Trà chanh không tốt cho thai phụ
Phụ nữ có thai thường có thân nhiệt nóng hơn người bình thường vì vậy trà chanh lại là thức uống khoái khẩu. Trà được coi như một loại nước uống chữa bệnh cho mọi người, tuy nhiên đối với phụ nữ có thai thì ngược lại.
DS.BS Trần Thị Thu Hiền, bộ môn Dược liệu, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, nói đến trà người ta thường nhắc đến 2 loại là trà xanh và trà mạn. Chúng ta ít khi để ý đến vấn đề ảnh hưởng của nước trà đến thai phụ. Trên thực tế các chất trong trà có ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi.
Cụ thể, trong lá chè có chứa từ 2 – 5% lượng cafein có tác dụng gây hưng phấn. Nếu thai phụ uống quá nhiều chè đặc sẽ kích thích thai cử động nhiều, thậm chí nguy hại đến sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Sự kích thích này ngang với sử dụng cà phê. Trong trà xanh còn có chất EGCG có tác dụng chống oxy hóa.
Thai phụ không nên uống trà xanh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt hoặc dẫn đến sự kích thích thần kinh trung ương. Ảnh minh họa: IE
Đối với trà chanh, vì có bỏ thêm vài lát chanh, tức là thêm vitamin C. Chất axit hữu cơ trong chanh (axit citric) không có tác dụng làm tăng hàm lượng chất EGCG trong trà mà chỉ kéo dài tác dụng của chất EGCG (vì axit hữu cơ có tác dụng như một chất bảo quản, làm chất EGCG không bị phân hủy quá nhanh). Với người bình thường rất tốt, nó giúp lợi tiểu, chống lão hóa, nhưng đối với thai phụ khi chất này vào cơ thể sẽ làm giảm hàm lượng axit fonic, ảnh hưởng tới hệ thần kinh của thai.
Video đang HOT
Mặt khác, khi ta uống trà thấy chát đó là có chất tanin, nếu kết hợp với chất sắt trong thức ăn sẽ thành hợp chất khó được cơ thể hấp thụ. Do vậy, nếu thai phụ uống quá nhiều nước trà đặc có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt và tất yếu thai nhi sinh ra sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt bẩm sinh.
Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy cho hay, thai phụ không nên uống trà xanh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt hoặc dẫn đến sự kích thích thần kinh trung ương làm tim đập nhanh, dễ hưng phấn dẫn đến khó ngủ, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Hằng ngày, thai phụ nên uống 2 – 3 tách trà, khoảng 200ml. Mùa hè tùy vào cơ thể, trọng lượng của mẹ và con mà thai phụ nên có những lựa chọn nước uống khác nhau. Một số nước uống tốt cho sức khoẻ như nước dừa, đậu nành, nước hoa quả, nước lọc đều có thể thay thế được trà chanh.
Theo BĐVN
Thuốc nội không thua kém thuốc ngoại
Hiện nay, trên thị trường thuốc tây khá đa dạng thuốc ngoại, nội. Vậy chất lượng giữa thuốc ngoại và nội có như nhau không?
Hiểu về thuốc tây
Trước hết, thuốc tây là thuốc gì? Từ thời Pháp thuộc, tất cả các thuốc được nhập từ nước Pháp hay từ các nước phương tây đều được người dân gọi là "thuốc tây". Nhưng có một điều làm cho tình hình hiện nay khác với thời Pháp đô hộ là thời đó, tất cả thuốc tây đều phải nhập từ nước ngoài, còn hiện nay "thuốc tây" bao hàm cả thuốc do chính các công ty, xí nghiệp dược phẩm ta sản xuất mà ta gọi là "thuốc nội".
Ngoại trừ một số thuốc đi từ dược liệu có sẵn trong nước và được bào chế theo phương pháp cổ truyền, phần rất lớn các thuốc sản xuất ở các xí nghiệp dược phẩm của ta hiện nay đều là thuốc tây đích thực. Bởi vì, các dược sĩ điều hành xí nghiệp dược phẩm đều được đào tạo, học chủ yếu về thuốc tây; nguyên liệu dùng làm ra thuốc đều được nhập từ nước ngoài và được kiểm tra đầu vào rất kỹ, các thiết bị máy móc dùng bào chế thuốc cũng thườngphải nhập và đạt mức độ hiện đại; thao tác, quy trình sản xuất thuốc hiện nay đều đạt các quy tắc "Thực hành tốt sản xuất thuốc" (GMP - Good Manufacturing practice) do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra.
Chất lượng thuốc ngoại, thuốc nội
Quá trình sản xuất thuốc nội và ngoại nếu được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP là không khác nhau. GMP được định nghĩa là hệ thống những quy định hay hướng dẫn mà nhà sản xuất dược phẩm tuân thủ để cho ra các sản phẩm luôn luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký và bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người sử dụng.
Thuốc điều trị bệnh rất đa dạng trên thị trường
Vì vậy, kể cả thuốc nội hay thuốc ngoại nếu được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đều có quá trình sản xuất giống nhau cho một loại sản phẩm. Quá trình sản xuất là giống nhau bởi vì GMP bắt buộc được áp dụng cho mọi hoạt động trong quá trình sản xuất thuốc từ đầu vào như: nhận xử lý nguyên liệu/bao bì, pha chế, bảo quản bán thành phẩm, ra thành phẩm, đóng gói và bảo quản thành phẩm; đến đầu ra như: phân phối, đặc biệt nếu có sai sót sẽ thu hồi sản phẩm, bảo quản sản phẩm trả lại, biệt trữ.
Vì sao thuốc ngoại lại có giá cao?
Nhiều người thuốc ngoại đắt hơn, thậm chí gấp 5 lần, 10 lần so với thuốc nội tương đương thì có nghĩa là thuốc ngoại tốt hơn. Điều này không phải hoàn toàn sai. Bởi vì, có những thuốc còn quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp mà hãng sản xuất đã tiêu tốn quá nhiều cho việc nghiên cứu tìm ra thuốc ấy. Hay đặc biệt, hãng sản xuất do áp dụng quy trình bào chế tiên tiến hơn, có dạng bào chế thích hợp hơn tác động đến khả năng tiếp thu, chuyển hóa của người bệnh làm cho thuốc có tác dụng nhanh hơn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp không vì giá đắt hơn mà chất lượng thuốc tốt hơn, đặc biệt là so sánh giữa thuốc ngoại nhập và thuốc sản xuất trong nước. Nhiều thuốc ngoại chịu phí tổn rất cao cho phần quảng cáo, tiếp thị và một số thuốc chịu thuế nhập khẩu. Do đó, giá thuốc ngoại cao hơn thuốc nội rất nhiều, chẳng hoàn toàn vì lý do chất lượng.
Thuốc nội đã khác xưa
Đúng là có một thời kỳ, thuốc nội do do điều kiện sản xuất không được đầu tư thỏa đáng nên hoặc chất lượng thuốc không đảm bảo; hoặc mẫu mã thuốc không bắt mắt. Các chi tiết tưởng chừng vặt vãnh như thuốc ống uống (ampoule buvable) sản xuất trong nước trước đây mà không cung cấp lưỡi cưa ống thuốc kèm theo, nút chai lọ thuốc mở ra rất khó và đóng lại thì không chặt, nhãn thuốc in chữ lèm nhèm... đã gây ấn tượng xấu cho người dùng thuốc. Ấn tượng xấu ấy kéo dài cho đến bây giờ. Nhưng trong tình hình hiện nay thì như thế nào? Ngoại trừ một số thuốc đặc trị mà điều kiện sản xuất trong nước chưa cho phép sản xuất, thuốc đang sản xuất (đa số nằm trong danh mục thuốc thiết yếu hay thuốc generic) của các công ty xí nghiệp dược phẩm trong nước không thua kém với thuốc ngoại tương đương. Với những thông tin vừa nêu trong bài này, có lẽ người tiêu dùng chúng ta cũng cần cân nhắc lại việc chọn mua thuốc nội và ngoại...
Theo SK&ĐS
Bí quyết chống háo trong những ngày Tết Dịp Tết, ăn nhiều thực phẩm chiên xào, bánh chưng, thịt mỡ, lại uống nhiều bia rượu, giờ giấc cũng thất thường, dễ gây "nóng trong người". Vài chiêu đơn giản sẽ giúp bạn và gia đình luôn thoải mái. Uống nhiều nước quả, ăn nhiều rau xanh cũng giúp "hạ nhiệt" - Hạn chế uống nước có ga, chỉ nên dùng nước...