TQ trao tin vô cùng xấu cho Triều Tiên trong cuộc gặp chóng vánh nhất lịch sử như thế nào?
Tiền Kỳ Tham, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của Trung Quốc vừa qua đời hôm 9/5, là một trong những nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng nhất ở nước này từ sau Cách mạng Văn hóa.
Di sản của Tiền Kỳ Tham ngày nay vẫn tác động lên các lập trường trong quan hệ quốc tế của chính phủ Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), một trong những di sản lớn nhất của ông Tiền là sự tham gia vào quyết định của Bắc Kinh để bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc.
Những chi tiết xoay quanh quyết sách của ban lãnh đạo Trung Quốc, chuyển sang một chính sách cân bằng hơn với Triều Tiên và Hàn Quốc, vẫn còn nhiều điểm mơ hồ và chỉ được hé lộ rất ít qua cuốn hồi ký xuất bản năm 2004 của Tiền Kỳ Tham, “Mười chương về ngoại giao của Trung Quốc”.
Chỉ một tháng trước khi Bắc Kinh thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc vào tháng 8/1992, Tiền Kỳ Tham – khi đó giữ chức Ngoại trưởng – được trao nhiệm vụ “khó nhằn” là chuyển thông tin này đến lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Video đang HOT
Trong hồi ký, ông Tiền cho biết đã nỗ lực trong chuyến công du tháng 7/1992 đến Bình Nhưỡng, nhưng giới quan sát bên ngoài vẫn nhận thấy “bầu không khí căng thẳng, ngượng ngùng và những chỉ trích không nói thành lời” giữa hai bên.
“Đó hiển nhiên không phải một nhiệm vụ ngoại giao dễ dàng. Thực sự tôi đã cảm thấy khá lo lắng,” Tiền Kỳ Tham viết.
Ông trao cho Kim Nhật Thành thông điệp của lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, trong đó giải thích lý do Bắc Kinh quyết định thừa nhận chính quyền ở Hàn Quốc, đồng thời bảo đảm sự gắn kết với Bình Nhưỡng.
Ông Kim ngừng lại, sau đó đáp rằng mình đã nghe rõ thông điệp của ông Giang và hiểu rằng Trung Quốc có thể quyết định chính sách đối ngoại riêng. Lãnh tụ Triều Tiên nhấn mạnh nước này sẽ tiếp tục củng cố tình hữu nghị với Trung Quốc, rồi ông “liếc nhìn” những quà tặng do đoàn của Tiền Kỳ Tham mang tới, trước khi rời khỏi phòng họp.
“Đó là cuộc gặp chóng vánh nhất trong mọi cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Kim Nhật Thành với các đoàn đại biểu Trung Quốc. Sau cuộc gặp, Triều Tiên không mở tiệc chiêu đãi chúng tôi, trái ngược với những đãi ngộ luôn có trước đây,” Tiền Kỳ Tham nhớ lại.
Theo SCMP, chính quyết định thừa nhận Hàn Quốc là một bước ngoặt rất lớn trong quan hệ giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã xem đây là hành động phản bội.
Chuyên gia Huang Jing từ Đại học quốc gia Singapore nói rằng sự chuyển dịch trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, cùng với việc Mỹ chần chừ, không tái khởi động đối thoại và các liên hệ với Triều Tiên, đã đẩy Bình Nhưỡng vào trạng thái bất an, phần nào lý giải nước này kiên quyết theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân.
(Theo Soha News)
Trung Quốc ban hành lệnh cấm để râu dài ở Tân Cương
Trung Quốc vừa ban hành một số lệnh cấm mới ở khu tự trị Tân Cương như không cho phép người dân để râu dài hay đeo khăn che mặt nơi công cộng, trong một chiến dịch được miêu tả là nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở khu vực này.
Những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ ngồi chờ trước khi vào cầu nguyện bên trong thánh đường Hồi giáo ở Yarkand, Tân Cương (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, mặc dù những quy định hạn chế tương tự đã được đưa ra ở Tân Cương từ trước đó nhưng phải đến cuối tuần này, những lệnh cấm chính thức mới bắt đầu có hiệu lực. Các lệnh cấm mới này cũng đã nhận được sự chấp thuận của các nhà lập pháp ở Tân Cương và được công bố trên trang thông tin chính thức của khu tự trị này.
Theo đó, một loạt các nội dung cụ thể đã được đưa vào lệnh cấm mới, bao gồm việc không cho phép: ủng hộ hoặc tuyên truyền các tư tưởng cực đoan; đeo hoặc ép người khác đeo khăn che kín mặt; truyền bá các tư tưởng cuồng tín thông qua việc để râu dài hay đặt những tên gọi bất thường; không cho phép trẻ em được tiếp cận với hệ thống giáo dục của nhà nước; cố tình cản trở hoặc không tuân thủ các chính sách về kế hoạch hóa gia đình; xuất bản, tải hoặc theo dõi các bài báo, ấn phẩm và xem video chứa nội dung cực đoan; từ chối sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của nhà nước, bao gồm các chương trình phát thanh và truyền hình.
Mặc dù lệnh cấm mới không giải thích cụ thể về những hành vi được cho là bất thường như để râu dài hay đeo khăn che mặt nhưng tờ China Daily, một ấn phẩm của nhà nước Trung Quốc, cho biết việc để râu dài bị cấm vì "chúng được cho là có khả năng lan truyền chủ nghĩa cực đoan".
Lệnh cấm trên của chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh tình hình an ninh ở Tân Cương đang gặp nhiều thách thức. Trong những năm gần đây, hàng trăm người đã thiệt mạng ở khu vực giàu tài nguyên nằm giữa Trung Á và Pakistan này, liên quan đến các vụ bạo lực giữa cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và người gốc Hán chiếm đa số.
Chính phủ Trung Quốc cho rằng các phần tử ly khai ở Tân Cương, quê nhà của người Duy Ngô Nhĩ, muốn thành lập một nhà nước riêng. Các phần tử này cũng có mối liên hệ với các phiến quân nước ngoài, trong đó có khu vực châu Á và Trung Đông. Do vậy,Trung Quốc đã đẩy mạnh nhiều biện pháp để chống khủng bố và thiết lập trật tự tại khu tự trị phía tây này.
Thành Đạt
Theo Dantri
Thế giới sợ đầu tư Trung Quốc Chính phủ Đức mới đây đã ngăn chặn Quỹ Đầu tư Phúc Kiến của Trung Quốc mua lại một cơ sở của công ty điện tử Aixtron. Quyết định này cho thấy Berlin cảm thấy bị đe dọa trước dòng vốn đầu tư của Trung Quốc, tính trong 6 tháng đầu năm 2016 đã lên đến 10 tỉ euro. Trong số ra ngày...