TQ muốn vươn tầm lãnh đạo thế giới bằng “quyền lực xanh” hoàn toàn mới?
Trước những lo ngại của quốc tế về phong cách ngoại giao kiểu “chiến binh sói”, Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi hình ảnh, tham vọng trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới bằng “quyền lực xanh” hoàn toàn mới.
Trung Quốc nỗ lực tăng cường “quyền lực xanh” bằng những cam kết bảo vệ môi trường (ảnh: SCMP)
Đi kèm với sự phát triển về kinh tế, Trung Quốc phải chịu nhiều chỉ trích hơn về phát thải carbon, gây ô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu.
Bắc Kinh ngày càng nhận ra rằng, chính sách ngoại giao bằng những cam kết về môi trường sẽ giúp Trung Quốc nhận được nhiều sự ủng hộ hơn thay vì thể hiện quan điểm cứng rắn, dọa nạt.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết nước này sẽ trung hòa carbon trước năm 2060.
“Thỏa thuận Paris đưa ra các bước tối thiểu cần thực hiện để bảo vệ trái đất – mái nhà chung của chúng ta. Tất cả các nước cần thực hiện các bước đó và phải tôn trọng thỏa thuận”, ông Tập phát biểu.
Cam kết của ông Tập được cộng đồng quốc tế hưởng ứng và Trung Quốc tự coi mình là nhà lãnh đạo thế giới về môi trường, theo SCMP.
Theo các chuyên gia, tuyên bố của Trung Quốc là thông báo quan trọng nhất về khí hậu trong 5 năm qua. Trung Quốc cũng là nước thải carbon ra môi trường nhiều nhất thế giới.
Tuyên bố trung hòa carbon đồng nghĩa với việc Trung Quốc – quốc gia chịu trách nhiệm cho 1/4 lượng phát thải nhà kính toàn thế giới – sẽ loại bỏ hầu hết hoạt động kinh tế sử dụng than đá, dầu thô cho tới năm 2060.
Nếu làm được đúng cam kết đề ra, Trung Quốc có thể giúp nhiệt độ trung bình toàn cầu giảm từ 0,2 – 0,3 độ C.
Video đang HOT
“Chúng tôi hoan nghênh tham vọng của Trung Quốc trong việc hạn chế khí thải và trung hòa carbon. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều thiết thực mà họ phải làm”, Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu – nhận xét.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có lượng khí phát thải vào môi trường cao nhất (ảnh: SCMP)
Các chuyên gia phân tích cho rằng, khoảng 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã nhận ra giá trị của “quyền lực xanh”, tức ngoại giao về vấn đề môi trường. Trung Quốc từ một nước thường bị chỉ trích vì ô nhiễm đang cố gắng vươn mình thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong bảo vệ môi trường.
“Ngoại giao môi trường sẽ trở thành chương trình chính trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc thời gian tới”, Li Shuo – cố vấn cấp cao của Tổ chức Hòa bình xanh Đông Á – nhận xét.
“Điều dễ thấy là Trung Quốc có thể đạt được 2 mục tiêu quan trọng bằng những cam kết môi trường. Đó là vừa cải thiện được tình trạng ô nhiễm trong nước, vừa nhận được sự hoan nghênh của quốc tế”, ông Li nói.
“Chỉ một lệnh cấm buôn bán ngà voi của Trung Quốc hồi năm 2017 đã có tác động đáng kể đến việc hồi phục quần thể voi châu Phi”, Susan Lieberman – phó chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã thế giới – nhận xét.
Thái độ của quốc tế đối với Trung Quốc ngày càng trở nên tiêu cực trong 12 tháng qua, đặc biệt là kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, theo thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew.
Ở một số quốc gia như Úc, Anh, Mỹ, thái độ tiêu cực đối với Trung Quốc tăng lên cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây.
Trong khi bị một số nước, đặc biệt là Mỹ chỉ trích về phản ứng với dịch bệnh, các nhà ngoại giao Trung Quốc lại thể hiện phong cách ngoại giao “chiến binh sói” đặc trưng, gây lo ngại.
Theo giới quan sát, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học đang là “con bài tẩy” của Trung Quốc nhằm gỡ gạc tầm ảnh hưởng với quốc tế.
Reinhard Butikofer – quan chức tại nghị viện châu Âu cho rằng, “quyền lực xanh” của Trung Quốc lớn đến đâu còn phải xem nước này thực hiện những cam kết ra sao.
“Thế ghttps://danviet.vn/tq-muon-vuon-tam-lanh-dao-the-gioi-bang-quyen-luc-xanh-hoan-toan-moi-502020281016582416.htmiới sẽ nhận ra ‘quyền lực xanh’ của Trung Quốc khi họ thực hiện những cam kết một cách có trách nhiệm. Những lời tự ca ngợi thì chưa đủ để tin cậy”, ông Reinhard Butikofer nói.
Theo ông Li Shuo, đã đến lúc thế giới học cách thích nghi với một thực tế đó là Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ. Bắc Kinh muốn cạnh tranh ảnh hưởng lớn hơn đối với những vấn đề mang tính toàn cầu
Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Động thái của Mỹ khiến nhiều nước đồng minh châu Âu thất vọng.
“Tôi nghĩ rằng cả Mỹ và châu Âu đã nhận ra rằng họ cần hợp tác ở một mức độ nào đó với Trung Quốc, trước hết là về vấn đề môi trường”, ông Li nói.
Biển Đông: Từ thực địa đến Liên hợp quốc
Từ những diễn biến phức tạp trên thực địa, vấn đề Biển Đông đã và đang được quan tâm và bày tỏ ở nhiều cấp độ, ở cả các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc.
Một cụm thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam tại Biển Đông. (Ảnh minh họa. Nguồn: AFP)
Thực địa nhiều diễn biến mới
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự mới tại Biển Đông. Động thái này cũng diễn ra sau khi Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc ra hai thông cáo về việc phong tỏa các vùng biển xung quanh khu vực tập trận kéo dài từ ngày 27-28/9, song không đưa ra thêm thông tin chi tiết nào.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đi ngược lại các tuyên bố của họ trước đó là không quân sự hóa Quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV), đồng thời gọi các tiền đồn của Trung Quốc ở trong khu vực là "những nền tảng của sự áp bức".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã nhắc lại tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm Nhà Trắng của ông vào năm 2015 rằng "Trung Quốc không có ý định theo đuổi sự quân sự hóa Quần đảo Trường Sa, và rằng các tiền đồn của Trung Quốc không nhắm mục tiêu hay gây sức ép với bất cứ quốc gia nào. Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến dịch quân sự hóa các tiền đồn trên một cách liều lĩnh và đầy khiêu khích".
Ông Ortagus đã liệt kê các hành vi của Trung Quốc như triển khai tên lửa hành trình chống hạm, mở rộng năng lực giám sát, xây dựng các đường băng và nhà chứa máy bay cho các máy bay chiến đấu phản lực của họ.
"Trung Quốc đã lợi dụng những tiền đồn được quân sự hóa của mình như những nền tảng của sự áp bức hòng khẳng định quyền kiểm soát với các vùng biển mà Bắc Kinh không tuyên bố chủ quyền hàng hải hợp pháp", ông Ortagus nhấn mạnh.
Ông nói: "Các tiền đồn trở thành những nền tảng phục vụ hàng trăm tàu dân quân hàng hải và các tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, theo đó thường xuyên quấy rối các tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi luật hợp pháp".
Philippines đưa phán quyết năm 2016 ra Liên hợp quốc
Tuần trước, Tổng thống Philippnes Rodrigo Duterte đã nhận được những lời ca ngợi hiếm hoi từ giới phê bình vì đã viện dẫn trước LHQ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế, theo đó khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là vô căn cứ.
Trong bài phát biểu đầu tiên của mình trước Đại hội đồng LHQ thường niên, ông Rodrigo Duterte đã đưa ra một trong những lời bảo vệ mạnh mẽ nhất đối với chiến thắng của Philippines trong vụ kiện lên tòa trọng tài, dù Trung Quốc đã bác bỏ kết quả đó.
Ông nói (dù không chỉ đích danh Trung Quốc): "Phán quyết này là một phần của luật pháp quốc tế, sẽ không thể nào thỏa hiệp và không cho phép các chính phủ hạ thấp hay từ bỏ nó. Chúng tôi cực lực phản đối mọi nỗ lực nhằm làm suy yếu nó".
Ông Alber del Rosario, cựu Ngoại trưởng Philippines từng đệ trình vụ tranh chấp với Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế, cho biết ông rất phấn khởi về động thái này của Tổng thống Duterte.
Còn Antonia Carpio, cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines từng hỗ trợ pháp lý trong vụ kiện này, cũng tán dương ông Duterte và hy vọng rằng "đây là chính sách mà chính quyền Duterte sẽ thực thi ở mọi cấp độ" nhằm bảo vệ các quyền hàng hải của Philippines và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhằm áp đặt thực thi phán quyết.
Trung Quốc tố Mỹ cản trở cuộc chiến khí hậu Trung Quốc chỉ trích Mỹ "cản trở nghiêm trọng" cuộc chiến kiểm soát khí thải toàn cầu và không có hành động nào để bảo vệ Trái đất. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 23/9 cho biết khi rút khỏi các thỏa thuận quốc tế về kiểm soát lượng khí thải carbon, Mỹ đã thất bại trong...