Trả nợ 12 tỷ USD, Chính phủ tính vay thêm 20 tỷ
Chính phủ dự kiến vay thêm 20 tỷ USD để trả nợ và chi tiêu, trong đó 15 tỷ USD sẽ vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC…
Theo phương án vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt, dự kiến dành 273.300 tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ USD) để trả nợ năm nay.
Ảnh minh họa
Các khoản nợ phải trả bao gồm: trả trực tiếp đã bố trí trong dự toán ngân sách năm (154.000 tỷ đồng), trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại (24.000 tỷ), đảo nợ (95.000 tỷ).
Cũng trong năm nay, Chính phủ có kế hoạch vay 452.000 tỷ đồng, tương đương hơn 20 tỷ USD.
Trong đó, vay để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng; phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư là 60.000 tỷ đồng; vay ODA, ưu đãi để cho vay lại là 43.000 tỷ đồng…
Về nguồn huy động vốn, dự kiến khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ, vay từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và SCIC là 336.000 tỷ đồng (khoảng 15 tỷ USD).
Vay nước ngoài từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi 99.000 tỷ đồng, trong đó, 43.000 tỷ đồng cho vay lại và 56.000 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách.
Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính theo dõi, xem xét điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc tế để linh hoạt thực hiện huy động 17.000 tỷ đồng thông qua các hình thức khác như: Phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước, phát hành trái phiếu quốc tế.
Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 396.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 321.200 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2015 (không kể thu tiền sử dụng đất thì tăng 10%).
Video đang HOT
Chi ngân sách nhà nước 5 tháng đạt 466.300 tỷ đồng, tăng thêm 4,7% so cùng kỳ năm 2015. Như vậy trong 5 tháng đầu năm, ngân sách đã bội chi hơn 70.000 tỷ đồng.
1 tháng bội chi ngân sách tăng 12.800 tỷ đồng
Theo TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu ngân sách ở Việt Nam. Tình trạng này thể hiện rõ nét ở cấp ngân sách địa phương – nơi được phân cấp một nửa ngân sách quốc gia – nhưng tính kỷ cương, kỷ luật tài khóa hết sức lỏng lẻo và có nhiều bất cập.
Xét theo cơ cấu chi tiêu, tỷ lệ chi thường xuyên đã lên đến 80% tổng chi ngân sách, phần còn lại chưa tới 20% dành cho đầu tư phát triển, chưa kể chi trả nợ. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” như vậy là hết sức rủi ro” – TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.
Thái An (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Chuyện lạ vùng quê, bi hài cảnh chủ nợ...phải bán nhà để trả nợ
Từ một chủ nợ, bỗng nhiên ông Đức phải vay tiền để trả nợ thay cho con nợ với quyết tâm lấy lại tài sản của bên vay. Song, ông không ngờ, tài sản đã được thi hành án giao cho ông thì bị con nợ chiếm.
Nhiêu khê cảnh đi đòi... nợ
Theo đơn phản ánh gửi đến báo Người Đưa Tin, ông Huỳnh Trí Đức (SN 1952, ngụ ấp Thân Bình, xã Tân Long, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) trình bày: "Vào tháng 4/2001, ông Đức có cho bà Lê Ngọc Thảo (ngụ ấp 1B, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít) mượn 24,5 triệu đồng. Đến hạn, bà Thảo không trả nên ông Đức phát đơn khởi kiện. Sau nhiều lần TAND huyện Mang Thít hòa giải bất thành, đến ngày 27/8/2001, vụ án dân sự được đưa ra xét xử và Tòa buộc bà Thảo phải hoàn trả lại số tiền mượn nêu trên cho ông Đức. Nếu không trả, bà Thảo phải chịu lãi suất quá hạn của ngân hàng và bản án có hiệu lực phấp luật.
Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua vẫn không thi hành được, ông Đức tiếp tục gửi đến khiếu nại thì được Chi cục Thi hành án của huyện Mang Thít tiến hành kê biên căn nhà cấp 4 cùng vật dụng trong nhà của bà Thảo và sau đó cơ quan này ngưng thi hành án với lý do bà Thảo không có tài sản thi hành án.
Ông Huỳnh Trí Đức cho biết đã nhiều năm đi đòi lại đất được thi hành án nhưng bà Thảo vẫn cố tình tái chiếm đất trái phép. Ảnh Thanh Lâm.
Bức xúc, ông Đức tiếp tục làm đơn khiếu nại thì Chi cục thi hành án huyện Mang Thít yêu cầu ông đại diện cho 9 hộ dân và thay bà Thảo trả nợ cho 9 hộ dân này với số tiền 139.320.000đ (9 hộ này đều là chủ nợ của bà Thảo - PV) để cưỡng chế 1 lần, giao tài sản 1 lần cho xong. Sau đó, 9 hộ dân đồng ý làm giấy ủy quyền cho ông Đức được quyền đứng ra nhận tài sản của bà Thảo. Ngày 4/1/2010, Chi cục thi hành án dân sự huyện tiến hành cưỡng chế 5 thửa đất lúa gần 7.000 m2 giao cho ông Đức và ông Đức mua trụ đá cắm cọc phân ranh.
Cũng theo ông Đức, tại thời điểm này lúa đang trổ bông, bà Thảo xin để thu hoạch rồi sẽ giao đất. Sau đó, Chi cục thi hành án mời ông Đức đến cơ quan thông báo đóng 3% tiền thi hành án, tiền đo đạc, tiền thuế thu nhập,... tổng cộng là 10 triệu đồng, đồng thời sẽ làm thủ tục sang tên chủ quyền đất. Tưởng nộp 10 triệu là xong, nào ngờ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị bà Thảo cắm ở ngân hàng 20 triệu đồng (chưa tính lãi) nên không thể làm thủ tục sang tên được.
Văn bản số 14/CV-THA của Chi cục thi hành án dân sự huyện Mang Thít về việc trả lời đơn ông Huỳnh Trí Đức. Ảnh Thanh Lâm.
"Phóng lau thì phải theo lau", ông Đức buộc phải vay 26 triệu đồng để trả ngân hàng thay cho bà Thảo. Lấy được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng nhưng ông Đức vẫn không thể làm thủ tục sang tên. Bởi còn một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác cũng được bà Thảo đang cầm cố ở tiệm cầm đồ với tiền gốc lãi hơn 24 triệu đồng. Lần này, đại diện Chi cục thi hành án huyện cùng ông Đức đến cửa hiệu cầm đồ của bà Trần Thị Yến Oanh (TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) lập biên bản lấy lại Giấy chủ quyền đất và khi bán được đất thì ông Đức sẽ trả lại tiền cho bà Oanh.
Từ chủ nợ biến... thành "con nợ"
Có đủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Cơ quan thi hành án giới thiệu cho ông Đức làm thủ tục sang tên. Đến ngày 7/12/2010, ông Đức được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5 thửa đất nói trên. Vì lẽ đó, 9 hộ dân mà ông Đức đại diện liền kéo đến nhà vây nợ, đòi tiền và ông tiếp tục đứng ra chi trả cho họ với số tiền 139.320.000đ. Cho đến lúc ông Đức đến nhận đất thì tá hỏa phát hiện các trụ đá cắm cọc phân ranh đã bị gia đình bà Thảo nhổ bỏ, nhất quyết không giao đất và tranh cãi xảy. Lập tức, ông Đức làm đơn gửi đến các ngành chức năng địa phương nhờ can thiệp.
Quyết định số 03/QĐ-THA của Chi cục thi hành án huyện Mang Thít Quyết định sử đổi, bổ sung quyết định giao tài sản cho người được thi hành án. Ảnh Thanh Lâm.
Ngày 13/1/2015, Chi cục thi hành án dân sự huyện Mang Thít mới phát ra văn bản số 14/CV-THA về việc trả lời đơn ông Huỳnh Trí Đức với nội dung: Theo các Bản án và Quyết định thi hành án mà bà Lê Ngọc Thảo phải thi hành án trả cho nhiều người trong đó có ông Đức với tổng số tiền 132.629.118đ và lãi suất theo quy định. Sau đó Chi cục thi hành án dân sự đã tiến hành kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản theo pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004.
Đến ngày 16/5/2008, Chi cục thi hành án dân sự đã bán đấu giá lần 3 với số tiền là 139.132.000đ và thông báo cho tất cả những người được thi hành án biết có quyền nhận tài sản trừ vào tiền thi hành án nhưng không có ai đồng ý nhận vẫn không thực hiện. Vì vậy, Chi cục thi hành án dân sự mới tiến hành trả đơn yêu cầu thi hành án. Nhưng sau đó, ông Đức và những người được thi hành án khiếu nại, có văn bản đồng ý nhận tài sản và ông Đức là người đại diện nhận.
Ngày 4/1/2010, Chi cục thi hành án dân sự huyện Mang Thít tiến hành giao tài sản cho người được thi hành án nhận tài sản là 6.880 m2 đất (có giá trị 139.132.000đ). Chi cục thi hành án dân sự có thông báo cho người nhận tài sản là ông Đức và nộp tiền để thanh toán các khoản chi phí là đúng quy định pháp luật...
Ông Lê Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục thi hành huyện Mang Thít (tỉnh Vĩnh Long) trao đổi với PV Người Đưa Tin.Ảnh Thanh Lâm.
Chiều ngày 6/6, trả lời với PV Người Đưa Tin, ông Lê Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục thi hành án huyện Mang Thít, cho biết: "Kể tại thời điểm cưỡng chế Chi cục thi hành án cưỡng chế giao tài sản cho ông Đức (Biên bản giao tài sản ngày 7/1/2010 - PV), ông phải có trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định. Nếu có người khác tái chiếm phần đất này thì ông có thể liên hệ chính quyền địa phương để yêu cầu giải quyết. Chi cục thi hành án không có thẫm quyền giải quyết và cũng không thể tiếp tục cưỡng chế lần 2 giao cho ông".
"Dù đã cầm chắc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tay, tính đến nay đã hơn 6 năm trôi qua nhưng tôi vẫn không nhận được tài sản là phần đất thi hành án, bà Thảo vẫn ngang nhiên canh tác. Trong khi đó, số tiền mà tôi đứng ra vay mượn hàng trăm triệu đồng để làm thủ tục, trả nợ thay cho bà Thảo thì tôi phải đóng lãi triền miên khiến kinh tế kiệt quệ và đang đối diện với cảnh nợ nần chất chồng. Bỗng chốc tôi từ chủ nợ lại biến thành "con nợ"...", ông Đức bức xúc nói.
Vụ việc kéo dài hơn 6 năm đã khiến ông Huỳnh Trí Đức phải treo biển bán nhà. Ảnh Thanh Lâm.
Đến nay, ông Đức không còn khả năng trả lãi nên buộc phải treo biển bán nhà. Trong khi đó bà Thảo vẫn vô tư sử dụng phần đất đã được thi hành án một cách xem thường pháp luật, còn ngành chức năng thì... im lặng.
Xử lý hình sự nếu không chấp hành Chiều ngày 6/6, trao đổi với PV Người Đưa Tin, người phát ngôn chính quyền huyện Mang Thích, ông Phạm Phương Nam - Chánh Văn phòng UBND huyện, khẳng định: "Vụ việc sẽ được xử lý theo đúng quy định pháp luật. Trước mắt, chính quyền địa phương sẽ tiến hành xử lý vi phạm hành chính. Nếu bà Lê Ngọc Thảo (ngụ ấp 1B, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít) vẫn tiếp tục không chấp hành thì sẽ chuyển sang Cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý và đề nghị khởi tố về hành vi "Tái chiếm đất trái phép".
Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này.
Thanh Lâm
Theo_Người Đưa Tin
Lĩnh án chung thân, trả nợ gần 20 tỷ đồng Đó là bản án vừa được TAND tỉnh Phú Thọ tuyên đối với Nguyễn Văn Thuyết (38 tuổi), HKTT phố Cự Lộc, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Văn Thuyết tại phiên xét xử sơ thẩm Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, ngày 16-6-2014, Nguyễn Văn Thuyết, chủ cửa hàng...