Trả gần 80.000 USD mới được phép mua ôtô
Để hạn chế lượng phương tiện trên đường, Singapore buộc người dân phải đấu giá quyền sử dụng ôtô trong 10 năm, trong khi đó, người Nhật Bản phải chứng minh mình có chỗ đỗ mới được phép mua xe.
Xây mới, mở rộng đường phố hay thậm chí là nâng thuế vẫn chưa đủ để các nước đảm bảo giao thông liên tục. Vì vậy, chính sách quản lý phương tiện là cần thiết để duy trì lượng xe cộ phù hợp với việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống quản lý giao thông công cộng.
Từ tháng 5/1990, Singapore đã áp dụng Hệ thống cấp hạn ngạch (quota) sử dụng phương tiện (VQS) để kiểm soát số lượng xe lưu hành trong nước. Theo đó, số xe mới được phép đăng ký mỗi năm sẽ được tính toán để đảm bảo sự bền vững trong dài hạn. Trước khi VQS ra đời, lượng phương tiện ở Singapore tăng rất mạnh, chủ yếu do mức sống cao và người nhập cư, bất chấp việc nước này liên tục tăng thuế.
Người dân SIngapore phải đấu giá để có quyền sử dụng ôtô. Ảnh: Bloomberg
Theo hệ thống trên, bất kỳ ai muốn đăng ký xe mới sẽ phải đấu giá Quyền sở hữu xe (COE). Quyền này cho phép họ sở hữu và sử dụng phương tiện trong 10 năm. COE được định giá thông qua cơ chế thị trường để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Mỗi tháng sẽ có hai phiên đấu giá và đều được thực hiện online. Mức giá này phản ánh giá thị trường mà người dân sẵn sàng trả cho một chiếc xe.
Hệ thống VQS rất hiệu quả trong việc quản lý số lượng phương tiện, khi tổng tăng trưởng xe hàng năm được giữ ở mức 3% (trước đây). Tuy nhiên, khi tốc độ mở rộng đường giảm tới 50% thời gian gần đây, tỷ lệ trên đã bị giảm xuống chỉ còn 1% mỗi năm, kể từ tháng 5/2009. Đến tháng 8/2012, tỷ lệ này còn 1% và sẽ được điều chỉnh còn 0,5% tháng 2/2013 – 1/2015. Hạn ngạch này sẽ được tính toán lại sau mỗi 6 tháng.
Video đang HOT
Hệ thống VQS có 5 hạng mục đấu giá. Loại A cho ôtô có dung tích xi-lanh từ 1.600cc trở xuống, loại B cho xe từ 1.600 cc trở lên, loại C là xe chở hàng và xe bus, loại D là xe máy và loại E là tất cả các phương tiện. Hết 10 năm, người sử dụng phương tiện sẽ được chọn đăng ký lại từ đầu hoặc gia hạn chứng nhận COE thêm 5 – 10 năm nữa nếu trả thêm phí.
Trong phiên đấu giá đầu tiên của năm 2013, COE cho dòng xe loại A tại đây đã lên tới 92.100 SGD và loại B là 96.210 SGD (77.707 USD). Trong khi đó, năm 2009, giá cao nhất cho cả hai hạng mục này chỉ là trên 19.000 SGD. Theo Cơ quan quản lý giao thông đường bộ Singapore, ngoài việc đấu giá, người Singapore cũng phải trả thuế và phí đăng ký lên tới 150% giá trị thị trường của chiếc xe.
Người Nhật phải tìm được chỗ đỗ trước khi mua xe. Ảnh: Traveling Canucks
Để được sở hữu chiếc ôtô ở Nhật Bản, người dân cũng phải nộp kha khá các khoản thuế và phí. Như thuế phương tiện, cân nặng, thuế mua xe, tái chế, phí bảo hiểm bắt buộc/tự chọn và chi phí kiểm tra độ an toàn (shakken) khoảng 2 – 3 năm một lần, tùy vào độ tuổi của chiếc xe. Ngoài ra, người mua còn phải nộp các giấy tờ chứng minh họ có chỗ đỗ xe, trên đó có xác nhận của chủ bãi đỗ.
Chính sách này không đòi hỏi người dân phải là chủ sở hữu nơi đỗ, mà chỉ cần thuê là đủ. Vì vậy, kể cả nếu người Nhật thuê nhà mà không có chỗ đỗ ôtô, họ cũng không được phép mua xe. Sau khi tìm được địa điểm, họ sẽ phải thông báo việc này với cảnh sát địa phương.
Chính sách này được áp dụng từ những năm 1950 khi việc mua xe bùng nổ tại Nhật Bản. Trong tình trạng đường phố chật chội, chính sách trên đã giúp nước này tránh được ách tắc do ôtô đỗ khắp nơi. Mô hình này cũng được áp dụng ở Ấn Độ từ năm 2010 khi người dân đổ xô mua xe và có thói quen đỗ ôtô ngoài nhà vào ban đêm.
Theo VNE
Philippines "mạnh tay" đánh thuế thuốc lá và rượu, bia
Một cửa hàng rượu ở thủ đô Manila - Ảnh: AFP
Kể từ ngày 1.1.2013, chính phủ Philippines bắt đầu "mạnh tay" tăng thuế đánh vào các mặt hàng thuốc lá và rượu, bia.
Nhiều cửa hàng tại Philippines đã bán thuốc lá và rượu, bia với "giá trên trời" trước thời hạn chính phủ chính thức tăng thuế, theo tin tức từ AFP ngày 1.1.2013.
Theo lộ trình, thuế thuốc lá sẽ tăng dần mỗi năm kể từ ngày 1.1.2013. Đến năm 2017, giá một gói thuốc lá sẽ tăng gần gấp đôi (lên mức 52 peso, tương đương 1,27 USD). Thuế rượu bia cũng sẽ tăng dần hằng năm, mỗi năm tăng 4%, kể từ ngày 1.1.2013 đến năm 2017.
Đây là một phần trong kế hoạch tăng cường nguồn thu ngân sách của chính phủ nước này.
"Giá cả các mặt hàng rượu, bia và thuốc lá sau khi bị tăng thuế vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia khác như Singapore. Nhưng đối với người dân thường Philippines, rượu, bia và thuốc lá sẽ sớm trở thành xa xỉ phẩm", ông Laudemer Angeles, một ông chủ cửa hàng tạp hóa ở thị trấn Bacoor, phía nam thủ đô Manila của Philippines, nhận định.
Nhà hoạt động chống hút thuốc ở Philippines, ông Emer Rojas, cho biết ông hy vọng việc tăng thuế sẽ giúp giảm dần số lượng người mắc bệnh hoặc chết vì nghiện thuốc lá.
"Tôi nghĩ phải tăng thuế cao hơn nữa", ông Rojas nói.
Chính phủ Philippines cho biết nước này là một trong số những quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá nhất ở châu Á. Trong năm 2012, Philippines đã tiêu tốn 4,3 tỉ USD vì những căn bệnh liên quan đến thuốc lá.
Việc tăng thuế rượu, bia, thuốc lá sẽ giúp chính phủ Philippines tăng nguồn thu ngân sách thêm 800 triệu USD trong năm 2013. Một phần lớn số tiền thu được từ đây sẽ được dùng cho các chương trình y tế công cộng, theo AFP.
Chính phủ Philippines lần đầu tiên đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá lên quốc hội vào năm 1997, nhưng các nhà sản xuất thuốc lá đã vận động hành lang, làm "ì ạch" việc tăng thuế cho đến năm 2013, theo AFP.
Trong một diễn biến có liên quan khác, chính phủ Nga cũng giới hạn bán bia kể từ ngày 1.1.2013 nhằm ngăn chặn nạnnghiện rượu bia ở nước này.
Thero TNO
Ông Obama không muốn tăng thuế giới trung lưu Tổng thống Mỹ Obama Barack Obama ngày 29.12 kêu gọi quốc hội nước này cần bảo vệ tầng lớp trung lưu để họ không bị tăng thuế. Trong lần tranh cử vừa qua, ông từng nhiều lần kêu gọi tăng thuế đối với người giàu nhưng lại muốn tiếp tục chính sách không tăng thuế đối với người trung lưu. Đây cũng là...