Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ lừa đảo rúng động Hà Nội
Cho rằng có nhiều vấn đề chưa được làm rõ và phát sinh những tình tiết mới, Hội đồng xét xử TAND TP. Hà Nội quyết định trả hồ sơ vụ “siêu lừa” Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, yêu cầu điều tra bổ sung vụ lừa đảo 46,8 tỷ từng rúng động Hà Nội năm 2008.
Chiều ngày 9/5/2013, thẩm phán Phạm Văn Thành – Chủ tọa phiên tòa đã thay mặt Hội đồng xét xử (HĐXX) ký quyết định trả lại hồ sơ vụ án hình sự Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, trú tại 115 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung do vụ án xuất hiện nhiều tình tiết mới mà HĐXX không thể làm rõ tại phiên tòa.
Bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa tại phiên tòa sơ thẩm lần 2
HĐXX yêu cầu xác minh làm rõ việc chuyển tiền của bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa cho Nguyễn Thị Kim Oanh tại ngân hàng Techcombank; xác minh việc chuyển tiền của Nghĩa cho các nạn nhân Đỗ Thị Phượng, Vũ Bích Nga, Nguyễn Hoài Anh, Vũ Thị Kim Dung theo đề nghị của bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa; điều tra làm rõ một số nội dung mà TAND Tối cao yêu cầu điều tra lại tại phiên phúc thẩm ngày 5/12/2012.
Sau khi HĐXX trả lại hồ sơ và yêu cầu điều tra bổ sung, các nạn nhân trong vụ “siêu lừa” Đoàn Vũ Thanh Nghĩa tiếp tục đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ việc có hay không những người khác tham gia tẩu tán tài sản cùng bị cáo Nghĩa? Bởi để tẩu tán hết số tiền lừa đảo gần 50 tỷ đồng trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 7/2007 đến tháng 2/2008 là việc không dễ. Điều tra làm rõ những tài sản của Nghĩa để làm cơ sở bồi thường cho những nạn nhân đủ chứng cứ chứng minh việc đưa tiền cho Đoàn Vũ Thanh Nghĩa và bị chiếm đoạt tài sản.
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, theo nội dung Kết luận điều tra số 72/KLĐT/PC14- Đ9 ngày 9/10/2009, lợi dụng mối quan hệ quen biết với các bà Đỗ Thị Phượng, Vũ Bích Nga, Vũ Thị Kim Dung, Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Cẩm Hương, bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa đã dùng thủ đoạn lừa các bà Phượng, Oanh, Hoài Anh, Nga, Hương, Dung mua cổ phiếu ưu đãi của một số doanh nghiệp đang cổ phần hóa, rồi chiếm đoạt.
Để tạo lòng tin, Nghĩa nói với các bà Phượng, Oanh, Hoài Anh, Dung, Nga là Nghĩa có khả năng mua được các cổ phiếu ưu đãi của các doanh nghiệp đang cổ phần hóa chưa lên sàn giao dịch (loại cổ phiếu OTC) và chắc chắn sẽ lãi 5-10%. Nhưng việc mua bán cổ phiếu của công ty nào, thời gian nào, giá cả bao nhiêu, số lượng bao nhiêu phải do Nghĩa mua và đứng tên.
Tin lời Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, các bà Phượng, Oanh, Hoài Anh, Dung, Nga, Hương đã nhiều lần đưa tiền cho Nghĩa dưới hai hình thức là đưa trực tiếp, hoặc chuyển vào tài khoản của Nghĩa số 10320295822018 và tài khoản 00110007316 của anh Nguyễn Bảo Linh, trú tại phường Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội tại 2 ngân hàng. Thời gian đầu Nghĩa trả gốc, lãi đầy đủ cho mọi người nhằm tạo niềm tin để mọi người tiếp tục giao tiền cho Nghĩa với số lượng lớn hơn.
Video đang HOT
Sau hơn 2 năm điều tra lại, kết luận của CQĐT không có nhiều thay đổi so với kết luận điều tra bổ sung năm 2009
Sau khi nhận tiền của các bà Phượng, Hoài Anh, Dung, Nga, Oanh, Hương, Đoàn Vũ Thanh Nghĩa không mua cổ phiếu ưu đãi của các doanh nghiệp đang cổ phần hóa như cam kết với mọi người mà dùng số tiền lấy của mọi người để trả gốc, lãi nhằm tạo niềm tin ban đầu. Tại cơ quan điều tra, Nghĩa khai đã ra các sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội ở số 2 Phan Chu Trinh để mua các cổ phiếu OTC (mua bán trao tay) của các công ty Bảo Việt, Tài chính Dầu khí nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh, không cung cấp được nhân thân, lai lịch của người mua, người bán.
Cơ quan điều tra tiến hành xác minh những nơi Nghĩa đã khai mua bán cổ phiếu thì phát hiện Nghĩa chỉ có 1 giao dịch tại Công ty cổ phần chứng khoán Hướng Việt tại số 8 Thiền Quang, Hà Nội mua 2000 cổ phiếu của tập đoàn Bảo Việt.
Đến tháng 1/2008, không thấy Nghĩa trả tiền như cam kết, ngày 2/2/2008, bà Hương và Oanh đến nhà Nghĩa ở 115 phố Huế thì Nghĩa viết cam kết số tiền đã nhận, đồng thời cam kết trả vào ngày mùng 8 Tết là 10 tỷ, phần còn lại sẽ trả sau đó 14 ngày. Ngoài Oanh và Hương, các bà Phượng, Hoài Anh, Dung, Nga cũng đến nhà Nghĩa yêu cầu trả gốc và lãi. Theo đúng lời hẹn của Nghĩa, ngày 14/2/2008, các bà Phượng, Hoài Anh, Dung, Nga, Oanh, Hương đến nhà thì Nghĩa đã bỏ trốn.
Sau khi các nạn nhân làm đơn trình báo ra cơ quan điều tra, cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và ra Quyết định số 127 khởi tố bị can. Do Nghĩa bỏ trốn, cơ quan điều tra phải ra Quyết định truy nã số 26 đối với Đoàn Vũ Thanh Nghĩa. Ngày 14/1/2009, Nghĩa bị bắt giữ theo quyết định truy nã.
Căn cứ vào tài liệu điều tra thu thập được, cơ quan CSĐT xác định Nghĩa đã lừa đảo chiếm đoạt của những người bị hại như sau: Đối với bà Đỗ Thị Phượng. Vào tháng 5/2007, Nghĩa nói với bà Phượng hiện Nghĩa đang được mua các cổ phiếu ưu đãi của các doanh nghiệp chưa đưa lên sàn giao dịch chứng khoán. Tin tưởng Nghĩa, bà Phượng đưa tiền trực tiếp cho Nghĩa để mua bán cổ phiếu làm ăn nhiều lần, mỗi lần nhận tiền Nghĩa đều viết biên nhận vào quyển sổ của bà Phượng. Tổng số tiền bà Phượng đã đưa cho Nghĩa là 14.112.000.000 đ (Mườibốn tỷ mộttrăm mười hai triệu đồng) vào các ngày 16/1/2008; 23/1/2008;25/1/2008; 23/1/2008.
Trong đó có 8.900.000.000 đ (Tám tỷchín trăm triệu đồng) tiền gốc. Số tiền còn lại là tiền lợi nhuậntừ việc đầu tưđược bà Phượngtiếp tục đầu tư thông qua Nghĩa.Căn cứ vào tài liệu điều tra thu thập được, đến nay xác định Nghĩa lừa đảo chiếm đoạt của bà Phượng tổng số tiền là 8.900.000.000 đ (Tám tỷchín trămtriệu đồng). Bà Đỗ Thị Phượng yêu cầu được bồi thường 14.112.000.000 đ (Mười bốn tỷmột trămmười hai triệu đồng) và đề nghị xử lý bị can trước pháp luật.
Về quyển sổ mà Nghĩa ghi xác nhận của các lần chị Phượng đưa tiền cho Nghĩa, ngày 27/4/2009, cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định số 340, trưng cầu phòng kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội tiến hành giám định chữ viết ghi trong quyển sổ. Ngày 23/6/2009, phòng kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội có bản kết luận giám định số 1108 kết luận: chữ viết, chữ số trong quyển sổ nhật ký gồm 07 trang viết, trang đầu ghi: “ngày 25/126… 12/1 nhận…” trang 7 ghi ” ngày 28/1…50.000.000 đ”(ký hiệu A) với chữ viết, chữ số trên 02 bản tự khai đứng tên Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, đề ngày 16/4/2009 và ngày 21/4/2009 ( ký hiệu M1, M2, có một số đặc điểm chung và riêng giống nhau).
Cáo trạng của Viện KSND TP. Hà Nội
Đối với những nạn nhân còn lại, số tiền Đoàn Vũ Thanh Nghĩa lừa đảo lần lượt là: Nguyễn Hoài Anh, 5.112.000.000đ; Vũ Bích Nga, 9.315.000.000đ; Vũ Thị Kim Dung, 5.507.000.000đ; Nguyễn Thị Cẩm Hương – Nguyễn Thị Kim Oanh hơn 30 tỷ đồng.
Dựa trên những bằng chứng thu thập được, cơ quan CSĐT – Công an TP. Hà Nội kết luận, đây là vụ án: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số lượng tiền đặc biệt lớn (Cơ quan CSĐT xác định gần 50 tỷ đồng), gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự ở thủ đô Hà Nội, cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Cơ quan CSĐT – Công an TP Hà Nội đề nghị truy tố Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, trú tại 115 phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phạm vào khoản 4, Điều 139, BLHS.
Sau quá trình điều tra bổ sung, ngày 6/1/2013, Viện KSND TP. Hà Nội ra Cáo trạng số 45/CT/VKS-P1A, đề nghị truy tố trước TAND TP. Hà Nội đối với bị can Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảntheo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm a, BLHS. (Điểm a, khoản 4, Điều 139 quy định chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân).
Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử ngày 7/5/2013, đại diện Viện KSND TP. Hà Nội đề nghị mức án chung thân đối với bị cáo Đoàn Vũ Thanh Nghĩa về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139, khoản 4, điểm a, BLHS.
Liên quan đến vụ án “siêu lừa” Đoàn Vũ Thanh Nghĩa, năm 2010, TAND TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên, phiên tòa phải tạm hoãn do có đề nghị thay Kiểm sát viên. Ngày 1/8/2011, tại phiên tòa sơ thẩm TAND TP. Hà Nội tuyên phạt Đoàn Vũ Thanh Nghĩa mức án tù chung thân. Tại phiên phúc thẩm ngày 5/12/2012, TAND Tối cao tuyên hủy bản án sơ thâm, yêu cầu xét xử lại cấp sơ thẩm vì cáo trạng chỉ đề nghị truy tố Đoàn Vũ Thanh Nghĩa chiếm đoạt gần 43 tỷ đông, nhưng tòa sơ thẩm TAND TP. Hà Nội kêt tôi chiếm đoạt hơn 46 tỷ đồng.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Chậm trả nợ, ngân hàng "rình" bắt xe ô tô
Về nhà không thấy xe ô tô của mình, tưởng bị mất cắp anh Thịnh vội đi báo công an thì mới biết xe ô tô đã bị ngân hàng siết nợ...
Sự việc xảy ra ngày 24/4 khi anh Lê Hưng Thịnh (trú tại phường Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) có việc đi Thái Nguyên đến tối mới về thì chiếc xe Huyndai Avante màu đen của mình không cánh mà bay. Hốt hoảng vì tưởng bị mất cắp, anh Thịnh lên công an phường trình báo vụ việc thì công an cho biết ngân hàng đã đến lập biên bản thu hồi chiếc xe.
Khi về nhà anh Thịnh hoảng sợ vì bị mất xe, sau đó mới biết chiếc xe đã bị ngân hàng siết nợ mà anh không nhận được bất kỳ thông báo nào
Trước đấy vào tháng 11/2011 anh Thịnh có thế chấp chiếc xe ô tô trị giá 700 triệu đồng để vay 350 triệu đồng của ngân hàng Bảo Việt với thời hạn 3 năm. Hiện tại, anh Thịnh đã trả 100 triệu, số nợ cả gốc lẫn lãi là 284 triệu đồng. Tuy nhiên, theo anh Thịnh việc ngân hàng thu hồi tài sản đảm bảo là chiếc xe mà không thông báo là sai luật.
"Kỳ hạn trả tổng số tiền vay của tôi đến năm 2014 mới hết hạn, tôi đã thông báo với ngân hàng về điều kiện kinh tế khó khăn, cho phép chậm trả nhưng không ngờ lợi dụng lúc đi vắng thì ngân hàng lại đến thu hồi xe mà không thông báo trước một tiếng, chỉ đến khi công an phường thông báo thì tôi mới được biết", anh Thịnh nói.
Trao đổi với Dân trí, đại diện ngân hàng Bảo Việt cho hay, anh Thịnh đã chậm trả nợ từ tháng 6 năm ngoái tới nay nên khoản vay của khách hàng đã tự động chuyển sang nợ xấu theo quy định trong hợp đồng.
Giải đáp về thắc mắc của anh Thịnh về việc không thông báo cho khách hàng biết trước việc thu hồi tài sản thế chấp là chiếc ô tô, bà Huệ cho hay phía ngân hàng đã nhiều lần thông báo cho anh Thịnh về việc chậm trả nợ gốc và lãi theo kỳ hạn hàng tháng nhưng khách hàng Thịnh vẫn không trả lời lại với ngân hàng.
Về việc thông báo thời gian thu hồi tài sản thế chấp, vị đại diện này cho biết tuy không có văn bản thông báo tới khách hàng nhưng nhân viên ngân hàng đã nhiều lần gọi điện, nhắn tin về việc sẽ thu hồi tài sản thế chấp nhưng không được hồi đáp. Tuy nhiên, anh Thịnh cho rằng trước khi chiếc xe ô tô bị thu hồi thì không nhận được bất cứ thông báo nào từ phía ngân hàng về việc "siết" xe.
"Ông Thịnh đã chuyển nhà đi nơi khác mà không có bất cứ thông báo nào với ngân hàng. Cán bộ ngân hàng phải nhờ người thân quen mới biết được địa chỉ mới ông Thịnh. Việc không thông báo bằng văn bản về thay đổi nơi ở đã vi phạm điều khoản trong hợp đồng", bà Huệ nói.
Nói về sự việc ngân hàng Bảo Việt thu hồi chiếc xe là tài sản thế chấp, Luật sư Bùi Quang Hưng, Văn phòng Luật BQH và cộng sự cho rằng về việc không được thông báo và sự đồng ý của khách hàng về việc thu hồi tài sản thế chấp, trong khi thu hồi cũng không có sự chứng kiến của chính quyền địa phương thì ngân hàng đã làm sai trình tự thủ tục và khách hàng hoàn toàn có thể trình báo cơ quan công an về việc mất trộm.
Tuy nhiên, LS Hưng cũng cho rằng ngân hàng sai về trình tự thủ tục nhưng bản chất sự việc đúng về luật pháp bởi chiếc xe thế chấp là tài sản của ngân hàng nên ngân hàng hoàn toàn có thể thu hồi chiếc xe nếu phát hiện bên vay là anh Thịnh có dấu hiệu không có khả năng trả nợ.
Theo Dantri
Bảo Việt Nhân Thọ làm tốt công tác xã hội, từ thiện Sáng 11-1, tại cuộc gặp gỡ báo chí đầu năm, ông Nguyễn Đức Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ cho biết, trong năm 2012, song song với các hoạt động kinh doanh, đơn vị đã chú trọng các hoạt động an sinh xã hội mà đối tượng chính là các em nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vươn...