TQ từng dùng chiến thuật trong binh pháp Tôn Tử khiến quân Mỹ, Anh hứng thất bại tồi tệ?
Không được vũ trang đầy đủ, thiếu trang bị và mang theo trách nhiệm nặng nề, quân tình nguyện Trung Quốc (Chí nguyện quân) tham chiến ở Triều Tiên, đối đầu với lực lượng quân sự mạnh nhất ở thời điểm đó.
Binh sĩ Trung Quốc ném lựu đạn cầm tay trong trận đánh trên một đỉnh đồi ở Triều Tiên.
Những gì xảy ra sau đó khiến cả thế giới chấn động, theo Asia Times. Tháng 10.1950, Chí nguyện quân Trung Quốc (PVA) trực tiếp đụng độ với quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu, trong điều kiện thời tiết lạnh giá ở Triều Tiên.
Chỉ trong 3 tháng cuối năm, binh sĩ Trung Quốc đã đánh bại Mỹ và đồng minh, bảo vệ Triều Tiên khỏi nguy cơ bị xóa sổ. Sự kiện này cũng chấm dứt “một thế kỷ ô nhục”, khi Trung Quốc liên tục để thua các thế lực nước ngoài.
Trung Quốc hiện đang trong những ngày kỷ niệm 70 năm “cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và hỗ trợ Triều Tiên”.
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 70 năm chiến tranh Triều Tiên vào ngày 23.10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố thời kỳ mà Bắc Kinh phải chịu đựng “những kẻ xâm lược” đã qua.
Không nêu đích danh Mỹ, ông Tập nhắc lại lịch sử cuộc chiến tranh Triều Tiên, đồng thời chỉ trích “chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa vị kỷ cực đoan hiện nay”.
Quay trở lại tháng 10.1950, liên quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu phản kích dữ dội, đánh thẳng sang đất Triều Tiên. Ở Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông lo ngại rằng nếu để mất Triều Tiên, chuyện Mỹ nhắm đến Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian, bởi Trung Quốc và Triều Tiên gắn bó khăng khít như “răng với môi”.
Video đang HOT
Binh sĩ Trung Quốc luôn tấn công với số lượng áp đảo đối phương.
Cuộc can thiệp quân sự năm đó của Trung Quốc là một ván cược lớn. Đó là khi Trung Quốc vẫn còn ký ức đau thương của “một thế kỷ ô nhục”, từ Chiến tranh thuốc phiện với Anh, Chiến tranh Trung-Nhật và sự kiện liên quân 8 nước đánh thẳng vào Bắc Kinh.
Sau thế chiến 2, Trung Quốc là quân lực mạnh thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Anh và Liên Xô.
Chí nguyện quân Trung Quốc biết nguy cơ mà họ phải đối mặt ở Triều Tiên. Họ gọi nơi vượt sông Áp Lục sang Triều Tiên là “cổng địa ngục” và coi bản thân là “lá chắn sống”.
Nhưng họ triển khai một chiến thuật tuyệt vời khi sử dụng lợi thế có sẵn, bao gồm khả năng ngụy trang, di chuyển nhanh và nhân lực dồi dào, chống lại lợi thế của quân Mỹ và đồng minh – đó là hỏa lực và sự cơ động. Chiến thuật này được gọi là chiến thuật biển người.
Dưới màn đêm tối đen, binh sĩ Trung Quốc ào ạt xông tới các cứ điểm của quân địch. Sử dụng ám hiệu tiếng kèn và tiếng cồng, Chí nguyện quân xông thẳng lên phía trước, dùng lựu đạn ném vào các công sự địch.
Ở hai bên cánh, các binh sĩ Trung Quốc khép chặt vòng vây, ngăn liên quân Mỹ sơ tán người bị thương, vận chuyển hàng tiếp tế. Nếu liên quân Mỹ rút lui, Chí nguyện quân sẽ lập đội mai phục để đánh úp. Nếu liên quân Mỹ quyết kháng cự, toàn bộ lực lượng sẽ bị bao vây và tiêu diệt.
Chí nguyện quân tấn công sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ ở Kunu-ri.
Chiến thuật biển người lấy ý tưởng từ một sách lược được Tôn Tử, chiến lược gia nổi tiếng Trung Quốc trong lịch sử nhắc đến. Đó là “tấn công kẻ địch giống như nước”, tràn vào vị trí kẻ địch một cách chớp nhoáng.
Áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật này, Chí nguyện quân gây thiệt hại nặng nề nhất đối với quân Mỹ và Anh kể từ Thế chiến 2, bao gồm toàn bộ hai trung đoàn quân đội Mỹ bị tiêu diệt ở Kunu-ri năm 1950 và toàn bộ tiểu đoàn bộ binh Anh bị tiêu diệt ở bờ sông Imjin năm 1951.
Giải phóng Triều Tiên vào tháng 12.1950, Chí nguyện quân thừa thắng xông lên, đánh thẳng xuống phía nam, chiếm Seoul vào ngày 4.1.1951. Nhưng chiến trường trải dài tới hàng ngàn km là thách thức lớn đối với lực lượng hậu cần.
Kết quả là Chí nguyện quân bị liên quân Mỹ đẩy lùi, tái lập vĩ tuyến 38 chia cắt hai miền Triều Tiên.
Đến cuối năm 1951, cục diện chiến tranh ngã ngũ khi cả hai bên đều trấn giữ các cứ điểm trọng yếu. Lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào tháng 7.1953.
Ước tính hơn 197.000 Chí nguyện quân thiệt mạng ở Triều Tiên, nhưng thành tích đạt được là một chiến thắng lớn.
Ngày nay, Triều Tiên là đồng minh hàng đầu của Trung Quốc, đóng vai trò chiến lược ở vùng biên giới đông bắc của Trung Quốc.
Ấn Độ thả binh sĩ Trung Quốc
Ấn Độ đã trao trả binh sĩ Trung Quốc bị bắt sau khi đi lạc qua biên giới tranh chấp, nơi hai nước xung đột trong những tháng gần đây.
Hạ sĩ Wang Ya Long được Ấn Độ bàn giao cho phía Trung Quốc sáng nay, quân đội Trung Quốc cho biết trong một thông báo. Quan chức chính phủ Ấn Độ trước đó cho biết hạ sĩ Wang vẫn "khỏe mạnh", nhưng việc thả binh sĩ này chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục.
Ấn Độ ngày 19/10 cho biết hạ sĩ Wang bị bắt ở khu vực Demchok, phía đông Ladakh, sau khi vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Quân đội Ấn Độ thêm rằng Wang đã được trợ giúp y tế, cho thở oxy, ăn uống và mặc quần áo ấm "để chống chọi điều kiện khắc nghiệt ở độ cao lớn".
Đại tá Trương Thủy Lợi, một phát ngôn viên của quân đội Trung Quốc, cho biết Wang bị lạc khi đi tìm gia súc cho một nông dân Tây Tạng.
Bình sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới. Ảnh: NDTV.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang dọc biên giới chưa phân định dài 3.500 km giữa hai nước từ đầu tháng 5, đỉnh điểm là vụ ẩu đả hôm 15/6, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc không biết con số thương vong. Quân đội hai nước đã triển khai hàng nghìn binh sĩ dọc theo LAC sau lần đụng độ đẫm máu nhất nhiều thập kỷ.
Các quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ và Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc họp để thảo luận về biên giới tranh chấp và nhất trí "tránh gây hiểu nhầm và đánh giá sai", đồng thời "tránh đơn phương thay đổi tình hình thực địa", đồng nghĩa với không triển khai thêm quân đến biên giới. Tuy nhiên, hai bên không nhắc đến rút bớt lực lượng ở khu vực tranh chấp.
Ấn Độ cũng tìm kiếm quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với các quốc gia khác để đề phòng trước sức mạnh quân sự ngày một lớn của Trung Quốc. Căng thẳng ở biên giới cũng thúc đẩy phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ, trong khi chính phủ nước này cấm một loạt ứng dụng mạng xã hội của đối thủ.
Ấn Độ chưa trao trả lính Trung Quốc Ấn Độ cho biết sẽ trao trả lính Trung Quốc bị bắt vì đi lạc sau khi hoàn tất mọi thủ tục, nhưng không cho biết thời gian cụ thể. Quan chức chính phủ Ấn Độ giấu tên hôm nay cho biết hạ sĩ Trung Quốc Wang Ya Long vẫn "khỏe mạnh", nhưng cho biết việc thả binh sĩ này chỉ được thực...