TQ phát lệnh cấm buôn bán và ăn thịt động vật hoang dã
Trung Quốc cho biết sẽ cấm buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã – ngành công nghiệp trị giá nhiều tỷ USD và có hàng triệu nhân công – trong nỗ lực chống dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đã giết chết hơn 2.500 người ở Trung Quốc được cho là có liên quan tới những động vật hoang dã là vật chủ trung gian cho virus corona và được bày bán trong những chợ bán đồ tươi sống. Các chuyên gia tin rằng virus đã “nhảy” từ một động vật được bán trong chợ sang con người, đột biến, rồi lây tiếp từ người sang người.
CCTV ngày 24/2 đưa tin về quyết định cấm tiêu thụ động vật hoang dã và nỗ lực trấn áp nạn buôn bán trái phép động vật hoang dã để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, và cho biết lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức.
Dịch SARS năm 2002-2003 được cho là lây sang người từ con cầy hương. WHO cho biết 70% mầm bệnh toàn cầu được phát hiện trong vòng 50 năm qua đến từ động vật.
Cày hương là động vật có thịt được người Trung Quốc ưa chuộng. Ảnh: Reuters.
Các hoạt động buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã có giá trị 74 tỷ USD ở Trung Quốc, và sử dụng 14 triệu lao động, theo một báo cáo của chính phủ vào năm 2017. Khoảng 7,6 triệu lao động làm việc trong các ngành làm sản phẩm từ da, lông, còn 6,2 triệu lao động làm trong các trại nuôi và chế biến động vật hoang dã lấy thịt.
Luật bảo vệ động vật hoang dã của Trung Quốc có hiệu lực từ năm 1989, nhưng có nhiều lỗ hổng, và việc tiêu thụ động vật hoang dã và động vật nuôi nhốt được cho phép vì mục đich thương mại, theo South China Morning Post.
“Luật hiện hành chỉ bảo vệ một số giới hạn thú hoang dã, nhưng lệnh cấm sẽ cấm việc tiêu thụ một cách tổng quát, không chỉ động vật sống hoang dã, mà cả động vật trong các trại nuôi”, Zhou Haixang, từ Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển, cho biết.
Zhou Ke, giáo sư về luật tài nguyên – môi trường tại Đại học Nhân dân, nói hoạt động kinh doanh liên quan tới động vật hoang dã đã trở thành ngành công nghiệp khổng lồ ở Trung Quốc và đã rất khó kiểm soát ở khâu chế biến.
“Nhưng nếu việc tiêu thụ bị cấm, và nhu cầu giảm xuống, sẽ không ai nuôi, phối giống những loài động vật đó nữa”, ông nói.
Tại một số vùng nghèo của Trung Quốc, như Quý Châu hay Quảng Đông, việc nuôi động vật hoang dã là ngành mang lại thu nhập đáng kể, và chính quyền địa phương sẽ phải hỗ trợ họ chuyển sang ngành nghề khác. Các chuyên gia cho rằng chính quyền trung ương nên có biện pháp hỗ trợ, vì con số lao động trong các ngành này là rất lớn.
Phép màu ở tâm dịch Vũ Hán
Đã hơn một tháng kể từ ngày Vũ Hán bị cách ly, đánh dấu cuộc chiến chưa có hồi kết với dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra.
Theo news.zing.vn
Đại sứ Mỹ : Tội phạm buôn bán động vật hoang dã sẽ phải lo sợ ở VN
Chiều 2/10, tại Trung tâm Mỹ ở Hà Nội đã diễn ra buổi tọa đàm về chủ đề phòng chống buôn bán động vật hoang dã với sự tham dự của đại sứ Mỹ, đại sứ Nam Phi và phó đại sứ VQ Anh.
Trong sự kiện với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về thực trạng buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam, Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink đã phát biểu khai mạc và chia sẻ về những kế hoạch hợp tác giữa chính phủ hai nước trong thời gian tới để ngăn chặn vấn nạn này.
"Vấn đề buôn bán động vật hoang dã được chính phủ Mỹ quan tâm vì ở xung quanh chúng ta đang có rất nhiều loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng... Điều này cũng xảy ra ở Việt Nam vì như các bạn đã biết, con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã chết vào năm 2010 và số lượng hổ ngoài tự nhiên cũng còn ít hơn 10 cá thể, và như thế là đã tuyệt chủng về mặt kỹ thuật rồi", ông Kritenbrink cho biết.
Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink phát biểu tại sự kiện tọa đàm về chống buôn lậu động vật hoang dã, diễn ra ở Trung tâm Mỹ tại Hà Nội hôm 2/10. Ảnh: Quốc Thăng.
Những tín hiệu tốt từ Việt Nam
Đại sứ Mỹ nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến hàng đầu, thậm chỉ có thể là điểm đến số một của các sản phẩm động vật hoang dã được buôn bán trái phép. Tuy nhiên theo ông Kritenbrink, có một vài lý do để lạc quan.
Đầu tiên là việc Bộ luật Hình sự của Việt Nam đã cập nhật những khung hình phạt nặng hơn cho tội danh buôn bán động vật hoang dã trái phép, với mức phạt có thể lên tới 15 năm tù và đây là điều được cộng đồng quốc tế hoan nghênh.
Mặc dù vậy, đại sứ Mỹ khẳng định chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề này, và vì đây là một vấn đề mang tính toàn cầu nên cần có sự tăng cường hợp tác giữa Mỹ, Việt Nam và các nước khác.
Giới thiệu về sự hợp tác giữa hai bên, ông Kritenbrink cho biết đang có hai chương trình diễn ra nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã. Đầu tiên là thông qua chương trình Saving Species (Bảo tồn Các loài) của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), có mục đích giảm nhu cầu sử dụng và tiêu thụ động vật hoang dã cũng như sản phẩm động vật hoang dã tại Việt Nam. Bên cạnh đó, chương trình này cũng sẽ giúp cải thiện và điều chỉnh khuôn khổ luật pháp để xử lý các tội danh có liên quan.
Chương trình thứ hai được Đại sứ Kritenbrink nhắc tới là biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Công an Việt Nam và Cục Cá và Động vật Hoang dã Mỹ. Thông qua sự hợp tác này, hai bên sẽ chia sẻ thông tin, trao đổi các biện pháp xử lý hiệu quả và tăng cường phối hợp song phương để điều tra các đường dây buôn bán động vật hoang dã.
Đại sứ Kritenbrink mong rằng những sự hợp tác này sẽ khiến cho những kẻ buôn lậu động vật hoang dã phải "lo sợ" và ông cũng hy vọng rằng trong tương lai, con cháu chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến những loài động vật này ngoài thiên nhiên chứ không chỉ được xem những hình ảnh về chúng trên TV.
Tê giác đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Nam Phi
Phát biểu ở sự kiện, Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam Mpetjane Kgaogelo Lekgoro cho biết do đặc thù địa lý, các nhân viên bảo tồn nước này phải hoạt động trên một diện tích vô cùng rộng lớn, bao gồm toàn bộ đất nước và những quốc gia xung quanh bao gồm Namibia, Botswana, Zimbabwe và Mozambique.
Tê giác đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học ở Nam Phi. Ảnh: Reuters.
Khó khăn này góp phần khiến tình trạng săn trộm tê giác và các loài động vật khác ở Nam Phi diễn ra phức tạp. Theo ông Lekgoro, phần lớn tê giác còn lại trên thế giới nằm ở Nam Phi, và loài vật này đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ở những vùng đồng cỏ của đất nước.
"Với kích thước to lớn của chúng, khi tê giác di chuyển qua những vùng đồng cỏ để kiếm ăn, chúng để lại một hành lang đủ rộng cho các loài vật khác đi theo. Có nhiều loài phụ thuộc vào tê giác để tồn tại, vì vậy nếu số lượng tê giác giảm, sự đa dạng sinh học ở Nam Phi cũng giảm theo", ông Lekgoro cho biết.
Đại sứ Nam Phi cũng nhấn mạnh nước này đã lưu trữ toàn bộ ADN của các loài tê giác trên lãnh thổ và có một cơ sở dữ liệu đầy đủ để hợp tác với các cơ quan chức năng nước ngoài nhằm xác định xem có phải các sản phẩm từ tê giác được buôn lậu từ Nam Phi hay không.
"Chúng ta có thể sửa lỗi"
Cũng xuất hiện ở sự kiện chiều 2/10 là ông Steph Lysaght, phó đại sứ Vương quốc Anh. Theo ông Lysaght, chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ về vấn nạn buôn bán động vật hoang dã.
"Đây hoàn toàn là một vấn đề do con người gây ra. Người này nói với người khác rằng sừng tê có thể chữa trị ung thư", ông Lysaght nói.
"Xin đừng nghĩ rằng đây là vấn đề không nghiêm trọng. Chúng ta đang không giành chiến thắng trong cuộc chiến này", phó đại sứ Anh nói và cho rằng mặc dù có nhiều vụ bắt giữ lớn, có nhiều vụ buôn lậu sản phẩm khác đã diễn ra trót lọt.
Trong thời gian vừa qua đã có nhiều vụ bắt giữ "khủng" với các sản phẩm động vật hoang dã bị buôn lậu trái phép vào Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ông Lysaght cũng tiết lộ việc chính phủ mới ở Anh của Thủ tướng Boris Johnson đã công bố khoản kinh phí 300 triệu USD cho các nỗ lực bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng, và chắc chắn "Việt Nam nằm trong kế hoạch của những người ở Anh" về vấn đề này.
Phó đại sứ Anh chia sẻ trong 2 năm vừa qua làm việc ở Việt Nam, ông đã gặp rất nhiều cá nhân đam mê, có lòng nhiệt huyết với vấn đề bảo vệ động vật hoang dã, cả ở trong những cơ quan chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ.
"Đây là lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta có thể sửa chữa nó", ông Lysaght nói về vấn nạn buôn bán động vật hoang dã.
Theo Zing.vn
Trung Quốc hoãn họp quốc hội thường niên vì dịch Covid-19 Cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc chính thức quyết định hoãn cuộc họp quốc hội thường niên dự kiến bắt đầu vào ngày 5/3. Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc hôm 24/2 đưa tin trong bối cảnh dịch corona virus đã lây nhiễm cho hơn 70.000 người tại nước này. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng cho...