TQ siết kiểm tra hải quan với hàng Nhật
Trung Quốc đang tăng cường kiểm tra hải quan với hàng Nhật tại các cảng, nhiều công ty hôm 21/9 cho hay. Dường như, bất đồng ngoại giao về quần đảo tranh chấp đã lan sang quan hệ thương mại hàng tỷ USD giữa hai nước.
Một siêu thị Nhật ở TQ đóng cửa
Động thái trên diễn ra sau khi truyền thông quốc gia Trung Quốc cảnh báo trừng phạt kinh tế đối với việc Tokyo quốc hữu hóa một số đảo thuộc chuỗi đảo tranh chấp giữa hai nước là Senkaku/Điếu Ngư.
“Chúng tôi nhận được thông tin từ các nhân viên ở Trung Quốc rằng một số sản phẩm Nhật khi cập cảng Trung Quốc phải trải qua các thủ tục hải quan gắt gao”, Tsutomu Suehara, phát ngôn viên công ty giao dịch Sojitz của Nhật cho hay. Tuy nhiên, người này nói thêm, “Điều đó không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi”.
Hải quan Trung Quốc cũng có những hành động tương tự vào năm 2010 khi quan hệ hai nước xấu đi sau khi một ngư dân nước này. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh đã áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với khoáng sản đất hiếm – một thành phần sống còn được dùng trong các sản phẩm công nghệ cao, từ tivi màn hình phẳng tới xe ô tô hybrid. Trung Quốc hiện kiểm soát hơn 95% thị trường đất hiếm toàn cầu.
“So với năm 2010, khi mọi sản phẩm của Nhật trở thành mục tiêu, thời điểm này, các mặt hàng bị ảnh hưởng ít hơn nhiều”, ông Suehara nói. Hàng hóa của Sojitz bị kiểm tra chặt hơn tại các cảng Thiên Tân và Thanh Đảo.
Video đang HOT
Một công ty thương mại khác của Nhật là Itochu cho hay, họ đã nắm được thông tin về việc Trung Quốc tăng cường kiểm tra hải quan. Một phát ngôn viên Itochu cho hay: “Chúng tôi được biết việc kiểm tra hàng hóa từ Nhật đã được thắt chặt ở Thiên Tân, Thanh Đảo và nhiều cảng lớn khác”.
Công ty vận tải MOL Logistics cho biết trong một thông báo rằng việc tăng cường kiểm tra hải quan là do quan hệ Trung Nhật đang xấu đi.
Khi được hỏi về việc Trung Quốc tăng kiểm tra hải quan, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Nhật Yukio Edano nói, ông mong Trung Quốc sẽ cư xử theo những quy định quốc tế. “Chúng tôi đang thu thập thông tin và cố xác nhận nó. Chúng tôi sẽ có biện pháp thích hợp dựa trên tình hình”.
Bất chấp thương mại hai chiều trị giá 342,9 tỷ USD vào năm ngoái, theo số liệu Trung Quốc, quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn trục trặc và có nhiều vướng mắc do những bất đồng về lãnh thổ và vấn đề quá khứ.
Theo VNN
Lãnh đạo Trung - Nhật khẩu chiến về quần đảo tranh chấp
Ngoại trưởng Nhật Bản cho biết Trung - Nhật không có thỏa thuận tạm gác tranh chấp ở Hoa Đông, trong khi Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu Nhật Bản "kiềm chế hành vi" và chấm dứt "phá hoại chủ quyền" của Trung Quốc.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi Nhật Bản kiềm chế.
Trong tuyên bố mới nhất ngày hôm qua trong một cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta ở thăm, người được cho là nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, Phó chủ tịch Tập Cận Bình đã nhạo báng quyết định của chính phủ Nhật Bản về việc ký hợp đồng mua 3 trong số 5 đảo của quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
"Việc Tokyo mua những hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào tuần trước là một trò hề", hãng Xinhua dẫn lời Phó chủ tịch Tập Cận Bình nói đúng dịp kỷ niệm 81 năm sự cố Mãn Châu, đánh dấu việc quân đội Nhật tấn công chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình đưa ra những nhận xét trực diện về tranh chấp biển đảo với Nhật Bản sau nhiều ngày bùng phát làn sóng biểu tình bạo lực lan rộng khắp Trung Quốc khiến nhiều cửa hàng, cơ sở kinh doanh và thậm chí cả xe ô tô mang nhãn hiệu Nhật Bản bị tấn công
Khu vực quần đảo không có người ở Senkaku/Điếu Ngư được cả hai nước tuyên bố chủ quyền và từ lâu đã trở thành tâm điểm tranh cãi.
Gần đây, vấn đề này khiến người ta lo ngại về khả năng có thể bùng phát xung đột hải quân giữa hai nước.
Trước nguy cơ căng thẳng ngày càng leo thang, giới chức Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục giữ thái độ trung lập trong tranh chấp lãnh thổ giữa Bắc Kinh và Tokyo, đặc biệt sau khi ông Panetta đã khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong diện điều chỉnh của Hiêp ước an ninh và phòng thủ chung Mỹ - Nhật.
"Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo không để các tranh chấp hoặc hiểu lầm leo thang thành căng thẳng hoặc xung đột không mong muốn", ông Panetta nói.
Từ Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba cho biết hiện giữa Nhật Bản và Trung Quốc không hề tồn tại bất cứ thỏa thuận nào về việc tạm gác vấn đề tranh chấp như tuyên bố trước đó của Bắc Kinh.
"Quan điểm của chúng tôi là không có bất cứ thỏa thuận nào. Nhật Bản coi chuỗi đảo Senkaku là một bộ phận cố hữu của lãnh thổ Nhật Bản và không tồn tại bất cứ tranh chấp nào liên quan đến chủ quyền của quần đảo này", Ngoại trưởng Gemba khẳng định.
Ông Gemba cũng dẫn lại cuộc trao đổi giữa các nhà lãnh đạo hai nước hồi đầu thập niên 1970, trong đó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là ông Chu Ân Lai từ chối bàn thảo đến vấn đề Senkaku/Điếu Ngư, dù biết rõ vùng biển ngoài khơi có các mỏ dầu lớn.
Theo Ngoại trưởng Gemba, nội dung cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Chu Ân Lai và người đồng cấp Nhật Bản Kakuei Tanaka đã được hai bên nhất trí coi là văn kiện thể hiện lập trường của chính phủ hai nước về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cũng đã được chính phủ Nhật Bản đưa vào văn kiện chính sách hồi tháng 10/2010.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn một mực khẳng định có chủ quyền không thể bàn cãi cả về pháp lý và lịch sử đối với quần đảo này.
Theo Dantri
11 tàu Trung Quốc ở trong quần đảo tranh chấp với Nhật Tokyo hôm nay cho hay 11 tàu chính phủ Trung Quốc đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong khi hàng chục ngàn người biểu tình bài Nhật đã biểu dương lực lượng khắp Trung Quốc vào ngày đánh dấu Nhật chiếm đông bắc Trung Quốc năm 1931. Người biểu tình chống Nhật ở trước sứ quán Nhật tại Bắc...