TQ vừa kêu gọi Nhật đàm phán, vừa điều tàu chiến
Hôm (20/9), Trung Quốc kêu gọi Nhật đối thoại và đàm phán để giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn kiên định chủ trương giải quyết vấn đề Điếu Ngư thông qua đối thoại và đàm phán.
Ông Hồng Lỗi cho biết thêm, Trung Quốc sẽ duy trì liên lạc với Nhật Bản ở mọi cấp độ và giải thích lập trường chính thức của Trung Quốc.
Video đang HOT
Trái với tuyên bố ngoại giao khá mềm mỏng, truyền hình Nhật hôm nay loan báo Trung Quốc đã cử 2 tàu tên lửa hiện đại nhất đến gần Senkaku/Điếu Ngư trong tối qua, 19/9.
Theo đó, hiện quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã nằm trong tầm bắn tên lửa 250km của 2 tàu trên, khiến lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản báo động cao.
Trong khi đó, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, Trung Quốc vẫn sẽ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản như kế hoạch.
Theo nguồn tin này, cựu Ủy viên Quốc Vụ viện Đường Gia Triền sẽ chủ trì tiệc chiêu đãi ngày 26/9 và lễ kỷ niệm chính thức sẽ được tổ chức vào trưa ngày 27/9.
Ông Đường Gia Thiền hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Trung – Nhật.
Trong một diễn biến liên quan, báo Nihon Keizai (Nhật Bản) cho biết, Tokyo sẽ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thiệt hại tại các phái bộ ngoại giao Nhật Bản ở Trung Quốc do người biểu tình gây ra.
Yêu cầu được Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura đưa rahôm nay, 20/9.
Ông Fujimura cũng cho rằng, những yêu cầu bồi thường thiệt hại của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc cần phải được xử lý theo luật pháp địa phương.
Theo Tinngan
Iran tuyên bố điều tàu chiến áp sát Mỹ
Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Sayyari tuyên bố Tehran sẽ đáp trả sự hiện diện của Mỹ ở các vùng biển của nước này bằng việc đưa tàu chiến tới khu vực biển quốc tế ngoài khơi nước Mỹ.
Chưa có thông tin cụ thể nào được đề cập tới nhưng trong bài phỏng vấn phát đi trên truyền hình nhà nước, ông Sayyari cho biết các kế hoạch đang được thiết lập để triển khai "trong vòng vài năm tới".
Được biết hai năm qua, Iran đã mở rộng tầm hoạt động của hải quân và từng đưa tàu chiến ra biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương.
Đô đốc Sayyari không phủ nhận biện pháp đề xuất trên là sự đáp trả việc Mỹ gia tăng số lượng tàu chiến ở Eo biển Hormuz - tuyến đường vận chuyển dầu lửa trọng yếu ngoài khơi bờ biển Iran mà Tehran đã có lần đe dọa đóng cửa.
Tàu khu trục Jamaran do Iran tự chế bắn thử tên lửa Nour ngoài khơi bờ biển phía Nam vùng Vịnh
"Chúng tôi không cho phép bất cứ ai đi qua các vùng biển của đất nước. Không cần nước nào phải thiết lập an ninh khu trong khu vực của chúng tôi", ông Sayyari nói.
Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ hiện đang đóng tại Bahrain, nằm ở bờ Nam Eo biển Hormuz, nơi mỗi năm có hơn 1/3 lượng dầu lửa của thế giới vận chuyển qua đây.
Do bị Mỹ và EU cấm vận với cáo buộc bí mật phát triển vũ khí hạt nhân, lượng xuất khẩu dầu lửa của Iran đã giảm một nửa trong năm vừa qua. Theo báo cáo của Bloomberg thì Iran đang mất đi khoảng 130 triệu USD mỗi ngày từ những cấm vận này.
Trước đây, Bộ lư lệnh tối cao Iran từng tuyên bố sẽ điều tàu chiến áp sát Mỹ nhưng những đe dọa này mới chỉ dừng lại ở lời nói chứ chưa được triển khai.
Hiện hai quốc gia thù địch đang trong tình trạng căng thẳng leo thang khi có những đồn đoán Israel - đồng minh thân cận của Washington có thể tấn công Iran để triệt tiêu chương trình hạt nhân của nước này.
Theo VNN
Vừa hạ thủy tàu tàng hình, Indonesia muốn sắm tiếp 12 tàu ngầm Ngày 31/8 vừa qua Indonesia chính thức hạ thủy tàu chiến tàng hình đầu tiên do nước này tự sản xuất với chi phí khoảng 12 triệu USD. Cùng lúc đó Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro khẳng định muốn trang bị thêm 12 tàu ngầm trước năm 2024. Tàu ngầm được hạ thủy mang tên KRI Klewang, số hiệu 625, là tàu...