TQ phủ đầu bằng tên lửa nếu xung đột với Mỹ xảy ra?
Đầu tuần này, Trung Quốc “khoe” tên lửa đạn đạo đời mới tầm bắn 1.500 km đủ sức phá hủy các căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Á.
Tên lửa DF-16 khai hỏa.
Một báo cáo được tác giả Thomas Shugart đăng trên trang “War on the Rocks” khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Trong báo cáo phân tích ảnh chụp vệ tinh các địa điểm thử tên lửa của Trung Quốc, tác giả nhận ra một sự trùng hợp kỳ lạ: các căn cứ tên lửa này đều nhắm vào các khu trại quân sự của Mỹ ở Đông Á.
Tác giả Thomas khẳng định những khu thử tên lửa này được ngụy trang thành căn cứ quân sự và sẵn sàng nã đạn vào căn cứ Mỹ nếu xung đột nổ ra. Đầu tuần này, Trung Quốc “khoe” một loại tên lửa đạn đạo đời mới có khả năng bắn tới căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản, Đài Loan và Philippines. Tầm bắn của tên lửa mới là 1.500 km.
Tên lửa DF-16 là phiên bản thay thế tên lửa tầm ngắn DF-11 và có thể tự điều chỉnh quỹ đạo bay để tấn công các mục tiêu di chuyển chậm. Thậm chí, nó còn né được hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đang đặt ở Đài Loan.
Video đang HOT
DF-16 có thể gắn 3 đầu đạn truyền thống hoặc hạt nhân nặng khoảng 1 tấn. Các chuyên gia quân sự nhận định tên lửa này có tầm bắn chính xác với sai số 5 mét. Trang nghiên cứu quân sự CSIS đánh giá Trung Quốc là nước tích cực phát triển tên lửa đạn đạo nhất thế giới.
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang ở giai đoạn căng thẳng khi hai siêu cường mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền ở vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tân Tổng thống Mỹ cũng đang cân nhắc chính sách “một Trung Quốc” của Bắc Kinh trong tuyên bố tuần trước.
Mấy ngày trước, Bắc Kinh tuyên bố việc Mỹ bảo hộ chuỗi đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) chỉ khiến tình hình khu vực thêm căng thẳng.
Theo Danviet
"Nếu chiến tranh Mỹ-Trung nổ ra, cả hai đều thua"
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định, sẽ không có bên nào chiến thắng trong cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc VƯơng Nghị (phải) và người đồng cấp Úc Julia Bishop.
Theo Reuters, đây là tuyên bố mới nhất của quan chức Trung Quốc, nhằm làm giảm căng thẳng giữa hai nước sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.
Quan hệ Mỹ-Trung xuống dốc kể từ sau khi ông Trump phá vỡ quy tắc ngoại giao, điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 12 và đe dọa sẽ tăng cường áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc cam kết theo đuổi hòa bình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói sau cuộc gặp với người đồng cấp Úc Julia Bishop ngày 7.2
"Không thể có xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ vì cả hai sẽ thua cuộc, và cả hai đều không thể chấp nhận điều đó", ông Vương nói trước các phóng viên ở thủ đô Canberra, Úc.
Ông Vương Nghị khẳng định Mỹ-Trung sẽ thua nếu chiến tranh nổ ra.
Ông Vương kêu gọi lãnh đạo toàn cầu bỏ suy nghĩ bảo hộ mà Tổng thống Trump là một trong những người ủng hộ mạnh nhất, với tuyên bố "nước Mỹ trên hết".
"Điều quan trọng là giữ vững cam kết về một nền kinh tế mở toàn cầu", ông Vương Nghị nói thêm. "Điều quan trọng là đưa toàn cầu hóa kinh tế phát triển theo hướng tăng cường lợi ích, chia sẻ lợi ích này rộng hơn và bền vững hơn".
Ông Vương khẳng định trên website của Bộ ngoại giao rằng, Trung Quốc không muốn lãnh đạo hoặc thay thế vai trò lãnh đạo của bất kỳ ai. Với sức mạnh vẫn còn hạn chế, Bắc Kinh muốn tập trung vào phát triển năng lực của đất nước.
Trong khi đó, bà Bishop nói, Úc muốn Bắc Kinh xem xét tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ vừa từ bỏ sau khi ông Trump nhậm chức. "Tôi muốn khuyến khích Trung Quốc xem xét TPP", bà Bishop phát biểu.
Theo Danviet
Lý do Trung Quốc sợ chiến tranh với Mỹ Bắc Kinh dù tự tin đến mức nào về kinh nghiệm hải chiến và không chiến thì quân đội Trung Quốc cũng không thể nào so sánh được với quân đội Nhật Bản, chứ chưa nói tới Mỹ, hãng tin BBC bình luận. Theo BBC, nhiều người cho rằng mặc dù Mỹ quyết định xoay trục về châu Á, nhưng cũng khó ngăn...