TQ thả phao “đánh dấu” lãnh thổ ở Thái Bình Dương
Bangkokpost vừa dẫn thông tin từ Tân Hoa xã cho hay, TQ đã lắp đặt 17 bộ phao chìm tại “các khu vực hàng hải quan trọng” ở tây Thái Bình Dương. Động thái này có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
Tờ báo cho biết, cuối ngày hôm qua, hãng Tân hoa đưa tin, tàu nghiên cứu TQ mang tên Kexue đã thực hiện nhiệm vụ lắp đặt các phao nói trên. Nó đã “lần đầu tiên đánh dấu việc TQ lắp đặt hàng loạt phao chìm trên quy mô lớn như vậy”.
TQ ngày càng gây hấn trong toan tính mở rộng lãnh thổ trên biển.
“Các phao sẽ cung cấp số liệu thống kê khoa học quan trọng về khí hậu và hải dương”, Hu Dunxin, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học TQ nói với Tân hoa xã. Theo hãng này, con tàu dự kiến quay lại khu vực vào tháng tới để “tiến hành một dự án môi trường biển sâu”.
Bắc Kinh thường xuyên đụng độ với các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông về chủ quyền lãnh thổ. TQ cũng ngày càng mở rộng tầm với hải quân ra Thái Bình Dương khi tăng tốc hiện đại hóa hạm đội biển xanh giữa bối cảnh Mỹ tuyên bố một chính sách đối ngoại “hướng trục” về châu Á.
TQ đưa ra yêu sách chủ quyền với hầu hết Biển Đông và ngày càng gây hấn trong tranh chấp chủ quyền, biến vùng biển này trở thành “điểm nóng” có nguy cơ xung đột vũ trang. Hai tuần trước đây, Bắc Kinh đã ngang nhiên thông báo hoàn tất việc xây dựng đường băng cho máy bay quân sự trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Video đang HOT
Ở biển Hoa Đông, quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo cũng ngày càng căng thẳng do tranh chấp chủ quyền với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Quần đảo này hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật nhưng TQ cũng tuyên bố chủ quyền. Hai nước thường xuyên phái tàu và máy bay quân sự tuần tra thường xuyên ở quần đảo.
Giới phân tích cho rằng, TQ đang hành động để khẳng định tính pháp lý cho yêu sách chủ quyền và thực thi việc chiếm giữ lãnh thổ tranh chấp, nhằm tạo ra cái gọi là “sự cố chủ quyền” bất chấp cái giá phải trả về ngoại giao và chính trị trước mắt.
Theo VietNamNet
Mỹ sẽ can dự sâu hơn vào Biển Đông qua diễn đàn ARF
Lập trường mạnh mẽ một cách bất thường của Mỹ sẽ tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết các mối quan tâm của khu vực và có thể khuyến khích một số nước.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Reuters ngày 8/8 đưa tin, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn trước những hành động hung hăng của họ ở Biển Đông khi Hoa Kỳ sử dụng một diễn đàn an ninh khu vực cuối tuần này để ủng hộ cho một sáng kiến đóng băng các hành động khiêu khích.
Sự thúc đẩy của Ngoại trưởng Mỹ tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) đánh dấu một bước tiến mới trong sự tham dự của Washington vào vấn đề Biển Đông vốn đã căng thẳng trong khu vực thời gian qua sau những hành động của Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ.
John Kerry đến thủ đô Naypyidaw của Myanamar vào ngày Thứ Bảy cùng các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Liên minh châu Âu và ASEAN tham dự một trong những cuộc họp quan trọng nhất của khu vực trong năm nay. Ngoại trưởng ASEAN bắt đầu các phiên họp của mình từ hôm nay, 8/8.
Bắc Kinh từ chối sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và bác bỏ đề xuất của Washington và Manila về việc đóng băng các hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông như cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi đá, rặng san hô.
"Ngoại trưởng Mỹ không tìm kiếm một cuộc thách thức. Đây không phải là một trận chiến giữa các siêu cường", một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nhấn mạnh rằng ông Kerry sẽ kêu gọi tất cả các bên tranh chấp kiềm chế chứ không riêng gì Trung Quốc.
Tuy nhiên Washington trước đó đã chỉ rõ Trung Quốc mới là kẻ khiêu khích, thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương cho biết trong một bài phát biểu hôm 28/7 rằng có bằng chứng cho thấy việc nâng cấp các tiền đồn trên các bãi đá Trung Quốc (đánh chiếm, chốt giữ bất hợp pháp của Việt Nam ở) Trường Sa đã "vượt xa" hoạt động tương tự của các bên yêu sách khác.
Hôm Thứ Năm, truyền thông Trung Quốc cho biết nước này đang lên kế hoạch xây dựng 5 ngọn hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), một động thái mới làm leo thang căng thẳng.
Lập trường mạnh mẽ một cách bất thường của Mỹ sẽ tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết các mối quan tâm của khu vực và có thể khuyến khích một số nước ASEAN thúc đẩy tiến độ đàm phán, ký kết COC.
"Người Mỹ đã quyết định rằng phải xem xét những gì Trung Quốc làm chứ không phải những gì Trung Quốc nói, họ đã phải nâng cao phản ứng của mình. Kêu gọi đóng băng các hành động khiêu khích nên được xem như cấp độ mới về sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông trên mặt ngoại giao", Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tại Washington cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông đã tăng vọt trong tháng 5 khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ASEAN cũng ủng hộ các đề xuất đóng băng những hành động khiêu khích trên Biển Đông và sẽ yêu cầu các nước khác xác định họ sẽ chấm dứt các hành động tương tự, Ngoại trưởng Marty Nattalegawa cho biết.
"Những gì tôi sẽ tìm kiếm tại cuộc họp ASEAN ở Myanmar là để chúng ta có thể giải thích rõ ràng những gì thực sự có ý nghĩa khi chúng ta nói về sự kiềm chế", ông Natalegawa nói với các phóng viên hôm Thứ Ba.
Dự thảo tuyên bố chung của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN được nhìn thấy bởi Reuters bao gồm cả kêu gọi đóng băng cách hành động gây mất ổn định trên Biển Đông, nhưng điều này cũng có thể bị gỡ bỏ hoặc hạ thấp nếu các nước nhỏ hơn như Campuchia, Lào, Myanmar vốn có quan hệ chính trị, kinh tế sâu sắc với Bắc Kinh chịu sức ép từ Trung Quốc phản đối đưa nội dung này vào tuyên bố chung.
Theo Giáo Dục
"Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông" Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn "sống khép kín" với ASEAN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Bưu điện Phnom Penh ngày 19/7 đăng bài phân tích của Luke Hunt, một nhà báo sống tại Phnom Penh, Campuchia bình luận, kể từ...