TQ: Người nhà bệnh nhân bắt bác sĩ tự vả mặt mình
Người nhà bệnh nhân cậy mình là công chức đánh đập thậm tệ y bác sĩ ngay tại bệnh viện.
Ngày 4/6, báo chí Trung Quốc đưa tin một nữ bác sĩ trẻ và một y tá đang mang thai đã bị gia đình bệnh nhân tại bệnh viện tỉnh Hồ Nam đánh đập thậm tệ sau khi họ không thể cứu được người bệnh bị ung thư phổi.
Vụ việc xảy ra tại Bệnh viện số 1 Đại học Y khoa Hồ Nam hồi đầu tuần. Một nhân chứng tên Li cho biết bệnh nhân bị ung thư phổi tên Quang bỗng nhiên có diễn biến xấu, và người nhà ngay lập tức gọi bác sĩ và y tá trực tới cấp cứu lúc 4 giờ sáng.
Nữ y tá Tân sau khi bị tấn công
Tuy nhiên, đến 4:20, ông Quang trút hơi thở cuối cùng trước sự bất lực của bác sĩ Vương và y tá cô y tá Tân, mặc dù hai người này đã tìm cách hồi sức cho ông bằng các loại thuốc khác nhau.
Tức giận vì các bác sĩ không cứu được người thân, hai phụ nữ và ba đàn ông trong gia đình này đã xúm vào chửi bới và bắt đầu tấn công nữ bác sĩ và y tá trực.
Một nhân chứng tên Hồ cho biết ông nhìn thấy anh trai của bệnh nhân tát liên tiếp vào mặt nữ y tá Tân, bất chấp việc mọi người xung quanh can ngăn và nói rằng cô ấy đang có thai.
Người đàn ông này sau đó quay ra đánh mạnh vào đầu bác sĩ Vương, và một phụ nữ khác trong gia đình cũng nhảy vào đánh đập cô tới tấp.
Video đang HOT
Bác sĩ Vương cũng phải điều trị sau khi bị tấn công
Một nhân chứng khẳng định người nhà bệnh nhân đã buộc bác sĩ Vương phải quỳ xuống đất và tự tát vào mặt mình liên tiếp. Nhân chứng này nói: “Họ vô cùng ngạo mạn và ngang ngược. Họ thậm chí vẫn tiếp tục đe dọa nữ bác sĩ trên ngay cả khi cảnh sát được gọi tới hiện trường.”
Nhân chứng này thuật lại lời la hét của một thành viên trong gia đình bệnh nhân: “Nếu tao không phải là công chức, tao sẽ đánh cả hai đứa mày chết ngay tại chỗ.”
Trật tự tại bệnh viện chỉ được vãn hồi khi cảnh sát đến can thiệp. Kết quả kiểm tra cho thấy bào thai trong bụng nữ y tá Tân không bị ảnh hưởng. Còn bác sĩ Vương được nhập viện để kiểm tra, và hiện tình trạng của cô vẫn chưa được tiết lộ.
Lãnh đạo bệnh viện tổ chức họp báo về vụ hành hung
Hồ sơ y tế cho thấy bệnh nhân Quang được nhập viện từ hôm 28/5 với các triệu chứng của bệnh viêm phổi.
Gần đây, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân tấn công hoặc sát hại các nhân viên y tế, khiến các bác sĩ và y tá tại một số bệnh viện phải tổ chức các cuộc biểu tình phản đối đòi chính quyền có các biện pháp bảo vệ tốt hơn cho họ.
Theo Khampha
"Mười năm sau dịch sởi, sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ"
"Biến chứng cực kỳ muộn của bệnh sởi, trong y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch, kháng thể của bệnh sởi tích tụ khoảng 10 năm sau sẽ bùng lên nhóm viêm não bán cấp. Trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động..."
Viêm não bán cấp - biến chứng muộn nguy hiểm
Nội dung trên là phân tích của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 về những biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân sởi. Cụ thể, theo BS Khanh bệnh bởi có ba dạng biến chứng, nhóm thứ nhất diễn tiến rất nhanh xuất hiện ở các em bé dưới 12 tháng với biểu hiện viêm phổi; nhóm thứ hai biến chứng viêm não, viêm cơ tim ở trẻ sau 10 tuổi; nhóm thứ ba biến chứng cực kỳ muộn khoảng 10 năm sau khi mắc bệnh, trong y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch khiến bệnh nhân bị viêm não bán cấp.
Trẻ bị biến chứng của bệnh sởi điều trị tại Nhi Đồng 1
Bệnh nhân sẽ nhập viện với những biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động... việc cứu chữa rất khó khăn. Dù tỷ lệ bệnh nhân mắc phải biến chứng này rất thấp nhưng BS Khanh khẳng định "Mười năm sau dịch sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ do biến chứng viêm não bán cấp của bệnh sởi. Đây sẽ là hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bệnh nhân, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội".
Cũng theo BS Khanh, bệnh sởi thường có biểu hiện sốt cao liên tục và kéo dài nhiều ngày nên khó tránh khỏi những lo lắng của thân nhân người bệnh. Trong khi yêu cầu được khám chữa bệnh là quyền của bệnh nhân nên những khuyến cáo, tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế cho những trường hợp không cần thiết phải nhập viện trở nên vô cùng khó khăn.
Trên thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 chỉ có khoảng 10% bệnh nhân gặp biến chứng mới cần phải nhập viện điều trị, 90% bệnh nhân khác có thể chăm sóc và theo dõi ở nhà. Nhưng trên thực tế, người nhà bệnh nhân "một hai yêu cầu nhập viện" khiến bác sĩ không thể từ chối. Tình trạng trên dẫn tới nguy cơ nhiễm chéo giữa bệnh nhân với nhau và nhiễm các bệnh cơ hội khác, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh viện đang đứng trước nguy cơ trở thành ổ dịch sởi
Trước nguy cơ bệnh viện có thể trở thành ổ bệnh hoặc nơi phát tán mầm bệnh sởi, BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo: "Bệnh sởi nếu không gặp biến chứng không cần thiết phải nhập viện. Người dân cần bình tĩnh nhìn nhận, nghe theo tư vấn của bác sĩ và nhân viên y tế, sự nôn nóng hoặc hoang mang dẫn tới hành động quyết tâm cho con em mình nhập viện có thể đẩy trẻ vào trung tâm của ổ dịch. Bệnh càng đông, sự chăm sóc của nhân viên y tế càng khó khăn, môi trường nguy cơ lây nhiễm tăng cao sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm".
Những trẻ mắc sởi không gặp biến chứng, khi chăm sóc tại nhà cần được cách ly để phòng lây bệnh cho cộng đồng. Người nhà lưu ý giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp (súc rửa mũi) cho trẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, người chăm sóc cũng cần đảm bảo sức khỏe, vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là đôi bàn tay, mang khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ... để tránh trở thành trung gian phát tán mầm bệnh cho người khác.
Tập trung nhân vật lực dập dịch sởi
Ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có buổi làm việc với Sở Y tế TPHCM và các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy, từ đầu năm 2014 bệnh sởi đã tăng không ngừng theo cấp số nhân. Khoảng hơn 50% bệnh nhân nhập viện điều trị tại ba bệnh viện kể trên được chuyển đến từ các địa phương khác.
Sau một tháng thực hiện chiến dịch tiêm vét vắc xin ngừa sởi, tính riêng trên địa bàn TPHCM, bệnh sởi đang có chiều hướng chững lại. Nếu trong tháng 3, mỗi tuần số ca mắc sởi được phát hiện khoảng 150 trường hợp thì tuần vừa qua ca bệnh sởi ghi nhận tại thành phố giảm còn khoảng 110 ca. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh nhân từ các tỉnh chuyển tới vẫn đông nên bệnh viện phải căng mình để đối phó với dịch sởi.
Cần tăng cường nhân vật lực để nhanh chóng dập dịch
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 bệnh sởi kết hợp với nhiều bệnh khác đang tạo nên tình trạng quá tải nghiêm trọng. Mỗi bác sĩ trung bình một ngày phải khám cho cả trăm bệnh nhân, cùng với cơ sở vật chất hạn chế, cơ sở hạ tầng chật hẹp khiến việc khám sàng lọc, điều trị bệnh nhân sởi gặp không ít khó khăn.
Bệnh nhân đông với nhiều ca bệnh nặng các phương tiên hỗ trợ chăm sóc và điều trị phải hoạt động hết công suất nhưng không đủ đáp ứng. Tại buổi làm việc với Bộ Y tế, tuyến bệnh viện Nhi đề nghị được cung ứng thêm máy thở, CPAP, bơm tiêm tự động, monitor nhiều thông số, máy truyền dịch...
Trước tình hình trên, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị các bệnh viện tập trung tăng cường nhân vật lực chăm sóc bệnh nhân đồng thời "Sở Y tế cam kết bằng mọi giá sẽ tăng cường đầu tư thuốc men, trang thiết bị để đáp ứng điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc và điều trị trẻ mắc bệnh sởi".
Vân Sơn
Theo Dantri
Sợ lây sởi, bệnh nhi nằm tràn hành lang bệnh viện Chưa năm nào, lượng bệnh nhi phải nhập viện điều trị vì biến chứng sởi lại "kỉ lục" như năm nay. Tại bệnh viện, nhiều trẻ mắc bệnh lý hô hấp phải "rạt" ra hành lang vì sợ lây sởi. Người có việc vào viện cũng nơm nớp lo "rước" sởi về nhà. Tràn ra nằm hành lang vì sợ sởi Bệnh nhân...