TQ phải rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam
Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Chiều 6/5, theo Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã điện đàm trực tiếp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc (TQ) Dương Khiết Trì, phản đối nước này đưa giàn khoan HD-981 và nhiều tàu vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143, thuộc thềm lục địa Việt Nam (VN).
Sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp, cần thiết
Thông tin từ cuộc điện đàm cho thấy đến nay, ngoài giàn khoan nước sâu HD-981, TQ còn đưa một lượng lớn các loại tàu, kể cả tàu quân sự vào hoạt động tại khu vực biển phía đông đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hoạt động này đã diễn ra từ ngày 1/5.
Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh các hoạt động đơn phương này của TQ là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân VN.
VN không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của TQ. Yêu cầu TQ rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì. Anh: BNG
Ông Phạm Bình Minh khẳng định VN có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng cho biết VN sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp, cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, VN luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, theo thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.
Video đang HOT
Cảnh sát biển, kiểm ngư đang đấu tranh dân sự
Liên quan đến vụ việc này, chiều 6/5, Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ với Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết, Tư lệnh Vùng 3 Hải quân – lực lượng quản lý, bảo vệ vùng biển miền Trung, nơi mà phía TQ đang xâm phạm.
Chuẩn Đô đốc Ngô Sỹ Quyết cho biết: “Ban đâu chung ta se đâu tranh băng phương phap hoa binh trên con đương ngoai giao, phan đôi vê viêc xâm pham chu quyên nay. Chu quyên cua ta thi ta phai giư chư. Chúng ta đang đâu tranh đê ho biêt răng ho đang lam nhưng điêu sai trai va phai tư dơi đi. Còn nêu ho không rut thi chung ta se co nhưng biên phap manh hơn. Ta cung không thê đê ho muôn lam gi thi lam trong vung biên chu quyên cua chung ta đươc”.
Về các biện pháp đang được triển khai, ông Quyết cho biết các lực lượng dân sự như cảnh sát biển, kiểm ngư và kể cả ngư dân đang đấu tranh trên biển để yêu cầu TQ rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền và thềm lục địa của VN.
“Mọi việc trên biên đang diên tiên binh thương, bà con ngư dân cứ yên tâm đánh bắt. Nhân dân hãy tin vào chúng tôi” – ông Quyết nhắn nhủ.
Đấu tranh kiên trì, liên tục Cuộc điện đàm chiều 6/5 là bươc đâu tranh tiếp theo ở cấp cao hơn của ngành ngoại giao. Trước đó, chiều 4/5, ông Hồ Xuân Sơn – Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía VN đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía TQ Lưu Chấn Dân về vụ việc trên. Cũng trong ngày 4/5, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán TQ tại Hà Nội trao công hàm của Bộ Ngoại giao VN gửi Bộ Ngoại giao TQ yêu cầu TQ rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa VN và không để tái diễn các hành động tương tự.
Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hoạt động trái phép tại khu vực biển thuộc lô dầu khí 143, thuộc thềm lục địa VN. Ảnh: TƯ LIỆU Kêu gọi người Việt trong và ngoài nước đoàn kết Ngày 6/5, Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM đã ra tuyên bố khẳng định việc Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực cách bờ biển VN khoảng 120 hải lý, kèm theo một lực lượng lớn các tàu bảo vệ là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm UNCLOS 1982, vi phạm thỏa thuận COC mà TQ là một bên ký kết. Hội cực lực phản đối hành động cố ý khiêu khích, áp đặt theo kiểu bá quyền nước lớn, gây nên sự bất ổn nghiêm trọng, đe dọa hòa bình ổn định, ảnh hưởng đến việc tự do hàng hải và làm ăn bình thường của nhân dân các nước có quyền lợi trên biển Đông. “Chúng tôi kiên quyết yêu cầu CNOOC dừng ngay lập tức các hành động bất hợp pháp và rút giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng biển thềm lục địa của VN. Chúng tôi cũng kêu gọi toàn thể người VN trong và ngoài nước đoàn kết chống lại các chính sách và hành động nước lớn ức hiếp nước nhỏ của phía TQ nhằm bảo vệ chủ quyền quốc thổ, vùng biển và vùng trời thiêng liêng của nước VN” – Hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM kêu gọi.
Theo Nghĩa Nhân – Lê Phi (Pháp luật TP.HCM)
Chuyên gia: TQ sẽ trả giá đắt về giàn khoan trên Biển Đông
Các chuyên gia cho rằng những lợi ích về năng lượng Trung Quốc thu được trên vùng biển tranh chấp không bù đắp được thiệt hại về chính sách đối ngoại và uy tín trên trường quốc tế.
Hồi cuối tuần qua, Trung Quốc ngang nhiên kéo dàn khoan tỉ đô khổng lồ HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và các chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng hành động này của Bắc Kinh không khác gì một cái tát vào mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời gây ra nguy cơ gia tăng căng thẳng nguy hiểm trong khu vực.
Theo các chuyên gia phân tích, hành động ngang nhiên này của Trung Quốc diễn ra chỉ 6 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama kết thúc chuyến công du châu Á với mục đích trấn an các đồng minh khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines rằng Mỹ sẽ bằng mọi giá ngăn cản hành động bắt nạt ngang ngược của Trung Quốc trên biển.
Ông Obama vừa mới kết thúc chuyến công du châu Á hồi tuần trước
Các chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc kéo giàn khoan khổng lồ vào thăm dò dầu khí trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chưa đủ để gây ra xung đột vũ trang, tuy nhiên nó lại chứng tỏ quyết tâm và sự hung hăng của Bắc Kinh trong tham vọng kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông.
Ông Mike McDevitt, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ nhận định: "Từng bước đi nhỏ và dần dần này của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột, tuy nhiên cùng với thời gian, họ sẽ thay đổi hiện trạng trên Biển Đông bằng chính các bước đi đó."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng giàn khoan HD-981 hoạt động trong "đường chín đoạn" mà nước này tuyên bố một cách ngang ngược là biên giới trên Biển Đông của mình.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã kiên quyết phản đối động thái "vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam" trên của phía Trung Quốc, vì giàn khoan này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trung Quốc đã tự chế tạo giàn khoan dầu khổng lồ
Biển Đông đang là điểm nóng tiềm ẩn xung đột lớn nhất hiện nay giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Gần đây, Philippines đã nộp hồ sơ kiện "đường chín đoạn" của Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển, một động thái mà phía Trung Quốc khăng khăng phản đối và không chịu theo kiện.
Từ hồi năm 2012, Trung Quốc đã công khai mời thầu khai thác dầu mỏ trong lô dầu khí thuộc chủ quyền của Việt Nam, và Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cũng lập tức khởi công tự đóng giàn khoan nước sâu lớn nhất từ trước tới nay mà không thương thảo mua thiết bị từ các nhà cung cấp nước ngoài.
Mặc dù việc tự đóng giàn khoan này rất tốn kém, nhưng nó thể hiện rõ ý đồ của Trung Quốc: Họ không muốn phụ thuộc và các công ty phương Tây để khai thác dầu mỏ tại các vùng biển tranh chấp, vì các công ty này có quyền không cho CNOOC thuê thiết bị trong trường hợp xung đột xảy ra.
Giàn khoan HD-981 có nguy cơ gây ra những bất ổn nguy hiểm trên Biển Đông
Theo các chuyên gia, Bắc Kinh đang có mưu đồ biến giàn khoan khổng lồ này thành một "lãnh thổ quốc gia di động" để mở rộng chủ quyền của mình trên biển khơi.
Bà Holly Morrow, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard nói: "Tôi cho rằng với bàn đạp này, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn xa hơn và khai thác dầu ở những vùng biển khác."
Tuy nhiên, theo bà Morrow, số dầu mà Trung Quốc có thể khai thác được trong vùng biển này không hề xứng với những thiệt hại mà họ gây ra trong quan hệ với các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng như uy tín trên trường quốc tế. Những hành động kiểu này của Bắc Kinh sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng khiêu khích, giằng co liên tục không ai chịu nhường ai trong khu vực.
Chuyên gia này kết luận: "Cái giá mà họ phải trả trong chính sách đối ngoại với những gì họ đang làm là rất đắt, và nó cao hơn rất nhiều so với lợi ích về năng lượng mà họ thu được ở đó".
Theo Khampha
Mỹ: TQ không nên tạo ra "Crimea" ở châu Á Các biện trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng để ngăn chặn Bắc Kinh sử dụng vũ lực để theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, một quan chức Mỹ cảnh báo. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Daniel Russel bắt tay với người đồng nhiệm Hàn Quốc Lee Kyung-soo. Trợ...