Trả lại vị thế cho cây ngô
Từ việc trồng cây rau màu, cấy lúa kém hiệu quả, hàng trăm hộ dân ở các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc… đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ngô, đặc biệt là việc đưa cây ngô biến đổi gen (BĐG) vào sản xuất
LTS: Ngô từng được coi là cây trồng chủ lực của nước ta, chỉ sau cây lúa, nhưng do hiệu quả thấp nên trong những năm gần đây, diện tích ngô đã giảm dần, trong khi nhu cầu trong nước lại tăng lên. Vì thế, Chính phủ đã đặt mục tiêu từ nay đến 2020 tiếp tục mở rộng diện tích ngô để đạt sản lượng 8,5 triệu tấn nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giảm nhập khẩu. Vậy làm thế nào để mở rộng diện tích ngô, đưa cây trồng này trở lại đúng vị thế?
Từ bỏ đất hoang đến thu nhập tăng 30%
Đến cánh đồng trũng bản Tà Làng Cao, thuộc xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La) mùa này, đâu đâu chúng tôi cũng thấy xanh biếc màu ngô. Thấy có khách đến thăm ruộng của bản, ông Phạm Long Vương – Bí thư chi bộ bản Tà Làng Cao cười bảo: “Các vụ trước chỉ cấy 1 vụ, còn lại bỏ đất hoang cho cỏ mọc thả trâu bò. Từ vụ này được nhà nước hỗ trợ đưa giống ngô BĐG vào trồng, làm nhàn hạ mà bắp to, nhiều hạt nên dân bản vui lắm”.
Anh Mùi Văn Phúc đang kiểm tra chất lượng ngô tại ruộng của gia đình trước khi thu hoạch ở bản Tà Làng Cao, xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Trần Quang
Trong 4 năm gần đây (2011-2014), diện tích ngô toàn quốc tăng liên tục. Từ năm 2011-2014, diện tích ngô tăng 56.200ha, diện tích tăng chủ yếu tại vùng trung du miền núi phía Bắc (tăng 49,00ha) và Tây Nguyên (tăng 15.600ha).
Ông Vương cho biết, Tà Làng Cao là bản vùng cao khó khăn nhất, nhì của huyện Yên Châu. Cả bản có 160 hộ, trong đó có trên 80% số hộ dân tộc Thái. Toàn bản có khoảng gần 90ha đất gồm 60% diện tích đất nương và 30ha đất ruộng trũng. “Do trình độ dân trí thấp, làm sợ mất mùa nên vụ đầu, khi xã vận động bà con trồng ngô vào đất lúa rất khó khăn. Cán bộ bản phải gương mẫu đi đầu, đến giờ sắp vào vụ thu hoạch chúng tôi đưa bà con ra ruộng xem tận mắt, ai cũng bất ngờ, hứa vụ tới sẽ dùng hết đất để trồng” – ông Vương chia sẻ.
Là người xung phong đi đầu vận động gia đình chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô, anh Mùi Văn Phúc (27 tuổi) – Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân bản Tà Làng Cao cho biết, vụ này gia đình anh nhận trồng 2ha ngô BĐG, đây là giống ngô mới có ưu điểm vượt trội gấp nhiều lần giống ngô cũ, điển hình như kháng được sâu đục thân.
Để minh chứng cho lời mình nói, anh Phúc dẫn chúng tôi đến từng luống bóc các bắp ngô, bắp nào cũng to, dài, đều hạt. “Chưa được thu hoạch nhưng chỉ cần quan sát qua bắp ngô đều, đẹp như hiện giờ có thể đoán được năng suất đạt trên 7 tấn/ha, hiệu quả kinh tế so sánh với trồng lúa tăng từ 20 – 30% (cao hơn từ 5 – 10 triệu/ha)” – anh Phúc cho hay.
Video đang HOT
Còn ở Vĩnh Phúc- một tỉnh đồng bằng vốn nổi tiếng với trồng cây ngô, nay cũng trở thành địa phương triển khai mạnh mẽ nhất việc chuyển đổi các vùng đất cao, khó khăn về nước tưới sang trồng ngô. Với chính sách tỉnh hỗ trợ 70% tiền mua giống ngô mới BĐG, đã có rất nhiều bà con nông dân ở Vĩnh Phúc trồng ngô ngay trong vụ xuân- vụ vốn trồng lúa là chính.
Bà Đặng Thị Thúy ở thôn Nam Hải, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, từng là một hộ có khá nhiều ruộng đất, trước kia chỉ quen trồng đỗ tương, lạc ở các chân đất khó về nước tưới, nhưng từ khi được địa phương vận động chuyển đổi sang trồng ngô BĐG, bà đã xung phong đi đầu. “Vụ xuân này, gia đình tôi trồng 3 sào giống ngô NK4300 Bt/GT trên đất bãi. Trong vụ ngô xuân này thời tiết rất bất lợi, đặc biệt là thời kỳ ngô lên 3 – 5 lá gặp rét đậm, rét hại làm kéo dài sinh trưởng của ngô lên từ 7 – 12 ngày. Tuy nhiên khi ngô trổ cờ, phun râu có gặp mưa bão, các giống ngô khác bị ngã đổ nhiều nhưng ngô BĐG không những không bị đổ mà còn kết hạt bình thường”.
Là người có kinh nghiệm lâu năm về nghiên cứu thổ nhưỡng cũng như cây trồng ở vùng đất bãi Đông Sơn, ông Trần Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch cho rằng: “So với những cây trồng trước đây, đặc biệt là cây lúa hay đậu tương…, cây ngô BĐG đã được nhiều người người dân trong xã tin dùng. Với những kết quả đã đạt được trong vụ ngô xuân hè 2016 này, theo nguyện vọng của nông dân, bước sang vụ đông sắp tới, xã sẽ để bà con tham gia trồng 110ha giống ngô BĐG để nâng cao thu nhập”. Cũng theo ông Tuấn, nhiều bà con nông dân khi được hỏi, đã cho biết sẵn sàng tự bỏ tiền để mua giống về trồng chứ không cần nhà nước phải hỗ trợ mãi.
Trồng ngô lợi nhuận gấp 3 lần cây lúa
Một ruộng trình diễn giống ngô biến đổi gen tại xã Đông Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: T.Q
Theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Sơn La, kết quả một số mô hình chuyển đổi từ lúa sang trồng ngô cho thấy, nhờ áp dụng các giống ngô BĐG vào sản xuất, năng suất đạt trung bình từ 10,8 -12,3 tấn ngô hạt/ha, doanh thu bình quân đạt gần 50 triệu đồng/ha. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô cho thu lãi gần 24 triệu đồng, lợi nhuận trung bình gần gấp 3 lần so với trồng lúa.
Tuy nhiên, Sở NNPTNT Sơn La cũng thừa nhận, việc tuyên truyền cho các hộ dân chuyển đổi từ trồng lúa sang cây trồng khác còn gặp nhiều khó khăn do các hộ dân vẫn muốn sản xuất lúa phục vụ nhu cầu lương thực của hộ gia đình, chưa quan tâm đến sản xuất hàng hóa.
Ông Nguyễn Hoàng Dương – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã có cấp kinh phí và phê duyệt dự toán mô hình sản xuất ngô BĐG vụ xuân hè năm 2016 với diện tích lên tới 5.000ha ngay trong vụ đầu tiên. “Sau khi có kết quả thu hoạch cho thấy, giống ngô BĐG có nhiều ưu việt vượt trội so với giống thường, đặc biệt là việc giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, công chăm sóc, tăng thu nhập mà vẫn bảo đảm được sức khỏe nên bà con rất phấn khởi”.
“Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ để nông dân tại các xã, huyện trên địa bàn có cơ hội được trồng giống ngô BĐG, đặc biệt sẽ mở rộng” – ông Dương nhấn mạnh.
Ông Lê Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Vĩnh Phúc cho biết, cùng với việc hỗ trợ kịp thời trên 16 tỷ đồng cho sản xuất vụ đông năm 2015, trong đó, tỉnh dành gần 680 triệu đồng hỗ trợ 150ha mô hình ngô BĐG tại 9 huyện, thành, thị đều đạt hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ thực hiện hỗ trợ nông dân trồng ngô BĐG với diện tích 5.000ha/năm.
Theo ông Dũng, nhận thấy những ưu điểm vượt trội của giống ngô BĐG, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đi đầu và triển khai mạnh mẽ nhất việc chuyển đổi một phần đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô. Nhờ đó, đã giúp tăng sản lượng lương thực cây có hạt lên. Tuy nhiên, để người nông dân được tiếp cận với các giống ngô BĐG nhiều hơn, ông Dũng kiến nghị, các công ty cần xem xét khả năng giảm bớt giá thành bán giống. “Hiện đang có tỉnh hỗ trợ, bà con trồng nhiều, tôi chỉ lo khi tỉnh không hỗ trợ, bà con ngại mua giống với giá cao, việc mở rộng diện tích sẽ gặp khó khăn”- ông Dũng nói.
Theo Danviet
Chuyển trồng lúa sang ngô: Hướng đến đạt 1 triệu tấn ngô/năm
Thông tin đáng chú ý này được đưa ra tại Hội nghị "Sơ kết chương trình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp vùng miền núi phía Bắc" , do Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phối hợp Sở NNPTNT Sơn La tổ chức ngày 5.7.
Hiệu quả kinh tế tăng 30%
Là đơn vị thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp"- ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam- KHNN) cho biết: Theo kế hoạch của Bộ NNPTNT, quy hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ngô vùng miền núi phía bắc (MNPB) giai đoạn 2015-2020 chủ yếu tập trung trên diện tích đất trồng lúa 1 vụ nhờ nước trời (vụ mùa) và chân đất có địa hình cao, khó khăn về nước tưới (vụ đông xuân).
Nông dân kiểm tra chất lượng ngô trước khi thu hoạch tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu (Sơn La). Ảnh: Trần Quang
Cụ thể, theo ông Thanh, quy hoạch đến năm 2015 tổng diện tích lúa chuyển đổi sang trồng ngô là 55.200ha. Thực hiện chuyển đổi ở hầu hết các tỉnh trong vùng, tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Đến năm 2020 tổng diện tích lúa quy hoạch chuyển đổi sang trồng ngô sẽ tăng thêm 25.100ha. Trong đó, diện tích chuyển đổi tập trung tại các tỉnh như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Thái Nguyên.
Theo đó, Viện KHNN Việt Nam đã phối hợp các viện, doanh nghiệp triển khai 20 mô hình của dự án, với quy mô 600ha tại 8 tỉnh vùng miền núi phía Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Lai Châu, Lào Cai, Hòa Bình). "Năng suất các mô hình đều đạt từ 6,1 tấn - 7,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế so sánh với trồng lúa tăng từ 20 - 30% (cao hơn từ 5 - 10 triệu đồng/ha). Qua đây cho thấy vùng MNPB phù hợp với mục tiêu chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô trong vụ xuân, xuân hè (do thiếu nước, hạn và lạnh cho sản xuất lúa ở vụ này). Đặc biệt, mô hình áp dụng máy làm đất tại Hà Giang, Quảng Ninh làm giảm chi phí nhân công lao động từ 2,5 - 3,0 triệu đồng/ha. Áp dụng hệ thống sấy, làm sạch, bảo quản tại Hà Giang làm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch 6,5%" - ông Thanh nêu.
Vận động doanh nghiệp tiêu thụ ngô cho nông dân
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 915/2016 về chính sách hỗ trợ để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô ở các vụ trong năm từ vụ hè thu 2016 đến hết vụ đông xuân 2018 - 2019 tại vùng Trung du MNPB, Bắc Trung Bộ, ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hỗ trợ một lần không quá 3 triệu đồng/ha chi phí về giống.
"Đến nay nhiều địa phương đã ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí để chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô (Quảng Ninh, Hà Giang, Yên Bái...) đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho nông dân" - ông Định nhấn mạnh.
Là hộ trồng hơn 1.000m2 ngô biến đổi gen, ông Hà Văn Trường ở bản Lẳm (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn) cho biết: "Bà con ở bản tôi quý lúa hơn ngô, nên lúa năng suất thấp họ cũng làm. Nhưng sau vụ này tôi trồng ngô thắng lợi, ai ra ruộng xem cũng thấy mừng, hứa vụ tới sẽ chuyển sang trồng ngô hết. Trồng ngô không phải tưới nhiều nước như lúa, chăm bón cũng ít hơn, đặc biệt là trồng ngô biến đổi gen có nhiều ưu việt nhất là kháng được sâu đục thân nên bà con rất tin tưởng"- ông Trường chia sẻ.
Sau khi thăm mô hình chuyển đổi ngô tại huyện Yên Châu (Sơn La), bà Phạm Thị Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Giang cho biết: Việc đưa mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang đất ngô tại Sơn La cũng như trên địa bàn tỉnh Hà Giang rất hiệu quả, nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân nên được bà con đón nhận và đánh giá rất cao.
Tuy nhiên theo bà Hà, để phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng và nâng cao thu nhập cho nông dân, tỉnh cũng đề nghị Bộ NNPTNT cần mở rộng đối tượng cây trồng khác như cây đậu tương đưa về cho nông dân Hà Giang làm. Việc hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân là rất cần thiết giúp bà con yên tâm sản xuất, tăng thu nhập.
PGS-TS Trịnh Khắc Quang - Giám đốc Viện KHNN Việt Nam cho biết: Dựa trên các điều kiện tự nhiên, đất đai, kinh tế-xã hội, các giải pháp khoa học công nghệ và chính sách hỗ trợ, thúc đẩy, công tác quy hoạch phù hợp, giai đoạn 2017 -2020 vùng MNPB nếu chuyển đổi sản xuất thêm được vụ ngô xuân và xuân hè trên 1/3 tổng diện tích đất 1 vụ là 187.071ha của vùng (khoảng 60.000ha), với năng suất ngô vụ xuân, vụ xuân hè dự kiến đạt bình quân 6,0 tấn/ha, sẽ bổ sung thêm 360.000 tấn ngô/năm tại vùng MNPB cho tổng sản lượng ngô, góp phần đáng kể cho mục tiêu tăng 1 triệu tấn ngô đã đề ra của Việt Nam.
Được biết, Dự án "Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp" được Bộ NNPTNT giao cho Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện từ tháng 1.2014 tại miền núi phía Bắc. Dự kiến đến hết năm 2016 dự án trên sẽ kết thúc.
Theo Danviet
Sử dụng ngô NK4300 Bt/GT: Thu nhập tăng, giảm chi phí và công chăm sóc Nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi sang trồng ngô chuyển gen NK4300 Bt/GT, hàng trăm nông dân (ND) ở các xã, huyện của tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ tiết kiệm được chi phí đầu tư, công chăm sóc mà còn có thu nhập tăng nhiều so với trước. Nhàn hơn với thu nhập tăng Nhiều năm gắn bó với ruộng đồng, chưa năm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lội qua khe suối, hai thanh niên trẻ tử vong thương tâm

Bình Định: 2 thuyền viên rơi xuống biển, mất tích

Tai nạn 6 người tử vong ở Sơn La: Chuyển nhiều bệnh nhân nặng về Hà Nội

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng ở Sơn La

Xe khách bốc cháy trên quốc lộ 1

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

'Ông Trump rất thất vọng về ông Zelensky, muốn Ukraine thỏa thuận khoáng sản 500 tỉ USD'
Thế giới
19:35:46 23/02/2025
Dự án Netflix của Park Bo Young - Choi Woo Sik thất bại thảm hại
Hậu trường phim
19:18:24 23/02/2025
Lamine Yamal khoe bàn chân đẫm máu, mỉa mai đối thủ chơi xấu
Sao thể thao
19:12:37 23/02/2025
Nằm viện một mình, chàng sinh viên Hà Tĩnh ngỡ ngàng khi nhận mẩu giấy nhắn của cán bộ bệnh viện
Netizen
18:02:42 23/02/2025
Sao nam Vbiz bị nghi thay thế Trấn Thành - Trường Giang: "Đừng tấn công tôi!"
Sao việt
17:20:47 23/02/2025
Người phụ nữ trung niên 52 tuổi chia sẻ 9 bí quyết nhà bếp, dân tình tấm tắc: Tuyệt đỉnh tư duy!
Sáng tạo
17:04:58 23/02/2025
Hành trình khám phá ở Việt Nam vào top 'mơ ước' của du khách
Du lịch
16:47:44 23/02/2025
Một anh trai nhảy múa sexy khiến Trấn Thành nổi đóa ném bát đũa
Nhạc việt
15:59:27 23/02/2025
Triệt phá đường dây đánh bạc qua mạng xuyên quốc gia với hơn 10.000 lượt con bạc tham gia
Pháp luật
15:32:40 23/02/2025