Trả gần 500k để con làm việc nhà, bà mẹ ngỡ ngàng phát hiện “âm mưu” không tưởng tượng nổi của cô con gái láu cá
Người mẹ kể khi phát hiện sự thật, chị vừa tức vừa buồn cười, vừa khâm phục ý tưởng độc đáo của cô con gái.
Từ bao lâu nay, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên dành cho các cha mẹ là nên dạy và yêu cầu con phụ giúp việc nhà. Bởi đây không chỉ giúp trẻ biết cách tự chăm sóc cho bản thân và người khác mà còn là phương thức để con sống độc lập, tự tin và có trách nhiệm hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đứa trẻ nào cũng siêng năng chăm chỉ và tự nguyện làm việc nhà. Một số trẻ sẽ đòi hỏi sự trao đổi. Chẳng hạn như con rửa bát xong sẽ được xem điện thoại 30 phút, hay nhổ sạch cỏ ngoài vườn thì con sẽ được trả một số tiền. Điều này đôi khi dẫn đến một số tình huống khiến cha mẹ dở khóc dở cười. Đơn cử như trường hợp của một bà mẹ người Anh (xin giấu tên) dưới đây.
Bà mẹ này đã đồng ý trả 14 bảng Anh để Anna nhổ cổ và dọn sạch khu vườn (Ảnh minh họa).
Chị kể là mình có hai cô con gái Anna (13 tuổi) và Sue (11 tuổi). Để kiếm thêm thu nhập, Anna đã đưa ra lời đề nghị mẹ trả tiền cho một số việc vặt trong nhà mà cô bé làm. Tất nhiên, người mẹ đồng ý với điều kiện này. Mọi thứ dường như diễn ra rất tốt cho đến một hôm chị phát hiện ra sự thật về cách làm của con gái mình.
Hôm đó, chị có việc phải ra khỏi nhà. Trước khi đi, chị đã nói với Anna rằng con sẽ được trả 14 bảng Anh (khoảng 434.000 đồng) cho việc cắt cỏ và dọn dẹp khu vườn. Và mẹ chỉ trả tiền khi mọi thứ được dọn sạch sẽ. Tuy nhiên, sau đó, chị phát hiện ra rằng Anna đã ký thêm một thỏa thuận khác với cô em gái Sue của mình. Cô bé sẽ trả cho Sue 7 bảng Anh để hoàn thành công việc và giữ lại 7 bảng cho mình làm phí môi giới.
Nhưng cuối cùng người thực hiện công việc lại là Sue và cô bé sẽ được chị trả cho 7 bảng (Ảnh minh họa).
Người mẹ vừa tức vừa buồn cười đã lên mạng xã hội kể lại câu chuyện của mình và “cầu cứu” cư dân mạng: “Tôi chưa cho Anna biết là tôi đã biết chuyện con làm. Tôi rất muốn nói với con về việc này nhưng tôi chưa biết phải xử lý sao cho hợp lý. Một mặt, công việc đã hoàn thành và Anna đã trả cho Sue những gì con đã hứa. Một mặt khác, Anna chưa bao giờ cho tôi biết con đã hoàn thành công việc như thế nào, mà tôi cũng không hỏi con về điều này. Anna chỉ nói với tôi rằng con đảm bảo sẽ dọn khu vườn sạch sẽ và đúng là nó sạch thật.
Nhưng thật ra, tôi cũng rất tự hào về Anna vì con đã có cách làm việc như một doanh nhân. Chỉ là tôi không hài lòng khi con bóc lột sức lao động của em gái mình. Nhưng sau đó, con đã trả tiền cho em như đã hứa và Sue vui vẻ với điều này. Tôi thật sự rất bối rối, không biết phải xử tình huống này như thế nào”.
Video đang HOT
Nghe xong câu chuyện của bà mẹ này, rất nhiều người đã cười nghiêng ngả và thích thú với cách vận hành công việc của Anna. Đây quả thực là đứa trẻ có đầu óc kinh doanh tốt. Một người đã khuyên bà mẹ nên hướng Anna vào việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Còn có người đùa rằng: “May mà chị không có đứa con nhỏ thứ 3, chứ không thì Sue lại chia đôi tiếp 7 bảng của mình”.
Nhưng đại đa số mọi người đề xuất ý kiến: “Hãy nói với Anna rằng mẹ đang có ý định tiết kiệm 14 bảng Anh, thế nên mẹ sẽ bỏ qua người trung gian mà làm việc trực tiếp với Sue luôn. Và một khi nhận ra mình sẽ không có gì cả thì Anna sẽ phải tự mình làm việc”.
Cha mẹ trả tiền khi con hoàn thành việc nhà – lợi bất cập hại
Trả tiền để con làm việc nhà mang đến nhiều vấn đề “lợi bất cập hại” (Ảnh minh họa).
Dạy con cách kiếm tiền bằng sức lao động của mình và quản lý chi tiêu là một trong những vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần làm ngay từ khi con còn nhỏ. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ dùng tiền để trả khi con làm công việc nhà. Bởi nếu làm như vậy, theo bà Amanda L. Grossman, Chuyên gia Giáo dục Tài chính, người sáng lập ra trang Money Prodigy – nơi hướng dẫn cha mẹ cách dạy con kiếm tiền, nó sẽ gây ra những vấn đề “lợi bất cập hại”. Cụ thể như sau:
1. Trẻ không có động lực làm việc nhà
Những người thành công thường là những người có tuổi thơ vất vả. Nghĩa là họ phải hoàn thành các công việc khác nhau, đơn giản như làm việc nhà, tự chăm sóc bản thân hay phụ giúp bố mẹ các công việc nặng nhọc… Và trách nhiệm phải hoàn thành công việc của mình đã trở thành một thói quen tốt ăn sâu vào máu khi họ lớn lên. Đây được gọi là động lực làm việc từ bên trong.
Nhưng khi bạn cho con tiền sau khi con làm xong một việc thì đó là một thức bên ngoài của động lực. Nói cách khác, trẻ sẽ làm việc vì để được nhận quà hoặc tiền chứ không phải vì mình cần phải có trách nhiệm làm việc đó.
2. Trẻ sẽ không làm nếu lúc đó con không cần dùng tiền
Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày con không còn cần tiền nữa? Lúc đó, trẻ sẽ cương quyết không làm việc nhà chỉ vì con đã có đủ tiền để dùng rồi và tạm thời chưa cần thêm tiền nữa.
Trên thực tế, có rất nhiều cha mẹ than phiền rằng làm thế nào để con chịu làm việc nhà, dù trả tiền hay đặt phần thưởng thì khi “cơn lười” lên, con đều từ chối. Và các cha mẹ này đã hoàn toàn bất lực với con.
Bà Amanda chia sẻ đây chính là hậu quả của việc dùng tiền để lôi kéo con làm việc nhà. Bạn chỉ có thể dùng tiền để mua sự chấp thuận tạm thời, chứ không thể mua được cách sống có trách nhiệm mãi mãi từ con.
3. Con sẽ chỉ làm việc nhà khi được trả tiền
Theo bà Amanda đây là một vấn đề phổ biến. Nếu mỗi việc nhà đều được định ra một mức giá thì trẻ sẽ cho rằng đây là một cuộc trao đổi mua bán. Ở đây bạn là người mua và trẻ là người bán, thuận mua thì vừa bán. Và nếu con cảm thấy cha mẹ đang ép giá mình, trẻ sẵn sàng từ chối cuộc trao đổi này.
Suy cho cùng, cha mẹ và con cái đang sống chung dưới 1 mái nhà, nghĩa là mỗi người đều phải có trách nhiệm với công việc trong nhà. Do đó, thay vì trả tiền cho con để con phụ giúp việc vặt, cha mẹ nên dạy con làm việc nhà ngay từ khi con còn bé. Có thể mọi thứ sẽ rối tung lên, bạn sẽ phải tốn thêm thời gian để dọn dẹp lại, nhưng đây lại là phương thức để bạn dạy con cách sống tự lập, tự chăm sóc bản thân và có trách nhiệm với mọi người xung quanh.
Không đi họp phụ huynh, ông bố bị giáo viên "dằn mặt" bằng bài văn bêu xấu gia đình, đọc câu nào là đớn người câu nấy
Bài văn do chính tay cô con gái lớp 1 viết, đã khiến ông bố lặng người khi đọc.
Họp phụ huynh là buổi gặp mặt thường niên của cha mẹ với thầy cô giáo để trao đổi chuyện học tập của học sinh. Hầu hết, cha mẹ sẽ cố gắng thu xếp đi họp, tuy nhiên vì nhiều lý do bất đắc dĩ nên đành phải lỗi hẹn.
Thông thường, giáo viên sẽ thông cảm với lý do của phụ huynh đồng thời gửi lại biên bản buổi họp. Ấy vậy mà có 1 cô giáo ở Trung Quốc đã có cách hành xử bá đạo để dằn mặt ông bố không chịu đến họp cho con, nhưng hiệu quả hay không thì lại rất... hên xui!
Cụ thể, khi biết tin người bố không đến họp cho con, cô giáo đã đăng tải bài văn tự miêu tả cuộc sống gia đình của cô con gái lên group chat của phụ huynh. Đọc xong bài viết, ông bố đã đùng đùng tức giận vì cô giáo lại công khai những lời văn nhạy cảm của con mình.
Để dằn mặt ông bố không đi họp phụ huynh, giáo viên đã đăng tải bài viết miêu tả cuộc sống gia đình của cô con gái (Ảnh minh họa)
Bài văn được đặt với tiêu đề "Gia đình phá sản", cùng nội dung chưa đến 100 chữ như sau:
" Cuộc sống giàu sang ngày xưa đã không còn. Em không còn dùng bút trị giá hàng triệu đồng để làm bài tập, thay vào đó là bút chì gỗ. Trước khi đi ngủ, mẹ không còn mang gà nhân sâm để tẩm bổ mà em chỉ được uống nước lã.
Trước kia, đồng phục của em luôn được giặt ủi, xịt nước hoa thơm lừng trước khi đến lớp. Nhưng bây giờ quần áo chỉ được giặt bằng nước, thậm chí bố mẹ còn không đủ tiền mua bột giặt.
Gia đình em đã phá sản, em từ cô bé quý tộc trở thành người hoàn toàn bình thường. Em phải mất một thời gian mới được thích nghi với cuộc sống này. Vậy nên, mong cô giáo hãy thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình em đang đối mặt ".
Hành động của cô giáo bị cho là "kém sang", thiếu tôn trọng phụ huynh (Ảnh minh họa)
Ông bố vừa thương, vừa giận khi đọc những dòng tâm sự của cô con gái. Câu chuyện gia đình phá sản là điều không ai mong muốn, ấy vậy mà còn bị cô giáo đăng công khai trong group chat của phụ huynh.
Điều này không chỉ khiến cô con gái và ông bố "bẽ mặt" mà còn có thể khiến cô bé trở thành tâm điểm của sự trêu chọc. Đáng lẽ với cương vị của người giáo viên, cô giáo chủ nhiệm nên hiểu điều đó và thông cảm cho hoàn cảnh gia đình của học sinh.
Hành động "dằn mặt" của cô giáo không hề khiến việc học của cô học trò tốt hơn, thậm chí còn khiến hình ảnh giáo viên ngày càng xấu đi trong mắt các phụ huynh. Nhiều cha mẹ đã lên tiếng bênh vực cho ông bố, đồng thời kêu gọi cô giáo phải đưa ra lời xin lỗi chính thức.
Rơi nước mắt trước cảnh bố ôm chầm con gái khi cô bất ngờ về thăm Tình cảm của bố mẹ dành cho con cái luôn luôn thật thiêng liêng và đáng được tôn trọng. Dù cho chúng ta có ở nơi xa cách ngàn trùng thì họ vẫn sẽ là người đầu tiên quan tâm và dõi theo ta trên mọi bước đi của cuộc đời. Câu chuyện của cô con gái nhỏ cùng người bố gặp lại...