Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ giả danh công an lừa đảo
Chiều 13/5, sau thời gian nghị án kéo dài, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tuyên trả hồ sơ cho VKSND cùng cấp để điều tra bổ sung vụ giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 6/2018, Tsai Tuan Phong (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc, ngụ TP. Hồ Chí Minh) nhập cảnh vào Việt Nam để tìm kiếm người tham gia vào nhóm tội phạm, thu thập tài khoản ngân hàng sử dụng hoạt động phạm tội.
Đến khoảng tháng 11/2020, Phong cấu kết với nhiều đối tượng người nước ngoài, lập nhóm tội phạm. Phong rủ rê Nguyễn Quang Ngọc (SN 1995, ngụ tỉnh Đắk Lắk) tham gia.
Ngọc biết rõ việc Phong tham gia thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền, nhưng vẫn cung cấp khoảng 300 tài khoản ngân hàng cho Phong sử dụng để nhận, chuyển tiền lừa đảo chiếm đoạt của các bị hại. Ngọc được Phong trả tiền công khoảng 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Tsai Tuan Phong, SN 1997, quốc tịch Trung Quốc (bên trái) tại phiên tòa chiều 13/5.
Một trong những hình thức lừa đảo nhóm Phong thực hiện là giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án gọi điên thoại đe dọa người bị hại, bịa đặt thông tin để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định ngày 12/11/2020, Phong giả danh cán bộ Bộ Công an gọi điện hù dọa bà H. (ngụ huyện Xuyên Mộc) liên quan đến vụ án buôn bán ma túy và yêu cầu phải chuyển gần 3,7 tỷ đồng vào các tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau đó, bà H. đã chuyển nhiều lần với tổng số tiền gần 3,7 tỷ đồng, trong đó có 385 triệu đồng chuyển vào 3 tài khoản do Ngọc bán cho Phong.
Qua tranh tụng cho thấy, cáo trạng quy kết Phong giả danh cán bộ Công an, hù dọa bà H. liên quan đến vụ án buôn bán ma túy và yêu cầu chuyển gần 3,7 tỷ đồng rồi chiếm đoạt. Tuy nhiên, HĐXX nhận định cần điều tra làm rõ các tình tiết, thông tin liên quan trong vụ án để xét xử đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm.
Ngoài ra, cần điều tra làm rõ thông tin, những người liên quan đến các tài khoản ngân hàng mà 2 bị cáo mua bán trái phép để thực hiện hành vi phạm tội. Từ đó, HĐXX tuyên trả hồ sơ cho VKSND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để điều tra bổ sung theo quy định pháp luật.
Sập bẫy cuộc gọi giả mạo Công an, một phụ nữ bị lừa 15 tỷ đồng
Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy.
Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.
Vào ngày 5/4, bà P (SN 1956, HKTT Hà Đông, Hà Nội) nhận được điện thoại của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Đối tượng nói căn cước công dân của bà P có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy, rửa tiền. Nếu bà P không chứng minh được mình không liên quan thì vài ngày nữa sẽ bắt bà. Do lo sợ nên bà P đã chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng để xác minh. Bà P đã thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau đó, biết bị lừa, bà P đã đến cơ quan Công an trình báo.
Công an TP Hà Nội đề nghị, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, cơ quan Công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua Công an địa phương; tuyệt đối không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Giả danh cán bộ Nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản Từ đầu năm 2020 đến nay, Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ Nhà nước cấp cao với mục đích "đánh bóng" tên tuổi để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ngày 26/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Lạng Sơn đã thi hành...