TQ: Quan tham mê đá quý lĩnh án tù
Ngày 28/2, một tòa án ở Trung Quốc đã tuyên án tù 17 năm đối với cựu phó tỉnh trưởng tỉnh An Huy với tội danh nhận hối lộ.
Ni Fake, một quan tham nổi tiếng mê đá quý và nghệ thuật, đã bị tòa án trung cấp thành phố Dongying tuyên án đã nhận hối lộ hơn 2 triệu USD trong thời kỳ giữ chức phó tỉnh trưởng An Huy.
Ngoài ra, Ni Fake cũng không lý giải được trước tòa nguồn gốc số tài sản, đá quý, vàng bạc trị giá gần 1 triệu USD bị thu giữ trong nhà ông ta. Tòa án tuyên bố toàn bộ số tài sản bất minh này sẽ bị tịch thu.
Quan tham mê đá quý bị tòa tuyên án 17 năm tù
Khi còn đương chức, Ni là quan chức nổi tiếng mê đá quý và các tác phẩm nghệ thuật. Biết được điều đó, những người muốn “cậy nhờ” quan chức này thường xuyên mang đến hối lộ ông ta đá quý, các bức thư pháp và tranh quý, bên cạnh số tiền mặt khổng lồ.
Báo chí Trung Quốc cho biết Ni đã thú nhận toàn bộ tội lỗi trước tòa và cho biết sẽ không kháng cáo.
Video đang HOT
Ni Fake là quan tham mới nhất bị kết án trong chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chiến dịch quy mô lớn này đã bước sang năm thứ ba và chưa hề có dấu hiệu dừng lại, với hàng ngàn quan chức từ to đến nhỏ đã bị điều tra, kết án với tội danh tham nhũng.
Theo Trí Dũng (Sina / Danviet.vn)
Trung Quốc điều tra hơn 74.000 đảng viên
Hơn 74.000 cán bộ bị các cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra từ khi Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng đầu năm 2013, báo Trung Quốc People's Daily đưa tin.
Theo nhiều nhà phân tích, chiến dịch này sẽ không động đến "hổ lớn" nào nữa.
People's Daily (Nhân dân nhật báo) dẫn số liệu từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương: Tính đến cuối tháng 8, có 74.333 đảng viên trong số 86 triệu đảng viên bị điều tra, với 27% bị trừng phạt.
Chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" do ông Tập Cận Bình phát động đã hạ bệ ít nhất 51 quan chức cấp bộ và cấp tỉnh, bao gồm nguyên Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu.
Trang tin của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung Quốc đăng ảnh một số quan tham cấp cao đã bị trừng phạt
Theo một số học giả, sẽ không có thêm quan chức "thái tử đảng" (con cái các bậc khai quốc công thần của Trung Quốc) bị đưa ra ánh sáng.
"Tôi không nghĩ ông Tập Cận Bình nhằm vào bất cứ quan chức dạng "thái tử đảng" nào nữa, vì họ dường như đáng tin cậy hơn các quan chức xuất thân từ gia đình quần chúng", giáo sư Chen Daoyin (Đại học Khoa học chính trị và luật pháp Thượng Hải) nhận định.
Ông Tập là con của khai quốc công thần Tập Trọng Huân. Giáo sư Chen nói rằng, so sánh với những người tiền nhiệm như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, ông Tập dường như có khả năng truy quét tham nhũng tốt hơn, vì đã đạt được hai mục tiêu chủ chốt trong chiến dịch chống tham nhũng của mình: Tăng cường uy tín cá nhân và giành được sự ủng hộ của công chúng.
"Việc các ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và một số cựu lãnh đạo khác từng có đồn đoán bị điều tra xuất hiện cùng với ông Tập trong dịp lễ chào mừng quốc khánh vừa qua cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng sẽ kết thúc có hậu", giáo sư Chen nói.
Theo giáo sư Chen, chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" của ông Tập đã đạt đến điểm cao nhất với việc thông báo quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu. Cho nên, ông không trông mong có thêm "hổ lớn" sa lưới.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã yêu cầu tất cả các chính quyền địa phương giám sát chặt chẽ cán bộ trong dịp lễ quốc khánh, báo South China Morning Post (Hong Kong) đưa tin.
"Thay máu" hàng loạt
Việc hàng loạt quan tham "ngã ngựa" trong chiến dịch chống tham nhũng đã tạo cơ hội cho Trung Quốc cải tổ đội ngũ lãnh đạo các cấp. Điển hình là tỉnh Sơn Tây trong tháng 9 qua đã chứng kiến việc chỉ định một bí thư tỉnh ủy mới và 5 ủy viên thường vụ tỉnh ủy khác, trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 5/10 đưa tin.
Quá trình sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo được tiến hành sau những thay đổi trước đó trên quy mô toàn quốc. Việc cải tổ lãnh đạo bao gồm bổ nhiệm các lãnh đạo mới của ban tổ chức (cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát các quan chức chính phủ trong hệ thống đảng) tại một nửa các tỉnh thành của Trung Quốc.
Hai thứ trưởng phụ trách nguồn nhân lực và an toàn xã hội và người đứng đầu một cơ quan lớn khác của nhà nước cũng được thay thế.
Tỉnh Sơn Tây (địa phương được coi là một trọng điểm của chiến dịch chống tham nhũng) đã hoàn tất việc thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Việc cải tổ bao gồm thay bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân, trưởng ban thanh tra kỷ luật và trưởng ban tổ chức tỉnh.
Theo Tiền Phong
Vương Kỳ Sơn và sứ mệnh dập mối đe dọa đảng cầm quyền TQ Vương Kỳ Sơn không xa lạ gì với những vụ việc khẩn cấp. Nhưng sứ mệnh hiện tại của ông được coi là quan trọng nhất từ trước tới nay: dập tắt lửa tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chính đảng cầm quyền TQ. Vương Kỳ Sơn trở thành lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ (CCDI) vào...