TQ: Nhận diện 2 tỉ mặt người nơi công cộng trong chớp mắt
Trong 3 tháng sử dụng, công nghệ này giúp bắt hơn 500 tên tội phạm.
Công nghệ quét mặt người chỉ trong tích tắc.
Một hệ thống giám sát thông minh đang được Trung Quốc thực hiện lắp đặt ở nơi công cộng trên toàn quốc. Theo báo chí Trung Quốc, chỉ bằng những chiếc camera an ninh thông thường, cảnh sát có thể nhanh chóng phát hiện ra tội phạm dựa trên cơ sở dữ liệu hơn 2 tỉ khuôn mặt khác nhau.
Hệ thống mang tên “ Mắt chuồn chuồn” này đã được ứng dụng rộng rãi ở thành phố Thượng Hải và giúp tìm ra hàng trăm tên tội phạm chỉ trong thời gian ngắn. Thượng Hải hiện có 24 triệu dân và công nghệ “Mắt chuồn chuồn” giúp ích rất nhiều cho lực lượng cảnh sát. Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp các camera xác định nhanh chóng người bị ghi hình có phải tội phạm hay không.
Ảnh nếu được xác nhận khớp với nhân dạng của nghi phạm sẽ được gửi cho cảnh sát.
Tờ SCMP cho biết chỉ trong ngày đầu tiên sử dụng, hệ thống này đã xác định được một nghi phạm khi tên này vừa bước xuống từ tàu điện ngầm. Hệ thống “Mắt chuồn chuồn” nhận diện được nghi phạm, rồi tự động gửi ảnh cho cảnh sát. Ngay sau đó, tên này bị bắt. Tổng cộng trong 3 tháng, hệ thống “Mắt chuồn chuồn” giúp bắt giữ 567 tên tội phạm.
Công ty Yitu phát minh ra hệ thống này cho biết hệ thống “Mắt chuồn chuồn” sau khi ghi hình mặt người ở nơi công cộng sẽ quét đối chiếu với cơ sở dữ liệu quốc gia gồm ít nhất 2 tỉ hình ảnh khuôn mặt người. “Máy của chúng tôi có thể nhận diện khuôn mặt của 2 tỉ người chỉ trong tích tắc”, giám đốc Chu Long của công ty Yitu, nói. Ông Long nói rằng nếu không có công nghệ, điều này sẽ là bất khả.
Chu Long nói: “Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp mọi việc đơn giản và nhanh chóng hơn”. Ông nói rằng nếu xem thủ công từng video, lọc thông tin và bắt tội phạm thì sẽ rất tốn thời gian và cần nhiều nguồn lực.
Video đang HOT
“Mắt chuồn chuồn” nhận diện được 2 tỉ khuôn mặt khác nhau.
Trái lại, trí tuệ nhân tạo xử lý chỉ trong chớp mắt. Ông Long nói rằng công nghệ này có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề khác ngoài an ninh. Chẳng hạn, “Mắt chuồn chuồn” có thể dùng để nhận diện khuôn mặt ở các cây ATM.
Tuy nhiên, không phải người dân nào cũng đón nhận công nghệ này. Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) nói rằng công nghệ “Mắt chuồn chuồn” vi phạm quyền riêng tư và sẽ có thể bất lợi cho nhiều cá nhân.
Theo Danviet
Ngôi làng hẻo lánh giúp Tập Cận Bình tôi luyện ý chí suốt 7 năm
Đã gần 50 năm sau ngày Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu đặt chân tới làng Liangjiahe, vùng đất hoang vắng, khắc nghiệt ở phía Tây Bắc Trung Quốc, nơi ông tôi luyện trong suốt 7 năm. Hiện Liangjiahe được xem là "biểu tượng" cho quyền lực của ông Tập.
Khung cảnh làng Liangjiahe, nơi ông Tập Cận Bình sống và lao động suốt 7 năm.
Những người dân ở làng Liangjiahe, tỉnh Thiểm Tây nói rằng, họ vẫn nhớ thời gian ông Tập Cận Bình, khi đó là một thanh niên cao gầy 15 tuổi cùng làm việc với họ trên những cánh đồng và ngủ trên tấm thảm rơm trong một hang động đầy bọ chét. Giờ đây, khi người thanh niên ngày ấy trở thành Chủ tịch Trung Quốc, làng Liangjiahe cũng trở thành một điểm du lịch rất thu hút khách du lịch.
Hiện ngôi làng đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng
Những đoàn khách tới Liangjiahe được dẫn tham quan khắp làng, bao gồm một cái giếng ông Tập từng góp sức đào, con đập ông Tập từng cùng người dân xây dựng hay hang động ông đã sống trong suốt 7 năm.
"Khi ông đến Liangjiahe lần đầu tiên, ông ấy chưa chuẩn bị cho những khó khăn khi sống ở đây" một hướng dẫn viên nói với nhóm khách đang chăm chú lắng nghe.
Khách du lịch tham quan khung cảnh hoang sơ của ngôi làng Liangjiahe
Shi Yuxin, một người dân địa phương nói rằng, cuộc sống ở Liangjiahe thời đó cực kỳ khắc nghiệt. "Không ai đủ ăn và ông ấy (Tập Cận Bình) đã phải chịu khổ rất nhiều".
Khách du lịch tham quan hang động nơi ông Tập Cận Bình sinh hoạt trong thời gian ở làng Liangjiahe.
Bản thân Tập Cận Bình cũng từng nói rằng, ông đã tôi luyện nhận thức chính trị khi được "gửi tới" làng Liangjiahe theo chủ trương để thanh niên thành thị có học vấn được trải nghiệm cuộc sống ở nông thôn của người nông dân mà Cố Chủ tịch Mao Trạch Đông đưa ra.
"Nhiều quan điểm và tính cách của tôi được hình thành ở làng Liangjiahe", Telegraph dẫn lời tuyên bố của ông Tập trong một chương trình truyền hình năm 2004.
Sau đó, khi rời làng Liangjiahe năm 1975, ông Tập đã buồn và thậm chí đã khóc.
Khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm ở làng Liangjiahe
"Khi tôi thức dậy vào ngày tôi rời đi, có rất nhiều người làng đứng bên ngoài hang động của tôi, nhưng mọi người không đánh thức tôi dậy. Họ chỉ đứng ngoài đợi. Lúc đó tôi đã khóc. Đây là lần thứ 2 tôi khóc trong 7 năm", đích thân ông Tập chia sẻ.
Một khách du lịch chăm chú xem bức ảnh có mặt ông Tập thời trai trẻ ở làng Liangjiahe
Nhà phân tích chính trị Trey McArver, người đồng sáng lập Trivium/China, chuyên cố vấn cho các công ty làm việc ở Trung Quốc bình luận: "Ông Tập có lý lịch hoàn hảo. Ông là con trai của nhà cách mạng nhưng không đi lên từ những đặc quyền. Câu chuyện của ông Tập rất rõ ràng: Ông là người được sinh ra và lớn lên ở thành thị nhưng ông rất hiểu những người dân bình thường nhờ khoảng thời gian sống ở Liangjiahe".
Theo các chuyên gia phân tích, việc ngôi làng Liangjiahe trở thành địa điểm du lịch hút khách như hiện nay chứng tỏ ông Tập Cận Bình là trung tâm chính trị của Trung Quốc và đã sẵn sàng để duy trì và củng cố quyền lực của ông tại Đại hội đảng Cộng sản toàn quốc vào tháng này.
Theo đó, hướng tới Đại hội này, báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tải hàng loạt bài viết mô tả ông Tập là "một nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhưng gần gũi với người dân nhờ khoảng thời gian ở Liangjiahe".
Theo Danviet
Vụ con quá đẹp trai khiến mẹ khổ ở TQ: Tình tiết lạ 28 năm trước Hàng loạt chi tiết lạ lùng xảy ra trong ngày người phụ nữ Trung Quốc bế đứa bé được cho là con đẻ của mình trong vòng tay. Vương Nghiệp khi trưởng thành có khuôn mặt khôi ngô. Vụ việc chấn động đang được báo chí Trung Quốc hết sức quan tâm là trường hợp một nam thanh niên phát hiện ra mình...