TQ ‘nói một đằng làm một nẻo’ khi muốn đàm phán COC?
Sau nhiều trì hoãn, TQ hôm qua đã chấp thuận khởi động đàm phán với các nước ASEAN vềBộ quy tắc ứng xử biển Đông. Tuy nhiên, không ít người đã đặt nghi vấn trước động thái này của TQ.
Trung Quốc đồng ý đàm phán bộ quy tắc ứng xử biển Đông
Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp phía Thái Lan Surapong Tovichakchaikul thông báo trong một buổi họp báo chung hôm 30/6, sau một cuộc họp cấp Bộ trưởng giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Phát biểu bằng tiếng Trung, ông Vương khẳng định Trung Quốc sẵn sàng làm việc với ASEAN để loại bỏ bất kỳ “sự nhiễu loạn” hay “trở ngại” nào trong quá trình hợp tác về COC. Từ trước đến nay Trung Quốc vẫn e ngại trong việc ký kết một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý, để điều chỉnh hành động của các quốc gia trong vùng nước có tranh chấp.
Đây là lần đầu tiên ông Vương tham dự một hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN kể từ khi nhậm chức hồi tháng 3.
ASEAN và Trung Quốc sẽ thương thảo về COC tại biển Đông.
Ông Vương nhấn mạnh rằng những tranh chấp tại biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, do đó không nên để nó ảnh hưởng tới những mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai bên, mà theo ông đang ở “điểm ngoặt lịch sử” với những cơ hội phát triển quan trọng phía trước.
Ông Vương còn cho biết thêm rằng Trung Quốc sẽ xử lý những khác biệt cụ thể mà nước này có với các nước tuyên bố chủ quyền thông qua ngoại giao. Ông cũng cảnh báo rằng bất kỳ hành động riêng lẻ nào của một quốc gia khẳng định chủ quyền sẽ không được ủng hộ bởi bất kỳ bên nào khác.
Video đang HOT
Các Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và ASEAN cũng ra một thông cáo chung, cam kết “hướng tới việc hoàn tất COC tại biển Đông trên cơ sở đồng thuận”. Thông cáo khẳng định lãnh đạo cả Trung Quốc và ASEAN đã “thống nhất và có khả năng biến Biển Đông trở thành một khu vực của hòa bình, hữu nghị và hợp tác”.
Nhiều người cho rằng việc Trung Quốc đồng ý đàm phán bộ quy tắc ứng xử biển Đông là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự thay đổi của nước này về phương pháp giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hứa hẹn về COC, và trên thực tế lời nói với hành động của quốc gia này đã không đi liền với nhau.
Trước đó, vào tháng 5/2013, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc thăm 4 nước ASEAN gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei, Ngoại trưởng Vương Nghị đã liên tục nhắc đi nhắc lại cam kết đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông, chủ động đề nghị đàm phán COC, đồng thời phê phán một số nước cố tình gây bất ổn trong khu vực.
Khi ở thăm Bangkok, Thái Lan, hôm 1/5, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bảo đảm với các nước thành viên của ASEAN rằng, Trung Quốc muốn giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các nước láng giềng thông qua đối thoại, đàm phán. Tiếp đó, vào ngày 2/5, tại Indonesia, ông Vương Nghị nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn để ngỏ khả năng thảo luận về bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông. Ngoại trưởng Vương Nghị còn nói, Trung Quốc luôn muốn hòa bình, sự ổn định và đây là lập trường không bao giờ thay đổi của nước này.
Trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc đi khắp các nước Đông Nam Á rêu rao về việc cam kết đảm bảo hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông, chủ động đề nghị đàm phán COC thì nước này cũng liên tiếp thực hiện các hành động ngang ngược, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển Đông của các nước và luật pháp quốc tế.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa ở Jakarta ngày 2/5.
Tân Hoa xã đưa tin, Trung Quốc ngày 6/5 đã đưa 32 tàu đánh cá đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những con tàu này xuất phát từ một cảng ở tỉnh Hải Nam và đang ồ ạt tiến về Trường Sa vốn thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Trung Quốc còn cử theo một tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp trọng tải 4.000 tấn và một tàu vận tải trọng tải 1.500 tấn để hỗ trợ cho đội tàu đánh cá trên của họ.
Không những ngang nhiên cử các tàu cá hiện đại của mình ra biển Đông đánh bắt trái phép mà Trung Quốc còn dùng vũ lực trục xuất “tàu cá nước ngoài” đánh bắt tại vùng biển gần Đá Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines và Trung Quốc cũng “tuyên bố” chủ quyền và Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép – PV).
bản tin trên Nhân Dân nhật báo, chiếc tàu Ngư chính số hiệu 45001 tiến sát chiếc “tàu cá nước ngoài” 10 mét, một khoảng cách đã khá nguy hiểm trên biển nhưng chiếc tàu cá này vẫn đánh bắt bình thường và không chịu dời đi, tàu Trung Quốc đã bật vòi rồng xối thẳng vào tàu cá đối phương, cuối cùng chiếc tàu cá này phải rút ra khỏi khu vực.
Quốc đã công khai lực lượng chiếm đóng Đá Vành Khăn dưới lốt “nhân viên Ngư chính” trước kia chính là lực lượng hải quân, đồng thời Bắc Kinh không ngừng xây dựng trái phép nhà nổi công sự, đưa ngư dân ra nuôi thủy sản trái phép và sinh sống trong lòng đầm phá Đá Vành Khăn và thành lập trái phép cả cái gọi là “thôn Mỹ Tế”.
Trung Quốc cũng bất chấp luật pháp quốc tế để tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mở sòng bạc bắt đầu du lịch trái phép Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1974). Theo truyền thông Trung Quốc, ngày 28/4, giới chức đảo Hải Nam, Trung Quốc bắt đầu triển khai (trái phép) tuyến du lịch từ Tam Á ra quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép năm 1974) với thời gian 2 ngày 2 đêm.
Không những thế, Trung Quốc còn ngang nhiên chính thức phát hành Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và công bố “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương quốc gia 5 năm lần thứ 12,” trong đó có những nội dung vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông đã khiến dư luận quốc tế vô cùng bức xúc.
Mới đây nhất, chính phủ Trung Quốc ra tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn ngang ngược khẳng định là các tàu công vụ Trung Quốc “có quyền” tuần tra trong khu vực bãi Cỏ Mây.
Sau cuộc đàm phán ngầm do Mỹ làm trung gian, Manila và Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận miệng để rút tàu của hai bên ra khỏi khu vực bãi cạn Scarborough. Và vào đầu tháng 6/2013, Philippines đã chấp hành thỏa thuận nói trên. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã không giữ lời hứa. Tàu công vụ Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện tại bãi cạn Scarborough. Báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đang xây dựng cơ sở hạ tầng cố định trên khu vực này, theo Philippine Daily Inquirer.
Việc hành xử tiền hậu bất nhất của Trung Quốc trước đây chính là lý do khiến các nước ASEAN hoàn toàn có quyền nghi ngờ phát ngôn mới nhất từ phía Trung Quốc để có những tính toán phù hợp.
Theo vietbao
Trung Quốc đồng ý thảo luận quy tắc ứng xử Biển Đông
Bắc Kinh vừa nhất trí tiếp tục thảo luận chính thức về quy tắc ứng xử (COC) với ASEAN để kiểm soát căng thẳng trên Biển Đông.
Tàu hải tuần 31 của Trung Quốc trong một hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: MSA
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Thái Lan Surapong Tovichakchaikul hôm qua đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo chung ở Brunei, sau cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN - Trung Quốc.
Ông Vương nói Trung Quốc sẵn sàng làm việc cùng Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và loại bỏ bất cứ sự "rối loạn" hay "quấy rầy" trong quá trình hợp tác xây dựng quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.
Trung Quốc đến nay vẫn tỏ thái độ cảnh giác trước quy tắc ràng buộc pháp lý đối với hành động của các quốc gia trong vùng biển tranh chấp. Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Vương tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN kể từ khi nhậm chức ngoại trưởng hồi tháng ba.
Channel News Asia dẫn lời ông Vương nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông không nên làm ảnh hưởng tới mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai bên. Ông cho rằng các bên đang ở "bước ngoặt lịch sử" với những cơ hội phát triển quan trọng phía trước.
Các ngoại trưởng Trung Quốc và ASEAN cũng đưa ra tuyên bố chung, trong đó cam kết "tiến tới việc ký kết bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận". Tuyên bố cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc và ASEAN có "quyết tâm và năng lực để biến Biển Đông một khu vực của hòa bình, hữu nghị và hợp tác".
Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp các quan chức cấp cao để chính thức thảo luận về COC vào tháng 9. Nhóm các Nhân sĩ và các Chuyên gia (EPEG) dự kiến được thiết lập để hỗ trợ quy trình này.
Theo VNE
Biển Đông: Trung Quốc đã đã chịu nhượng bộ? Trái với dự đoán của giới phân tích, Trung Quốc hôm qua (30/6) đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán chính thức với 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm tránh xung đột vào tháng 9 tới. Đây là một thành công bất ngờ...