TQ ráo riết phát triển tên lửa, đề phòng chiến tranh với Mỹ
Trung Quốc đang xây dựng kho vũ khí mới bao gồm cả tên lửa tấn công và phòng thủ, chuẩn bị cho xung đột tiềm tàng với Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có tầm bắn xa tới 1.500 km.
Trong những tháng qua, căng thẳng giữa hai nước đang ngày càng leo thang. Tại Biển Đông, Bắc Kinh và Washington mâu thuẫn về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép. Mỹ lo ngại Trung Quốc có thể lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mới.
Ở biển Hoa Đông, Mỹ hối thúc đồng minh Nhật Bản thể hiện lập trường cứng rắn hơn với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Trong một bài nhận định đăng trên tờ Asia Times, nhà báo kỳ cựu Bill Gertz đã chỉ ra rằng, Trung Quốc đang tăng cường mở rộng kho vũ khí tên lửa trong nhiều năm qua, vì lo ngại Mỹ gây hấn.
“Bắc Kinh đã âm thầm tích trữ tên lửa hành trình và đạn đạo trong vài thập kỷ qua, bao gồm các hệ tống tên lửa tầm ngắn, tầm trung và liên lục địa”, Bill Gertz viết. “Một vài tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường cũng được triển khai”.
Bắc Kinh cũng bí mật phát triển tên lửa siêu thanh DF-ZF. Tên lửa được đưa lên vùng ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ (cách mặt đất gần 100km) bằng một hệ thống phóng tên lửa đạn đạo cỡ lớn. DF-ZF sau đó có thể đạt tới tốc độ Mach 10 và giúp vượt qua mọi hệ thống phòng thủ.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Mỹ có kế hoạch triển khai Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên, Trung Quốc cảm thấy bị buộc phải tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa.
“Việc phát triển năng lực tên lửa phòng thủ phù hợp là cần thiết đối với việc duy trì an ninh quốc gia Trung Quốc và nâng cao khả năng phòng thủ chung. Trung Quốc không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu nào, cũng không phá vỡ cân bằng chiến lược quốc tế”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói với phóng viên tháng trước.
Minh họa tên lửa siêu thanh bay trong bầu khí quyển.
Ông Dương nói thêm: “Chúng tôi sẽ chú ý đến hành động có liên quan của Mỹ và Hàn Quốc để có những biện pháp cần thiết, nhằm duy trì an ninh chiến lược quốc gia cũng như cân bằng chiến lược trong khu vực”.
Đa số những bước phát triển quân sự của Trung Quốc được tiến hành một cách bí mật trong quá khứ. Nhưng ngày nay, Bắc Kinh đang ngày càng trở nên công khai hơn về năng lực tên lửa. Điều này đã khiến Mỹ chú ý.
“Việc Trung Quốc nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu thanh mới (HGV) đã thách thức những tính toán của Mỹ. Công nghệ HGV khiến cho năng lực phòng thủ Mỹ đứng trước nhiều khó khăn”, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ (Stratcom), Đô đốc Cecil Haney nói trong hội nghị về tên lửa gần đây.
Theo ông Haney, Washington cần phải nghĩ lại trong vấn đề phòng thủ tên lửa. “Chúng ta phải suy nghĩ theo hướng khác, để có thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra và làm cách nào để giải quyết vấn đề đó”.
Theo nguồn tin trên tờ China Military Online, việc leo thang căng thẳng giữa hai siêu cường sẽ dẫn đến những hệ quả khó tránh khỏi. “Vấn đề không phải là chiến tranh có xảy ra hay không mà là khi nào”, nguồn tin cho biết. “Nhiệm vụ của Trung Quốc là phải chuẩn bị &’át chủ bài’ về vũ khí trước khi chiến tranh nổ ra”.
Theo Đăng Nguyễn – Sputnik (Dân Việt)
Trung Quốc khoe khoang cơ bắp ở Biển Đông và thảm hoạ khôn lường
Tờ The Wall Street Journal cho rằng trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, nguy cơ xảy ra cuộc đụng độ ngoài ý muốn trên biển và trên không đang gia tăng từng ngày.
The Wall Street Journal dẫn một nghiên cứu mới của công ty RAND Corp nhận định một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ sẽ là kết quả của một cuộc khủng hoảng và như vậy chiến tranh "không thể coi là không hợp lý". Báo cáo cảnh báo bạo lực có thể nhanh chóng nổ ra.
Đó là vì mỗi bên đều đã triển khai những vũ khí được định vị chính xác, cũng như các công nghệ mạng và vũ trụ, có thể gây thiệt hại thảm khốc cho tài sản quân sự của nhau, kể cả các khẩu đội tên lửa được bố trí trên mặt đất của Trung Quốc và các tàu sân bay của Mỹ. Do đó, họ có động cơ phải tiến hành tấn công phủ đầu ồ ạt với tính toán rằng "nếu không sử dụng vũ khí thì sẽ thất bại".
Tuy nhiên, theo nghiên cứu do RAND tiến hành với sự hỗ trợ của quân đội Mỹ, một khi để tuột khỏi tầm kiểm soát, giao tranh có thể kéo dài, mặc dù không chắc sẽ dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Cả hai quốc gia đều sở hữu các nguồn lực quân sự, công nghiệp và nhân khẩu đủ mạnh để gánh chịu những tổn thất nặng nề và cầm cự.
Tương tự như ở Triều Tiên, có thể sẽ không có bên nào giành chiến thắng rõ ràng. Tài liệu của RAND khẳng định Washington và Bắc Kinh cần "tính toán khả năng nổ ra một cuộc xung đột nghiêm trọng, kéo dài, không kiểm soát nổi và thảm khốc, bất phân thắng bại.
Đáng quan ngại hơn cả là báo cáo của RAND lưu ý rằng các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc ngày càng tự tin rằng họ có thể tiến hành một cuộc chiến tranh quyết liệt, mau lẹ và giành chiến thắng. Kịch bản đáng ngại trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài trong đó phản bác những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời không công nhận những hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp tại vùng biển này.
Thay vì nhượng bộ, Trung Quốc gia tăng chiến lược hung hăng của mình, cử máy bay ném bom bay trên bãi cạn Scarborough mà họ chiếm được từ tay Philippines, thông báo tập trận với Nga và phái các đoàn tàu dân quân biển tới những vùng biển đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington đã công bố những bức ảnh chụp qua vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã dựng các nhà chứa máy bay chiến đấu trên các hòn đảo nhân tạo để chống chọi trước các cuộc tấn công từ trên không.
Trong khi đó, giáo sư về chiến lược Renaud Girard thuộc Viện Khoa Học Chính Trị Sciences Po Paris không ngần ngại cho rằng Trung Quốc, một nước không coi luật lệ quốc tế ra gì, có thể gây nên một cuộc "chiến tranh toàn diện với cường độ cao".
Giáo sư Girard cho rằng, chính sách bành trướng trên biển của Trung Quốc có thể dẫn đến một thứ chiến tranh mà từ lâu rồi không còn thấy nữa, tức là một cuộc chiến tranh toàn diện cường độ cao. Theo ông, tại Biển Đông, Bắc Kinh đã có một chính sách tạo nên sự đã rồi, chiếm cứ những rạn san hô mà luật pháp quốc tế gọi là "terra nullius", tức là các bãi đá chưa bao giờ thuộc về ai. Ở đấy, Trung Quốc muốn xây dựng một "trường thành cát" bằng cách biến các đảo nhỏ ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành vô số căn cứ không quân.
Bằng chiến lược bồi đắp các đảo nhân tạo lớn, Trung Quốc đã thiết lập những căn cứ quân sự, căn cứ không quân và hải quân gần Philippines hay Việt Nam hơn là bờ biển riêng của Trung Quốc. Trung Quốc tự cho quyền cấm tàu nước ngoài đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh những rạn san hộ trong tay họ, và quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý áp dụng với một lãnh thổ.
Hiện nay, Trung Quốc có thái độ vô cùng thô bạo đối với các ngư dân Việt Nam đi vào những vùng mà Trung Quốc tự cho không gian kinh tế của họ. Thái độ thèm khát lãnh thổ và lãnh hải của Bắc Kinh tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông quả thực khiến ai cũng phải chóng mặt.
Giáo sư Girard khẳng định, Trung Quốc rõ ràng là khinh thường mọi luật lệ quốc tế cũng như mọi hình thức đàm phán đa phương về vấn đề Biển Đông. Việc Trung Quốc coi thường phán quyết của tòa trọng tài quốc tế theo đánh giá của ông Girard là sự kiện lo ngại nhất trên phương diện địa lý chính trị trong năm 2016.
Cho tới nay, chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc bố trí máy bay quân sự trên các căn cứ nằm ở giữa biển. Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây cho rằng có lẽ Trung Quốc đang "ủ mưu" để không phá hỏng bầu không khí của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) mà nước này lần đầu tiên tổ chức vào ngà 4-5.9. Giới chuyên gia dự đoán có thể Trung Quốc sẽ có những bước đi hung hăng hơn trong khoảng thời gian từ sau hội nghị G-20 đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Theo Danviet
Mỹ phát triển siêu vũ khí mới đề phòng chiến tranh với Trung Quốc Quân đội Mỹ đang phát triển một loại siêu vũ khí mới, là sự hợp nhất giữa súng máy và súng phóng lựu. Loại siêu vũ khí mới này đang trong giai đoạn đầu của kế hoạch sản xuất. Theo yêu cầu được đặt ra, loại siêu vũ khí mới là sự tổng hợp tinh xảo nhất, hiện đại nhất có thể thay...