoài) phải viết phần mềm đánh bạc online.
Ba bị cáo (từ trái qua): Kiệm, Huấn và Hoàng tại phiên tòa.
Anh Fang là người hoạt động trong lĩnh vực viết phần mềm trò chơi. Do khó khăn nên nhập cảnh vào Việt Nam để tìm đối tác phát triển thị trường. Khi quen anh Fang, Sơn đã thuê anh này viết trò chơi online và hứa chia 20% lợi nhuận, nhưng vẫn chưa có phần mềm nào hoạt động.
Tháng 3/2022, Sơn chỉ đạo Kiệm và Huấn bắt anh Fang đưa về nhốt tại một chung cư ở huyện Thanh Oai (Hà Nội). Hằng ngày, Kiệm và Huấn đánh đập, ép anh Fang viết phần mềm đánh bạc. Hoàng được thuê nấu cơm cho anh Fang và cũng tham gia tra tấn anh Fang.
Video đang HOT
Nhóm bị cáo chuẩn bị kìm, búa đinh, dao, máy khoan, dùi cui điện để đánh đập anh Fang. Trong gần 4 tháng tra tấn nạn nhân, nhóm bị cáo đã nhổ 14 chiếc răng của anh Fang và nhiều lần dùng dao rạch bàn chân, lấy búa đánh gãy xương nạn nhân…
Sau khi giải cứu anh Fang vào tháng 7/2022, cơ quan công an tiến hành giám định thương tật và xác đinh, nạn nhân bị 36 vết thương nghiêm trọng, tổn hại 88% sức khỏe.
Trong thời gian giam giữ, tra tấn anh Fang, nhóm bị cáo không cho nạn nhân ăn uống đồ có nhiều dinh dưỡng, mà chỉ cung cấp cơm và đậu phụ. Mỗi khi tra tấn, chúng bịt mồm nạn nhân và bật loa công suất lớn để át đi tiếng la hét, kêu khóc…
Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như trên và tỏ thái độ ăn năn, hối hận về những hành vi đã gây ra cho nạn nhân. Khi luận tội các bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo có tính chất côn đồ, man rợ, mất nhân tính nên cần áp dụng hình nghiêm khắc mới tương xứng với hành vi các bị cáo đã gây ra.
Hội đồng xét xử khẳng định, các bị cáo nhiều lần thực hiện hành vi đánh đập gây thương tích, giam giữ nạn nhân trong thời gian dài đã gây phẫn nộ trong nhân dân. Hành vi của các bị cáo không chỉ coi thường pháp luật mà còn trực tiếp xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người khác được pháp luật bảo vệ.
Sau khi phân tích, đánh giá hành vi phạm tội của từng bị cáo cũng như áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Kiệm 24 năm tù, bị cáo Huấn 22 năm tù và bị cáo Hoàng 12 năm tù cùng về hai tội danh “Cố ý gây thương tích” và “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Hội đồng xét xử nhận thấy, bị hại trong vụ án là anh Fang bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, chưa thể xác định được thiệt hại nên dành cho anh Fang quyền khởi kiện dân sự trong một vụ án khác, yêu cầu các bị cáo bồi thường theo quy định của pháp luật
Cựu Phó Cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội bị đề nghị từ 9 đến 10 năm tù
Đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hùng mức án từ 9-10 năm tù về tội nhận hối lộ.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Trần Hùng phải nộp ngân sách Nhà nước số tiền 300 triệu đồng đã nhận hối lộ.
Sau hai ngày TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Hùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương) về tội "Nhận hối lộ" cùng các bị cáo khác bị truy tố về các tội: "Môi giới hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Sản xuất, buôn bán hàng giả", sáng 21/7, đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội các bị cáo và nêu quan điểm giải quyết vụ án.
Theo đại diện Viện kiểm sát, Tổ 304 có quyền hạn giúp việc cho Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường. Tổ trưởng 304 là đại diện của Tổng cục trưởng.
Bị cáo Trần Hùng tại phiên tòa.
Ngày 10/7/2020, sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện kho sách giả, bị cáo Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) đã liên hệ với bị cáo Trần Hùng, khi đó là Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường nhờ bỏ qua vụ việc. Ngày 14/7, bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do, được bị cáo Thuận nhờ đưa số tiền hối lộ 300 triệu đồng cho bị cáo Trần Hùng) đã cầm tiền đến phòng làm việc của bị cáo Trần Hùng với mục đích xin bỏ qua vụ việc.
Khoảng 11h30' ngày 14/7, bị cáo Hải cầm túi nylon đựng số tiền 300 triệu đồng đến phòng làm việc đưa cho bị cáo Trần Hùng. Tại đây, bị cáo Hải gọi điện cho bị cáo Thuận thông tin, đang ở phòng làm việc của bị cáo Trần Hùng.
Bị cáo Nguyễn Duy Hải tại phiên tòa.
Chiều cùng ngày, bị cáo Hải mang tiền đưa cho bị cáo Trần Hùng. Sau đó, bị cáo Trần Hùng gọi điện nói với bị cáo Lê Việt Phương, khi đó là Phó Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 17 nói, tạo điều kiện giúp đỡ Thuận theo hướng xử lý hành chính.
Đại diện Viện kiểm sát khẳng định, mặc dù bị cáo Trần Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ, nhưng căn cứ kết quả thực nghiệm và các tài liệu liên quan đến vụ án, có đủ cơ sở khẳng định, bị cáo Trần Hùng phải chịu trách nhiệm về hành vi nhận hối lộ số tiền 300 triệu đồng. Đại diện Viện kiểm sát đánh giá, hành vi bị cáo Trần Hùng và các bị cáo khác trong vụ án là rất nghiêm trọng cho xã hội.
Bị cáo Cao Thị Minh Thuận (giữa) tại phiên tòa.
Sau khi phân tích, đánh giá hành vi của từng bị cáo, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Hùng mức án từ 9-10 năm tù về tội "Nhận hối lộ". Về trách nhiệm dân sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Hùng phải nộp ngân sách Nhà nước số tiền 300 triệu đồng đã nhận hối lộ.
Bị cáo Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) bị đề nghị mức án 1 năm 11 tháng tù về tội "Môi giới hối lộ". Mức án đề nghị bằng thời hạn tạm giam nên đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử trả tự do cho bị cáo Hải ngay sau khi tuyên án.
Bị cáo Cao Thị Minh Thuận bị đề nghị mức án từ 11 - 12 năm tù về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả".
Bị cáo Lê Việt Phương (cựu Phó Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 17) bị đề nghị mức án từ 30 - 36 tháng tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị cáo khác tùy theo mức độ phạm tội mà bị đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án tương xứng với hành vi.
Khai thác hàng trăm chuyến tàu cát, vợ chồng và con gái cùng lĩnh án Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã thu giữ sổ chấm công của các bị cáo, trong đó thể hiện, họ đã khai thác hàng trăm chuyến tàu cát, trị giá nhiều tỷ đồng. Ngày 5/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án vi phạm quy định về khai thác tài nguyên. Bị...