Trả hồ sơ vụ cựu Giám đốc một ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh nhận hối lộ
Giám đốc 2 doanh nghiệp 2 lần sử dụng giấy tờ giả thế chấp ngân hàng và hối lộ giám đốc chi nhánh một ngân hàng để được vay tiền số tiền lớn vượt hạn mức rồi chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
Ngày 15/8, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm đối với Nguyễn Hữu Cường (SN 1961, ngụ tại quận Tân Phú) về tội “Đưa hối lộ”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, và “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đỗ Trung Thành (SN 1954, ngụ tại quận 7, cựu Giám đốc Agribank chi nhánh 10) bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”. Tuy nhiên, trong quá trình xét hỏi HĐXX thấy có nhiều tình tiết trong vụ án mà CQĐT chưa làm rõ nên đã trả hồ sơ cho VKS điều tra xét xử lại.
Bị cáo Nguyễn Hữu Cường tại tòa
Theo cáo trạng, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại xây dựng dịch vụ Hưng Lợi Bá (Công ty Hưng Lợi Bá), đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 24/7/2006, địa chỉ tại 70/2 Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh chuyên kinh doanh, xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường, mua bán vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà đất, trụ sở tại tại B2.5 Cao ốc Sacomreal – 584, số 785/1 Lũy Bán Bích, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh do Nguyễn Hữu Cường, làm đại diện pháp luật và là Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Hai bị cáo Cường (áo xanh) và Thành tại tòa.
Ngoài ra, Cường còn lập Công ty TNHH Hưng Bá (Công ty Hưng Bá) trụ sở tại 30/10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 3, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên cho thuê kho bãi, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán, cho thuê nhà ở, mua bán lương thực, thực phẩm.
Với tư cách là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và điều hành hoạt động Công ty Hưng Lợi Bá, Công ty Hưng Bá, Cường đã thực hiện hàng loạt hành vi gian dối chiếm đoạt của Agribank hàng chục tỷ đồng.
Video đang HOT
Cụ thể để có tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 100.000m đất tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá 34,3 tỷ đồng và sử dụng cho các mục đích khác, tháng 4/2007, Nguyễn Hữu Cường thỏa thuận, thống nhất chi 3 tỷ đồng cho Đỗ Trung Thành, khi đó là Giám đốc Agribank chi nhánh 10 để Công ty Hưng Lợi Bá được vay 75 tỷ đồng.
Để vay được số tiền trên, Cường đã làm giả các tài liệu gồm: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/10/2006 của Công ty Lâm Thái Vinh; Giấy phép xây dựng ngày 27/11/2006 của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và giao nộp các tài liệu này cho ngân hàng nhằm nâng khống giá trị tài sản bảo đảm từ 34,3 tỷ đồng thành 60 tỷ đồng
Ngoài làm giấy tờ giả, Cường đã hối lộ Đỗ Trung Thành 3 tỷ đồng để Công ty Hưng Lợi Bá được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp. Tuy nhiên, do khoản vay đã được tất toán cả gốc và lãi nên Nguyễn Hữu Cường không chiếm đoạt tiền vay của Agribank chi nhánh 10.
Sau đó, tháng 8/2007, Nguyễn Hữu Cường đề nghị Agribank nâng hạn mức cho vay (vay thêm) nhưng không được chấp thuận nên Cường liên hệ với Agribank Sài Gòn để vay vốn.
Đến tháng 9/2007, Nguyễn Hữu Cường tiếp tục làm giả các tài liệu như: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/2/2007 giữa Công ty Hưng Lợi Bá và Công ty Lâm Thái Vinh; Chứng thư thẩm định giá ngày 12/4/2007 của Trung tâm thẩm định giá Bộ Tài chính – Chị nhánh TP Hồ Chí Minh; Giấy phép xây dựng ngày 27/11/2006 của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và giao nộp các tài liệu này cho Agribank Sài Gòn nhằm nâng khống giá trị tài sản bảo đảm từ 34,3 tỷ đồng thành 191,5 tỷ đồng để Công ty Hưng Lợi Bá vay tại Agribank Sài Gòn số tiền 163 tỷ đồng, sau đó Nguyễn Hữu Cường không trả nợ vay, chiếm đoạt của Sài Gòn hơn 23 tỷ đồng từ khoản tiền vay của Công ty Hưng Bá
Góc khuất đường dây bảo kê buôn lậu xăng dầu
Lời khai của các bị cáo, nhân chứng tại tòa tiết lộ nhiều góc khuất trong đường dây bảo kê cho hoạt động buôn lậu xăng dầu của loạt tướng tá, sĩ quan biên phòng, cảnh sát biển, cảnh sát giao thông.
Cựu đại tá dọa trùm buôn lậu đòi tiền hối lộ
Ngày 13.7, phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu, nhận hối lộ, tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép và không tố giác tội phạm liên quan đường dây buôn lậu, làm giả 200 triệu lít xăng tại TP.HCM và các tỉnh phía nam tiếp tục phần thẩm vấn các bị cáo và nhân chứng.
Các bị cáo Nguyễn Thế Anh (ảnh trên) và Lê Văn Minh tại phiên tòa. Ảnh GIA HÂN
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Thế Anh (49 tuổi, cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang) tiếp tục khẳng định không thỏa thuận, nhận tiền hối lộ từ ông Phan Thanh Hữu (65 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Phan Lê Hoàng Anh) để bảo kê đường dây buôn lậu xăng dầu của Hữu và đồng bọn như cáo trạng nêu, mà "bị cơ quan điều tra ép cung". Tuy nhiên, khai trước tòa với tư cách nhân chứng, ông Hữu khẳng định chi tiền hằng tháng cho Nguyễn Thế Anh từ tháng 10.2019 - 1.2021 bằng cách chuyển trực tiếp cho bị cáo Nguyễn Văn An (33 tuổi, trú tại TP.HCM, em họ bị cáo Anh) vào ngày 15 hằng tháng. Tổng số tiền ông Hữu chi hối lộ cho bị cáo Anh là 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, tháng 8.2020, ông Hữu biết bị cáo Nguyễn Thế Anh chuyển từ Ban chỉ đạo 389 quốc gia về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, nên từ tháng 9.2020 - 1.2021, mỗi tháng chỉ chi 10.000 USD. Trả lời câu hỏi vì sao khi biết bị cáo Nguyễn Thế Anh chuyển về làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang, không còn liên quan đến hoạt động buôn lậu của mình nữa song vẫn tiếp tục chi tiền, ông Hữu khai khi biết Nguyễn Thế Anh chuyển công tác thì cắt tiền chi hằng tháng nhưng bị cáo này gọi điện để dọa. "Nguyễn Văn An gọi cho tôi 3 lần nhưng tôi không nghe máy. Sau đó, Thế Anh gọi cho tôi nói: bây giờ anh muốn gì? Thế Anh dọa tôi như vậy nên tôi phải tiếp tục chi tiền", ông Hữu khai.
Chi tiền tỉ cho cựu tư lệnh chơi golf, xây đền thờ
Liên quan tới cáo buộc nhận hối lộ đối với bị cáo Lê Văn Minh (57 tuổi, cựu thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4), ông Phan Thanh Hữu lại phủ nhận lời khai đã hối lộ cho Minh với tổng số tiền là 6,9 tỉ đồng như cáo trạng nêu. Theo cáo trạng, từ tháng 12.2019 - 8.2020, mỗi tháng ông Hữu chi cho bị cáo Minh 450 triệu đồng (trừ tháng 1.2020 các tàu đi ít nên Hữu chỉ chi 300 triệu đồng). Trong đó, ông Hữu giao con trai là Phan Lê Hoàng Anh chuyển khoản vào tài khoản của vợ bị cáo Minh là Trần Thị Liên ngày 16.12.2019 số tiền 450 triệu đồng, ngày 10.1.2020 là 300 triệu đồng.
Tháng 2.2020, ông Hữu giao cho Phan Lê Hoàng Anh đưa trực tiếp tiền mặt cho bà Liên 450 triệu đồng. Các tháng còn lại (tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8.2020), ông Hữu trực tiếp đưa tiền mặt cho bị cáo Minh, mỗi tháng 450 triệu đồng. Tới tháng 8.2020, bị cáo Minh cần tiền nên hỏi ứng trước của ông Hữu và nhắn tin số tài khoản của con gái là Lê Diệu Linh để ông Hữu chuyển tiền. Ngày 4.8.2020, ông Hữu giao cho Phan Lê Hoàng Anh chuyển vào tài khoản Lê Diệu Linh 500 triệu đồng. Từ tháng 9.2020, khi ông Hữu tăng thêm tàu vận chuyển xăng lậu, mỗi tháng chi tăng thêm cho bị cáo Minh 50 triệu đồng so với trước.
Khai tại tòa chiều 13.7, ông Hữu khẳng định số tiền ông chuyển cho bà Trần Thị Liên và Lê Diệu Linh "chỉ là tiền gửi để bà Trần Thị Liên làm công đức". "Tôi với Minh có chung tiền để kinh doanh tàu cá, số tiền lời từ tàu cá này tôi chuyển cho Liên để làm công đức. Tiền tôi chuyển cho Liên và cháu Linh không phải tiền hối lộ", ông Hữu khai. Tổng số tiền mà ông Hữu chuyển cho bà Liên và Linh là 1,25 tỉ đồng.
Ông Hữu cũng khai, "thi thoảng Lê Văn Minh vào Sài Gòn thì có đưa cho Minh 1 - 2 trăm triệu để chơi golf". Ngoài ra, một lần bị cáo Minh nói đang làm đền thờ nhưng thiếu tiền nên ông Hữu nói sẽ cấp tiền cho bị cáo Minh hằng tháng để đúc chuông, làm trần và làm cửa gỗ cho đền thờ. "Có tháng đưa 150 triệu, có tháng 200 triệu, 400 triệu là phụ cho Minh đúc chuông, làm trần, cửa gỗ cho đền thờ thật đẹp", ông Hữu khai nhận. Trước đó, khai tại tòa, bị cáo Minh thừa nhận có nhận tiền từ ông Hữu, song nói rằng đây chỉ là quà chứ "không có tính chất ăn chia theo tháng".
Biến tiền hối lộ thành tiền trả nợ để trốn tội
Đối với bị cáo Nguyễn Văn Hùng (50 tuổi, cựu thượng tá, cựu Đồn trưởng Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh), ông Hữu khai nhận từ 9.2019 - 12.2020 đã chi mỗi tháng 500 triệu đồng, tổng cộng 8 tỉ đồng để nhờ Hùng bảo kê cho đường dây buôn lậu của mình. Từ tháng 3.2020, khi chuyển lậu xăng về tiêu thụ trong nước, bị cáo Hùng và ông Hữu bàn nhau dùng 500 triệu đồng mà Hữu chi cho Hùng để hối lộ bị cáo Phạm Văn Trên (53 tuổi, cựu đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Trà Vinh) mỗi tháng 100 triệu đồng; các bị cáo Lê Văn Phương (58 tuổi, cựu thượng tá, cựu Phó trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh) và Phạm Hồ Hải (53 tuổi, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh, trú TP.Cần Thơ) mỗi tháng 30 triệu đồng. Tổng cộng, bị cáo Hùng đã chi giúp ông Hữu để hối lộ bị cáo Phạm Văn Trên 1 tỉ đồng, Lê Văn Phương 360 triệu đồng, Phạm Hồ Hải 330 triệu đồng.
Khai tại tòa, bị cáo Nguyễn Văn Hùng thừa nhận việc đã chi tiền cho các bị cáo Trên, Phương, Hải từ số tiền 500 triệu mà ông Hữu chi cho mình mỗi tháng. Sau khi biết ông Hữu bị bắt vào tháng 2.2021, bị cáo Hùng hẹn gặp các bị cáo Trên, Phương, Hải để thông báo và thống nhất với 3 bị cáo trên là số tiền Hùng chi hối lộ mỗi tháng là "tiền trả nợ" để đối phó cơ quan điều tra. Tại phiên tòa, các bị cáo Hùng, Trên, Phương đều thừa nhận hành vi nhận tiền từ ông Hữu qua Hùng. Riêng bị cáo Phạm Hồ Hải khẳng định việc bị cáo Hùng vay tiền là thật và Hùng chỉ chuyển khoản trả nợ chứ không phải tiền hối lộ.
Hôm nay (14.7), phiên tòa bước sang phần tranh tụng.
Cựu đại tá dọa trùm buôn lậu 'bây giờ muốn gì' khi bị cắt tiền hối lộ Ông trùm buôn lậu xăng Phan Thanh Hữu khai khi cắt tiền chi hối lộ hàng tháng cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, đã bị ông này gọi điện dọa: "Bây giờ anh muốn gì"? Sáng 13.7, Tòa án quân sự Quân khu 7 tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án buôn lậu, nhận hối...