Trả lời câu hỏi “sản phẩm hay truyền thông có trước”
Để trả lời câu hỏi “Sản phẩm có trước hay truyền thông có trước”, Shark Vương đưa ví dụ về 3 người đàn ông làm ô tô ở Việt Nam gồm ông Bùi Ngọc Huyên của Vinaxuki, ông Trần Bá Dương của THACO và ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup.
Tại sự kiện giao lưu “Quốc Gia Khởi Nghiệp : Kết Nối Vươn Xa” do VTV24 tổ chức chiều 12/10, có một câu hỏi khá thú vị được đặt ra với những người tham dự: Theo anh/chị, sản phẩm có trước hay truyền thông có trước?
Câu hỏi này cũng tương tự câu hỏi “con gà-quả trứng” nên khán giả đã bị chia làm hai phe, một bên nghĩ truyền thông phải đi trước khi sản phẩm ra đời còn một bên cho rằng sản phẩm có trước, truyền thông chỉ là yếu tố đi sau.
Không đắn đo nhiều, “cá mập” của Shark Tank Việt Nam mùa 1, Shark Trần Anh Vương chọn phe truyền thông. Lý giải cho sự lựa chọn của mình, Shark Vương lấy một ví dụ liên quan đến 3 người đàn ông làm ô tô ở Việt Nam, ông Bùi Ngọc Huyên của Vinaxuki, ông Trần Bá Dương của THACO và ông Phạm Nhật Vượng của Vingroup.
Nói về ông Huyên của Vinaxuki, Shark Vương đánh giá ông là người cực kỳ tâm huyết với lĩnh vực sản xuất ô tô, đã dồn hết tiền bạc vào khâu sản xuất để cho ra sản phẩm nhưng cuối cùng vẫn không thành công.
Với người thứ 2 là ông Trần Bá Dương của Trường Hải, người gần đây được xếp hạng là một số trong những tỷ phú Việt Nam với tài sản khoảng hơn 1 tỷ USD, “cá mập” mùa 1 đánh giá ông Dương không thật sự coi sản phẩm hay truyền thông quan trọng hơn.
“Giữa sản phẩm hay truyền thông, tôi nghĩ anh Dương nghiêng về mỗi bên 50-50″.
Trường hợp thú vị nhất là của người thứ ba làm xe hơi tại Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng. Shark Vương thừa nhận bây giờ đa số mọi người đều chưa ai biết xe VinFast thế nào, ngoài những người được sang Paris ngắm tận nơi, ngay cả bản thân anh cũng chưa biết hình dáng chiếc xe ra sao.
Video đang HOT
“Nhưng tôi cam đoan khi xe VinFast ra đời chắc chắn tôi sẽ mua bởi vì anh Vượng đã làm truyền thông trước”, Shark Vương nhấn mạnh.
“Tôi cam đoan chiếc xe bây giờ anh Vượng đang nói với chiếc xe khoảng 1 năm nữa chúng ta mua, 2 chiếc xe ấy sẽ khác nhau, chắc chắn khác nhau. Vì sao? Vì truyền thông sẽ mang lại những giá trị cho anh Vượng, tiếng nói khách hàng sẽ giúp anh ấy biết nên làm chiếc xe thế nào”.
Đồng ý với quan điểm của một khán giả bên “phe” sản phẩm, Shark Vương thừa nhận vẫn phải xây nhà máy, định hình sản phẩm là chiếc xe hơi trước nhưng ý kiến của khách hàng về chiếc xe sẽ quyết định sản phẩm cuối cùng ra đời thế nào. Đó là lý do truyền thông còn đi trước khi có sản phẩm.
“Đây là quan niệm của tôi. Tôi là doanh nhân nên tôi theo người giàu, tôi thấy anh Vượng giàu tôi nghĩ là anh ấy đúng, tôi thấy anh Dương giàu tôi nghĩ anh đúng thứ 2″, Shark Vương hài hước kết luận trong tiếng vỗ tay của những người tham gia chương trình.
Hồng Lam
Theo Trí Thức Trẻ
Báo Tây viết về dự án VinFast của ông Phạm Nhật Vượng
VinFast là dự án kinh doanh mới nhất của ông Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân Việt Nam trong vòng thế kỷ qua đã biến khoản vay 40.000 USD thành đế chế kinh doanh trị giá 10 tỷ USD.
Theo tờ CNBC, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, TP Hải Phòng, Việt Nam sẽ sớm hoàn thiện trở thành địa điểm đặt nhà máy ô tô mới nhất của thế giới trên diện tích 827 mẫu mang tên VinFast.
Theo CNBC, VinFast là dự án kinh doanh mới nhất của ông Phạm Nhật Vượng - một doanh nhân Việt Nam trong vòng thế kỷ qua đã biến khoản vay 40.000 USD thành đế chế kinh doanh trị giá 10 tỷ USD.
Tập đoàn Vingroup của ông hiện hoạt động trong hàng loạt lĩnh vực từ trung tâm mua sắm, căn hộ, khu nghỉ dưỡng, trường học trên khắp cả nước. VinFast đánh dấu bước tiến đầu tiên của họ vào lĩnh vực sản xuất. Thách thức lớn nhất của các dòng xe hơi VinFast là vượt qua bài kiểm tra vào tháng tới.
Sau đó, chỉ chưa đầy 1 năm nữa, người tiêu dùng Việt Nam đã có thể sở hữu một chiếc xe VinFast hoàn chỉnh.
Kế hoạch ban đầu là những mẫu xe VinFast sẽ chỉ tập trung vào thị trường Việt Nam. Với GDP tăng trưởng 6 - 7% hàng năm, doanh thu bán xe ô tô tại Việt Nam dự kiến tăng trong những năm tới. Dù vậy, với trung tâm sản xuất khổng lồ của VinFast, họ có thể đáp ứng gấp đôi kích thước thị trường nội địa hiện tại và thậm chí đang tìm cách xuất khẩu, mà đầu tiên là các quốc gia Đông Nam Á.
Jim DeLuca - CEO của VinFast chỉ cười khi được hỏi rằng liệu tham vọng của VinFast có mở rộng ra xa hơn nữa hay không. DeLuca đã dành hàng chục năm để làm việc cho GM tại Hàn Quốc và Trung Quốc trước khi nghỉ hưu vào năm 2016. Ông đã nhận được một cuộc gọi bất ngờ từ tập đoàn Vingroup trong năm qua, khiến ông buộc phải "bước ra khỏi vòng nghỉ hưu an toàn".
Có rất nhiều công ty ô tô thành công ở châu Á như Toyota, Nissan và Hyundai với mục tiêu đạt lợi thế tăng trưởng ở thị trường khổng lồ Trung Quốc. Tuy nhiên, Proton của Indonesia cho thấy khó khăn của họ khi khởi nghiệp từ con số không ở thị trường trong nước.
Chuyến thăm tới tổ hợp nhà máy sản suất VinFast cho thấy những yếu tố quan trọng của chiến lược mà công ty hy vọng sẽ cho phép họ trở thành một nhà sản xuất ô tô lớn. Vinfast hiện đang tăng tốc chóng mặt.
Dù đang là mùa mưa ở Hải Phòng và điều này có thể ảnh hưởng tới việc xây dựng nhưng các công nhân đều đang gấp rút hoàn thành tiến độ để ra đời sản phẩm chi tiết đầu tiên của VinFast: dòng SUV và Sedan thời điểm quý 2 của năm 2019 - tức là chỉ 2 năm sau khi nhà máy chính thức khởi công.
Điều này thật sự đáng kinh ngạc bởi ngay cả những nhà sản xuất ô tô thành công cũng phải mất 4 - 6 năm để đi từ bước thiết kế mẫu mã đến sản xuất một dây chuyền mới. DeLuca nói rằng: " Chúng tôi làm việc trong 24 tháng bằng những doanh nghiệp khác làm trong 60 tháng".
Để đạt được điều đó, VinFast có một danh sách đối tác dài và "chất lượng" gồm cả ABB, Bosch, Magna Steyr và Siemens. Họ cũng thuyết phục được BMW mua bản quyền cho 2 mẫu xe đầu tiên. Tuy nhiên, Dave Lyon - cựu lãnh đạo GM và hiện giờ là chủ tịch mảng thiết kế của VinFast khẳng định rằng các mẫu xe của công ty sẽ "không copy" của BMW.
Với kỳ vọng của ông Vượng, DeLuca đã đặt cả một đội ngũ làm việc trong mơ, những chuyên gia ô tô hàng đầu từ Mỹ, châu Âu, Australia và châu Á về VinFast để tìm ra cách phá vỡ ngành công nghiệp truyền thống, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất và tập trung vào chất lượng.
"Là thứ tốt nhất không có nghĩa phải là đắt nhất", theo Shaun Calvert - Phó chủ tịch sản xuất tại VinFast.
Có một điểm khiến bà Lê Thị Thu Thủy - Chủ tịch VinFast kiêm Phó chủ tịch Vingroup tự tin đó là kế hoạch năng lực sản xuất 250.000 xe hàng năm. Trên thực tế, con số này tương đương với 38 chiếc mỗi giờ, thấp hơn chuẩn toàn cầu và họ hiểu sẽ phải tiếp tục nỗ lực để tiến tới mốc 60 chiếc mỗi giờ.
Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể tìm ra nhu cầu thị trường không. Dân số Việt Nam đang tăng nhanh vào khoảng 93 triệu người, lớn hơn cả Hàn Quốc. Tuy nhiên, thị trường xe ô tô vẫn rất nhỏ, khoảng 300.000 xe một năm.
Cũng còn một chút băn khoăn về việc liệu thị trường có tăng trưởng đủ nhanh tương ứng với năng lực sản xuất của VinFast hay không. VinFast sẽ buộc phải chia sẻ thị trường cho các đối thủ cạnh tranh máu mặt, đặc biệt là Toyota, Hyundai.
"Vì vậy, nếu là VinFast, tôi sẽ hướng đến cả thị trường nội địa và xuất khẩu", Mike Dunne - một chuyên gia trong ngành ô tô nói.
Đó rõ ràng là yếu tố nằm trong kế hoạch của DeLuca. Nếu Vinfast có thể chứng minh bản thân, họ sẽ hương đến nhiều cơ hội hơn như châu Âu và thậm chí Mỹ. "Rõ ràng, tham vọng ở đó đang rất lớn".
Phương Linh
Theo Trí Thức Trẻ
Theo CNBC
'2 năm Nhà nước chỉ sửa được phòng chờ, tư nhân xây xong sân bay' Dẫn ra ví dụ trong ngành hàng không, CEO Vietjet Air đề nghị cần cởi bỏ cơ chế cho tư nhân phát triển, tham gia nhiều hơn, nhằm tăng tiến độ cũng như hiệu quả khai thác. Tại một diễn đàn kinh tế chiều 26/7, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc hãng hàng không tư nhân Vietjet Air, cho rằng có...