Trả giá của doanh nhân chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của ngân hàng
Cùng đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt 22 tỷ đồng của ngân hàng, doanh nhân phải trả giá bằng 18 năm tù.
Các bị cáo tại tòa.
Sau 2 ngày xét xử và nghị án, sáng 26/6, TAND TP Hà Nội đã ra phán quyết với bị cáo Thạch Tuấn Anh (SN 1972, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vĩnh Xuân). Tòa tuyên Tuấn Anh 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 3 đồng phạm còn lại của Tuấn Anh bị tuyên mức án từ 6 – 10 năm tù theo đúng tội danh bị truy tố.
Theo hồ sơ vụ án, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Vĩnh Xuân (Công ty Vĩnh Xuân) không còn khả năng để hoàn trả các khoản nợ vay và duy trì hoạt động kinh doanh của công ty.
Để được PGBank chi nhánh Thăng Long tiếp tục cấp hạn mức và giải ngân tiền vay theo các hợp đồng, Thạch Tuấn Anh đã chỉ đạo Bành Đức Thắng (SN 1982, nhân viên dưới quyền) lập các báo cáo tài chính từ năm 2008 – 2011, phương án kinh doanh để thể hiện công ty làm ăn có lãi, nhờ người đại diện theo pháp luật của các Công ty Vĩnh Bảo, A&A… để ký 21 hợp đồng khống, xuất 23 hóa đơn giá trị gia tăng bán khống cho Công ty Vĩnh Xuân 866.165 kg thép không gỉ các loại.
Video đang HOT
Sau đó, Thạch Tuấn Anh đã dùng hợp đồng khống lập hồ sơ vay vốn và được phía ngân hàng giải ngân cho vay hơn 52 tỷ đồng. Số tiền này, Tuấn Anh đã sử dụng để trả cho các khoản vay của mình, trả nợ cho ngân hàng SHB, Navibank, chi phí cho một số hoạt động của công ty.
Đến hạn trả nợ, Tuấn Anh mới trả được hơn 13 tỷ đồng và PGBank chi nhánh Thăng Long đã tổ chức bán tài sản thế chấp của Công ty Vĩnh Xuân, thu được số tiền hơn 16 tỷ đồng. Số tiền còn lại hơn 22 tỷ đồng, Tuấn Anh đã chiếm đoạt của PGBank chi nhánh Thăng Long.
Cơ quan chức năng xác định trong vụ án này, Bành Đức Thắng đã tham gia lập hồ sơ vay vốn khống, lập khống 23 Biên bản kiểm kê hàng gửi kho và đến các công ty để nhận hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng không để hoàn thiện hồ sơ gửi xin giải ngân của phía ngân hàng. Thắng giúp sức tích cực cho Thạch Tuấn Anh chiếm đoạt hơn 22 tỷ đồng.
Lê Anh Quang (Giám đốc Công ty A&A) có hành vi ký 2 hợp đồng mua bán thép khống và xuất 2 hóa đơn giá trị gia tăng ghi bán khống cho Công ty Vĩnh Xuân 110.295 kg thép không gỉ, giúp sức để Tuấn Anh hợp thức hồ sơ đề nghị PGBank chi nhánh Thăng Long giải ngân, chiếm đoạt 7,5 tỷ đồng.
Nguyễn Mạnh Hải (Tổng giám đốc Công ty 24/7) đã ký khống 23 Biên bản kiểm kê hành gửi kho giúp Tuấn Anh hoàn thiện hồ sơ xin vay vốn để được ngân hàng giải ngân, giúp sức tích cực cho Thạch Tuấn Anh chiếm đoạt hơn 22 tỉ đồng.
Với hành vi trên, sau khi nghị án, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo mức án trên. Bởi theo HĐXX, hành vi của các bị cáo đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của các tổ chức tín dụng. Trong vụ án, bị cáo Thạch Tuấn Anh là người giữ vai trò chính, khởi xướng, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi phạm tội. Các bị cáo còn lại đóng vai trò đồng phạm giúp sức./.
Làm giả 17 chứng minh thư, số điện thoại để chiếm đoạt gần 1 tỷ
Nhóm bị cáo Trà, Sang, Diệp bắt tay nhau làm giả hàng loạt CMND, số điện thoại rồi kích hoạt thẻ tín dụng, rút tiền, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của ngân hàng.
Tại TAND tỉnh Đắk Lắk, hôm nay TAND cấp cao tại Đà Nẵng mở phiên tòa phúc thẩm xét xử nhóm bị cáo chuyên sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và làm giả giấy chứng minh nhân dân (CMND) chiếm đoạt gần một tỷ đồng của Ngân hang Viêt Nam Thinh vương.
Nhóm bị cáo gồm Nguyên Đinh Tra (28 tuôi, trú TP.HCM), Vo Đinh Sang (29 tuôi) và Lương Bao Diêp (29 tuôi, cùng trú TP Buôn Ma Thuôt, Đăk Lăk).
Trước đó, vào ngày 11/2, TAND tỉnh Đắk Lắk đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyên Đinh Tra 18 năm tù giam, Vo Đinh Sang 20 năm tù giam cùng về hai tội sư dung mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức".
Riêng Lương Bao Diêp bị tuyên phạt 7 năm tù giam về tội sư dung mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, Sang và Trà đã làm đơn kháng cáo lên cấp phúc thẩm xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo hồ sơ, do co môi quan hê quen biêt tư trươc nên thang 7/2018, Sang xuông TP.HCM găp Tra đăt vân đê nhơ xin viêc.
Vi Tra đang la nhân viên giao the tin dung cua công ty cổ phần vận tải chuyên nghiệp và là người được quyền truy cập vào ứng dụng theo dõi các thẻ tín dụng đã giao cho khách hàng, nên biết được ở Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng có nhiều sơ hở.
Lúc này, Trà nói với Sang, nếu làm giả được giấy CMND và làm lại số điện thoại của khách hàng đã đăng ký làm thẻ tín dụng ở ngân hàng này, sẽ rút được tiền.
Sau đó, Trà cung cấp cho Sang danh sách thông tin những khách hàng đã được duyệt thẻ. Sau khi về lại Đắk Lắk, Sang liên hệ làm được 17 giấy CMND giả, làm lại được 17 số điện thoại di động.
Với thủ đoạn đó, từ tháng 9/2018 đến 3/2019, Sang, Trà và Lương Bảo Diệp đã kích hoạt được 17 thẻ tín dụng, rút chiếm đoạt hơn 901 triệu đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận thấy các bị cáo có thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, có khắc phục bồi thường nên đã tuyên giảm hình phạt tù cho Nguyên Đinh Tra từ 18 năm xuống 16 năm tù giam, Vo Đinh Sang từ 20 năm xuống 18 tù giam cùng về hai tội danh sư dung mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức.
Lừa đảo chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng, nguyên hiệu phó lĩnh 11 năm tù 11 năm tù là mức án mà Phạm Thị Nghĩa phải trả giá cho hành vi lợi dụng sự quen biết, lòng tin của người khác để vay mượn, chiếm đoạt số tiền hơn 12 tỷ đồng. Ngày 10/6, TAND tỉnh Quảng Nam mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 11 năm tù giam đối với bị cáo Phạm Thị...