Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án buôn lậu Út Vàng cầm đầu
HĐXX TAND TP Châu Đốc (An Giang) cho rằng, để có đủ căn cứ xác định tội danh và quyết định khung hình phạt chính xác đối với từng bị cáo trong vụ án, cần tiến hành định giá lại tài sản và thu thập thêm chứng cứ.
Sau 3 ngày xét xử, ngày 28/4, HĐXX TAND TP Châu Đốc quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án “ Buôn lậu” do Trần Thị Vàng (tên gọi khác Út Vàng, SN 1978, cư trú tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 2, phường Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc, An Giang) cùng đồng phạm thực hiện. Vàng là vợ của Hoàng Văn Nam, cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang.
Theo HĐXX, kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự tỉnh An Giang căn cứ dựa theo biên bản về việc khảo sát hiện trạng thực tế tài sản cần định giá là hàng điện tử, gia dụng, tiêu dùng các loại có nêu: “Do tài sản định giá là hàng điện tử, gia dụng, tiêu dùng các loại trong vụ “Buôn lậu” xảy ra ngày 27/02/2021 tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang đã được Hội đồng xác định giả xử phạt vi phạm hành chính, Hội đồng định giá tố tụng hình sự TP Châu Đốc định giá tài sản và chụp lại chi tiết hình ảnh hàng hóa tại kho tang vật và cung cấp đầy đủ các hình màu.
Đồng thời, Cơ quan CSĐT Công an TP Châu Đốc cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến tài sản yêu cầu định giả. Do đó, các thành viên Hội đồng định giả thống nhất không đi xem xét hiện trạng thực tế mà họp tại phòng họp Sở Tài chính tỉnh An Giang, cùng xem xét hồ sơ tài liệu, các hình màu hàng hóa để xem xét, đánh giá hiện trạng, xác định giá trị…”.
Qua các bảng kê ghi nhận, về hiện trạng chất lượng có hàng mới, có hàng đã qua sử dụng, rỉ sét, trầy xước, như vậy giá trị sử dụng cũng như chất lượng hàng hóa phải có sự khác nhau. Thời điểm định giá, Hội đồng định giá không thực hiện được việc xem xét hiện trạng thực tế của tài sản do địa phương đang áp dụng Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, nên tiến hành định giả qua các hình ảnh màu. Từ đó tính bình quân các loại hàng hóa đều “khoảng 50% giá trị sử dụng còn lại” để xác định giá và là căn cứ để định lượng truy tố các bị cáo là chưa toàn diện, khách quan, chính xác đối với từng tang vật là hàng hóa các loại trong vụ án.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc thành viên Hội đồng định giá tài sản đã tham gia định giá tài sản đang được trưng cầu định giá, tiếp tục tham gia hội đồng định giá lại tài sản là không đảm bảo tính khách quan trong thực hiện định giá.
Xét thấy, việc định giá lại tài sản là hàng hóa bị tạm giữ trong 3 căn nhà là cần thiết. Việc định giá lại tài sản cần xem xét hiện trạng thực tế, xác định giá trị sử dụng còn lại của từng hàng hóa tại kho tang vật; hàng hóa nào mới, còn sử dụng được, chất lượng còn lại bao nhiêu, hàng hóa không còn giá trị sử dụng,… dựa trên khảo sát giá, căn cứ để định giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định theo quy định. Không định giá trị tài sản là “khoảng và không định chung là 50%”…
Đồng thời, tại phiên tòa, bị cáo Vàng trình bày, có mua lô hàng hóa gồm 540kg chén, dĩa sành sứ; 30kg nắp thủy tinh các loại; 25kg nồi, chảo bằng inox. Theo diễn biến từ lời khai của những người liên quan, thì lô hàng hóa trên được bà Vàng mua qua trung gian của nhiều người và được bán ra từ UBND phường Vĩnh Nguơn bán với số tiền 6,2 triệu đồng, có hóa đơn, chứng từ…
Do chưa đủ cơ sở để xác định bị cáo Vàng có mua số lô hàng hóa trên theo biên bản bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng, hóa đơn bán tài sản của UBND phường Vĩnh Nguơn hay không ?. Và cần làm rõ ai là người bán số hàng hóa này cho bị cáo Vàng ?; Ai là người vận chuyển số hàng này về cho bị cáo; vận chuyển về căn nhà nào ?; Bị cáo thuê ai dọn, rửa đối với số hàng hóa này ?; Khi lực lượng chức năng phát hiện, lập biên bản vi phạm số hàng hóa này có bị tạm giữ hay không; nếu có tạm giữ thì tạm giữ tại căn nhà nào ?; Vì sao bị cáo Vàng có hóa đơn mua hàng của UBND phường Vĩnh Nguơn cung cấp cho cơ quan điều tra..
HĐXX TAND TP Châu Đốc nhận định, để có đủ căn cứ xác định tội danh và quyết định khung hình phạt áp dụng chính xác đối với từng bị cáo trong vụ án, cần tiến hành định giá lại tài sản và thu thập thêm chứng cứ quan trọng có liên quan đến định lượng giá trị hàng hóa bị tạm giữ là thuộc trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa. Vì vậy, HĐXX TAND TP Châu Đốc quyết định trả hồ sơ cho VKSND TP Châu Đốc để điều tra bổ sung…
Xét xử vụ án buôn lậu do Út Vàng cầm đầu
Ngày 26/4, TAND TP Châu Đốc (tỉnh An Giang) mở phiên toà xét xử vụ án "Buôn lậu" do Trần Thị Vàng (tên gọi khác Út Vàng, SN 1978, cư trú tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 2, phường Vĩnh Ngươn, TP Châu Đốc, An Giang) cùng đồng phạm thực hiện.
Vàng là vợ của Hoàng Văn Nam, cán bộ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng An Giang.
Theo cáo trạng, vào khoảng 6h, ngày 27/2/2021, lực lượng liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang và Công an phường Vĩnh Nguơn (TP Châu Đốc) tiến hành kiểm tra hành chính 3 căn nhà số 193, 276, đường Tuy Biên (khóm Vĩnh Chánh 2) và số 142, đường Phan Xích Long (khóm Vĩnh Tân, phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc), phát hiện chứa hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia dụng, đồ sành sứ đã qua sử dụng.
Qua xác minh, xác định những người liên quan gồm: Trần Thị Vàng, Trần Thị Dũng (chị ruột Vàng, SN 1970) và Lê Văn Lên (tên gọi khác Lượm, SN 1990). Cơ quan Công an mời làm việc, cả 3 đối tượng trên thừa nhận 2 căn nhà số 276 đường Tuy Biên và số 142 đường Phan Xích Long là của Trần Thị Vàng và Hoàng Văn Nam (chồng của Vàng); nhà số 193 đường Tuy Biên là của mẹ ruột Vàng, Dũng đang sống tại đây. Số hàng hóa nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ mà Công an thu giữ ở 3 căn nhà trên là của Vàng mang từ Gò Tà Mâu (ấp Tà Mâu, xã Pung Xăng, huyện Brây Chusa, tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia) về phường Vĩnh Nguơn (TP Châu Đốc, An Giang) bán kiếm lời.
Lên và Dũng được Vàng thuê, giúp Vàng trông coi, dọn rửa và sửa chữa hàng hóa. Cơ quan CSĐT Công an TP Châu Đốc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vàng, Dũng, Lên để điều tra.
Bị cáo Dũng (đứng) và bị cáo Lên tại tòa.
Hai bị can Dũng và Lên khai nhận hành vi phạm tội phù hợp tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Các bị can Dũng, Lên còn khai Vàng buôn bán hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia dụng, đồ sành sứ đã qua sử dụng, tại Gò Tà Mâu (Vương quốc Campuchia). Hàng hóa Vàng mua của Thái Thị Hoa Tranh (vợ của AL, chủ Casino), kho của Tranh đặt tại Gò Tà Mâu hoặc mua từ TP Phnôm Pênh, Campuchia, vận chuyển về kho của Vàng ở Gò Tà Mâu.
Từ tháng 3/2020, khi biên giới đóng cửa để phòng chống dịch COVID-19, khách không qua được Gò Tà Mâu, Vàng thuê Huỳnh Hoàng Tuấn (tức Tuấn "Già") vận chuyển hàng từ kho của Vàng ở Gò Tà Mâu, đưa về 3 căn nhà ở phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc. Tuấn thuê 4 đối tượng khác đai bộ hàng từ Gò Tà Mâu ra đường Tuy Biên, giao cho nhóm vận chuyển xe mô tô chuyển đến 3 căn nhà của Vàng.
Ngoài ra, Lên còn thay Vàng báo giá bán cho khách khi Vàng vắng mặt. Lên được Vàng trả công trung bình 5 triệu đồng/tháng. Dũng có nhiệm vụ dọn rửa hàng cũ thành mới, Dũng không nhận tiền công, chỉ được Vàng trả chi phí sinh hoạt trong nhà. Hàng hóa chuyển về 3 căn nhà, Vàng bán lại cho nhiều người đến mua hoặc cho người đến nhà phát trực tiếp livestream bán hàng qua Facebook. Nhiều đối tượng nhiều lần mua hàng của Vàng hoặc bán cho người mua ngoài tỉnh, qua ứng dụng Zalo, Viber.
Bị can Trần Thị Vàng không thừa nhận, khai hàng hóa bị tạm giữ là của hai bị can Dũng, Lên và khai không liên quan vụ án.
Tuy nhiên, căn cứ lời khai nhận của các bị can Dũng và Lên; lời khai của những người làm chứng, liên quan và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, có đủ căn cứ xác định Trần Thị Vàng đã chủ mưu, cầm đầu, thuê Dũng và Lên giúp Vàng thực hiện hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật. Việc bị can Vàng không thừa nhận, khai nại là để trốn tránh trách nhiệm, không căn cứ để tin.
Trần Thị Vàng có hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật, tổng trị giá hàng hóa thu giữ tại 3 căn nhà số 193, 276 đường Tuy Biên (khóm Vĩnh Chánh 2) và số 142 đường Phan Xích Long (khóm Vĩnh Tân, phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc) là trên 315 triệu đồng. Dũng và Lên có hành vi giúp sức cho Vàng trong việc buôn bán hàng hóa qua biên giới trái pháp luật. Trong đó, Dũng giúp sức cho Vàng đối với số hàng quá trị giá trên 232 triệu đồng; Lên giúp sức cho Vàng đối với số hàng hóa trên 198,9 triệu đồng.
Vì vậy, Vàng, Dũng, Lên phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mỗi người gây ra.
Dự kiến phiên xét xử diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/4.
Vụ buôn lậu 930 tấn điều ở Bình Phước: VKS đề nghị phạt bị cáo 12 - 13 năm tù, tòa tuyên phạt 2 tỉ đồng Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện Viện KSND tỉnh Bình Phước đề nghị phạt Vũ Trần Đức Duy, người điều hành các hoạt động tại Công ty TNHH Đại Tài mức án 12 - 13 năm tù về tội buôn lậu. HĐXX sau đó tuyên phạt 2 tỉ đồng về tội trốn thuế. Ngày 28.3, TAND tỉnh Bình Phước đã xét xử...