TQ: Tượng Phật bí ẩn 600 tuổi “trồi lên” giữa hồ nước
Một bức tượng Phật bỗng xuất hiện sau khi mực nước hồ chứa ở Trung Quốc giảm mạnh.
Bức tượng Phật lộ ra sau khi mực nước ở hồ chứa giảm mạnh
Một bức tượng Phật 600 tuổi vừa được phát hiện trong một hồ chứa nước ở tỉnh Giang Tây, phía đông Trung Quốc. Tượng Phật lộ ra sau khi mực nước trong hồ giảm xuống trong quá trình tu sửa.
Người dân địa phương lần đầu phát hiện đầu của tượng Phật vào tháng trước khi mực nước giảm hơn 10 m trong hồ chứa, Tân Hoa Xã đưa tin.
Bức tượng cao khoảng 3,8m và được khắc vào vách núi. Đầu của bức tượng dường như nhìn xuống nước một cách bình thản.
Người dân địa phương lần đầu phát hiện đầu của tượng Phật vào tháng trước khi mực nước giảm hơn 10 m trong hồ chứa
Tượng Phật đã thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như người dân địa phương. Họ coi đây là một dấu hiệu tốt lành.
Các nhà khảo cổ học cho biết bức tượng có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644).
“Nghiên cứu sơ bộ cho thấy bức tượng có thể được xây dựng trong thời kỳ đầu của triều đại nhà Minh, thậm chí có thể sớm hơn từ triều đại nhà Nguyên”, Xu Changqing, giám đốc Viện Nghiên cứu Khảo cổ học của tỉnh Giang Tây, nói với CNN.
Video đang HOT
Bức tượng cao khoảng 3,8m và được khắc vào vách núi. Đầu của bức tượng dường như nhìn xuống nước một cách bình thản.
Bức tượng khả năng chỉ là phần trên của một di tích chưa được khai thác. Nền móng của một ngôi chùa cũng được tìm thấy dưới nước.
Hồ sơ địa phương cho biết hồ chứa nằm trên đống đổ nát của một thành phố cổ đại được gọi là Tiểu Thị.
Ông Xu cho biết một nhóm khảo cổ học đang điều tra cả thành phố cổ và bức tượng để lên kế hoạch bảo tồn.
Xu nói thêm rằng nước có thể đã giúp bảo tồn bức tượng với nhiều chi tiết chạm khắc tinh xảo. “Chúng tôi nghĩ nếu bức tượng không được bảo quản trong nước, có thể nó đã bị phong hoá, oxy hóa hoặc gặp nhiều rủi ro khác”, Xu nói.
Tượng Phật đã thu hút rất nhiều khách du lịch cũng như người dân địa phương. Họ coi đây là một dấu hiệu tốt lành.
Guan Zhiyong, một quan chức địa phương, nói với Tân Hoa Xã rằng bức tượng có ý nghĩa như là một người bảo vệ, giúp làm giảm tác động của dòng chảy nhanh nơi hai con sông hội tụ.
Bức tượng bị chìm xuống nước vào năm 1960 khi hồ chứa Hongmen được xây dựng. Tại thời điểm đó, chính quyền địa phương không nhận thức được về việc bảo vệ di sản, Xu nói.
Sự “tái xuất” của tượng Phật đã khiến nhiều người cao tuổi địa phương nhớ lại thời xa xưa. Huang Keping, một thợ rèn địa phương 82 tuổi, cho biết ông lần đầu nhìn thấy tượng Phật vào năm 1952. “Tôi nhớ là bức tượng được mạ vàng vào thời điểm đó”, ông Huang nói với Tân Hoa Xã.
Nước có thể đã giúp bảo tồn bức tượng với nhiều chi tiết chạm khắc tinh xảo
Theo Trà My – CNN (Dân Việt)
TQ: Phát hiện báu vật trong đầu tượng Phật 700 tuổi
Cả tờ tiền và bức tượng cổ có thể được bán với giá lên đến 1 tỷ đồng, CNN đưa tin.
Tờ tiền cổ được giấu trong đầu tượng Phật, là một trong những loại tiền giấy sớm nhất ở Trung Quốc
Không phải ngày nào bạn cũng có thể tìm thấy một tờ giấy bạc 700 năm tuổi. Và với Ray Tregaskis, người đứng đầu về nghệ thuật châu Á tại nhà bán đấu giá Mossgreen ở Úc, việc này cảm giác như phát hiện của cả một đời người.
Tregaskis phát hiện ra tờ tiền cổ trong khi đang kiểm tra bên trong bức tượng Phật bằng gỗ từ thế kỷ 14. Ẩn bên trong đầu của bức tượng, ông tìm thấy một mảnh giấy nhàu nát.
Sau khi kiểm tra kĩ hơn, ông phát hiện đây là tờ tiền giấy 700 năm tuổi từ thời đại nhà Minh, một trong những loại tiền giấy sớm nhất ở Trung Quốc.
"Đây là lần đầu tiên một tờ tiền giấy được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ", Tregaskis nói. "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên, và sau khi dịch chữ trên tờ tiền, chúng tôi rất phấn khích".
"Đây là lần đầu tiên một tờ tiền giấy được phát hiện trong một tác phẩm điêu khắc Phật giáo bằng gỗ"
Tờ tiền được làm ra trong triều đại nhà Minh của Trung Quốc, kéo dài gần 300 năm, từ năm 1368-1644.
Thời gian Minh Thái Tổ (vị hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh) cai trị là một thời kỳ thịnh vượng nhờ có dân số tăng và giao thương quốc tế phát triển. Trong thời gian này, Trung Quốc đã thay thế tiền tệ truyền thống (vàng bạc) bằng tiền giấy.
Tờ tiền cổ đã được "xác nhận" bởi chính vị hoàng đế, với 3 dấu đỏ và một dòng chữ ghi: "Được ủy quyền bởi Bộ Tài chính, tờ tiền này có chức năng tương tự tiền xu. Những người sử dụng tiền giả sẽ bị chém đầu, người chỉ điểm sẽ được thưởng 250 đồng bạc cộng với tất cả tài sản của tội phạm. Năm thứ ba của thời kỳ Minh Thái Tổ".
Tờ tiền có thể được bán với giá khoảng 2.000-4.000 USD (khoảng 44-88 triệu đồng)
Tờ tiền giấy "1 guan" là mệnh giá cao nhất thời điểm đó, có giá hiện tại tương đương 98 USD. Tuy nhiên, cộng với giá trị lịch sử, khi đem bán đấu giá, tờ tiền có thể được mua lại với giá khoảng 2.000-4.000 USD (khoảng 44-88 triệu đồng).
Bức tượng Phật và tờ tiền giấy sẽ được "đi du lịch" toàn thế giới để trưng bày tại Melbourne, Úc từ ngày 21-23.10, và sau đó là London, Hồng Kông trong tháng 11. Sau đó, hai báu vật sẽ được mang về nhà Sydney, Úc vào tháng 12, sẵn sàng để bán đấu giá.
Cả bức tượng và tờ tiền dự kiến sẽ được bán với giá từ 30.000-45.000 USD (667 triệu đến 1 tỷ đồng).
Theo Trà My - CNN (Dân Việt)
Nghệ thuật Niết bàn Thưởng lãm bộ sưu tập đặc biệt của tỉ phú Singapore Oei Hong Leong. Bốn thập niên trước, khi chuyến đến Singapore, Oei Hong Leong bắt đầu mua cổ vật Phật giáo làm đỏ trang trí nhà. Hồi ông 30 tuổi khi đó, ông có được nguồn lực cần thiết là cha mình, Eka Tjipta Widjaja, một tỉ phú của Indonesia. Giờ đây,...