TQ: Mua xích sắt cố thủ trong bệnh viện suốt… 3 năm
Ngày 10/2, cảnh sát Bắc Kinh, Trung Quốc đã buộc phải cưỡng chế một người đàn ông ra khỏi giường bệnh viện sau khi ông này cứ ở lỳ tại đó suốt hơn 3 năm, thậm chí còn tự xích mình vào giường để “cố thủ”.
Người đàn ông họ Trần này bị một tai nạn giao thông nhỏ vào tháng 8/2011 và được đưa tới bệnh viện Jingmei ở Bắc Kinh để chữa trị. Ông được ra viện một tháng sau đó, nhưng đến tháng Mười lại tiếp tục phải nhập viện vì một số vết sưng tấy ở chân.
Sau khi nằm điều trị tại bệnh viện khoảng 3 tháng, các bác sĩ tuyên bố ông Trần đã bình phục và có thể xuất viện. Thế nhưng, ông Trần lại khăng khăng rằng chân mình vẫn còn rất đau và ông không thể nào duỗi thẳng chân được.
Ông Trần tự xích mình vào giường bệnh và cố thủ suốt hơn 3 năm qua
Các bác sĩ đã giải thích với ông Trần rằng việc nằm trên giường bệnh lâu ngày có thể gây ra các khối tụ huyết trong mạch máu gây đau hoặc phù chân, tuy nhiên người đàn ông 55 tuổi này vẫn một mực tuyên bố rằng bệnh viện phải có trách nhiệm chữa trị cho ông tới nơi tới chốn.
Để bảo vệ chỗ nằm trên giường bệnh của mình, ông Trần còn mua cả xích sắt để tự khóa chặt tay mình vào thành giường. Ông thậm chí còn không tới dự lễ cưới của con trai mà chỉ nằm lỳ trên giường bệnh.
Đông đảo cảnh sát được huy động để cưỡng chế ông Trần ra khỏi giường bệnh
Bệnh viện đã nhiều lần yêu cầu ông Trần về nhà để trả lại giường cho bệnh nhân khác, nhưng ông kiên quyết từ chối. Trong suốt hơn 3 năm nằm viện, tiền viện phí của ông Trần đã lên tới khoảng 2 triệu nhân dân tệ, thế nhưng bệnh viện chưa hề thu được một xu nào của ông. Trong khi đó, vợ ông lại đang thất nghiệp và cũng không có nguồn thu nhập nào.
Video đang HOT
Ông Trần la hét, khóc lóc phản đối lực lượng cưỡng chế
Cực chẳng đã, bệnh viện Jingmei đành phải đệ đơn kiện lên tòa án. Ban đầu, ông Trần kiên quyết không theo kiện, lấy lý do rằng bệnh viện đã cung cấp kết quả xét nghiệm giả, và rằng ông không hề tin vào pháp luật.
Sau khi được nhà chức trách thuyết phục, cuối cùng ông cũng đồng ý theo kiện và đi kiểm tra sức khỏe. Sau khi có kết quả kiểm tra sức khỏe, tòa án đã ra lệnh cưỡng chế ông Trần ra khỏi giường bệnh.
Cảnh sát áp tải ông Trần lên xe trở về nhà
Chiều ngày 10/2, đông đảo cảnh sát đã được huy động tới bệnh viện Jingmei, và họ đã phải rất vất vả mới phá được những ổ khóa mà ông Trần dùng để tự xích mình vào thành giường. Bất chấp những tiếng la hét phản đối của ông Trần, các cảnh sát đã bê ông ra khỏi giường bệnh và đưa về nhà dưới sự giám sát của các quan chức tòa án.
Theo Khampha
Hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc đang "khát vợ"
Trong các ngôi làng nằm ở ngoại ô tỉnh Hàm Đan, Trung Quốc, đàn ông độc thân muốn lấy vợ phải cần đến 64.000 USD - chi phí để cất một ngôi nhà và những món quà bắt buộc, một số tiền quá sức đối với nhiều nông dân địa phương.
Bởi vậy, theo tờ Beijing News, trong những năm gần đây, đàn ông ở Hàm Đan phải nhờ đến các dịch vụ môi giới hôn nhân để tìm kiếm cô dâu "giá rẻ" ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới này, họ chỉ phải trả khoảng 18.500 USD để "nhập khẩu" vợ, và trong trường hợp cô dâu bỏ trốn thì họ sẽ được hoàn trả lại số tiền đã bỏ ra.
Của hồi môn quá cao khiến hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc ế vợ
Gần đây, dư luận chấn động khi biết tin 100 cô dâu Việt Nam cùng với người môi giới đã biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết nào, và đây được coi là một trường hợp điển hình về gian lận trong môi giới hôn nhân nước ngoài ở Trung Quốc.
Các nạn nhân là hàng triệu người nghèo, hầu hết là nông dân không thể lấy vợ vì tình trạng thiếu hụt phụ nữ nghiêm trọng ở Trung Quốc. Hồi tháng Giêng, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay số nam giới ở Trung Quốc nhiều hơn nữ giới 33,8 triệu trong tổng số dân hơn 1,3 tỉ.
Số đàn ông độc thân là một thử thách đối với Trung Quốc và có thể với cả những nước láng giềng trong vài thập kỷ nữa. Rõ ràng hoạt động gian lận trong môi giới cô dâu nước ngoài qua mạng chỉ là điểm khởi đầu của một vấn đề lớn hơn.
Nguyên nhân trực tiếp của sự mất cân bằng giới tính là truyền thống trọng nam khinh nữ lâu đời của Trung Quốc. Trong văn hóa phụ hệ của Trung Quốc, các gia đình đều mong đợi có người nối dõi tông đường.
Trong những năm 1970, chính sách "Một con" của Trung Quốc đã khiến một số ông bố bà mẹ lựa chọn giới tính cho con thông qua nạo phá thai có chọn lọc (điều này được dễ dàng thực hiện bằng hình thức siêu âm), hậu quả là hàng triệu bé gái đã bị phá bỏ.
Ví dụ, vào năm 2013, chính phủ cho biết cứ 100 bé gái thì có khoảng 117,6 bé trai, trong khi tỉ lệ tự nhiên là cứ 100 bé gái thì có khoảng 103 đến 106 bé trai. Ở vùng quê, tỉ lệ này có thể cao hơn.
Trong cuốn sách Chọn lọc không tự nhiên xuất bản năm 2011, Mara Hvistendahl đã nghiên cứu ở một thị trấn Trung Quốc và phát hiện ra rằng tỉ lệ này lên đến 150 trên 100. Về lâu dài, việc mất cân bằng giới tính có thể tăng số lượng nam giới lên 20% trước năm 2020.
Tất nhiên, mong đợi xã hội không chỉ hạn chế về nam giới. Ở Trung Quốc, nơi mà số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới thì cơ hội kết hôn của nữ giới rất cao, đặc biệt ở các thành phố nơi phụ nữ nông thôn đến sinh sống.
Kết quả là giá trị của hồi môn cần thiết cho gia đình cô dâu ngày càng tăng, đặc biệt là ở nông thôn. Một nghiên cứu năm 2011 về giá cô dâu cho thấy rằng của hồi môn tăng bảy mươi lần từ những năm 1960 và 1990 trong một vùng nông thôn được lấy làm đại diện.
Đây là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc, nhưng đặc biệt ở vùng quê Trung Quốc, nơi có tỉ lệ mất cân bằng giới tính cao, và sự nghèo khó có khiến những phụ nữ trẻ ở độ tuổi kết hôn bỏ làng ra đi.
Hai yếu tố này đã làm gia tăng "những ngôi làng độc thân" - hàng ngàn thị trấn nhỏ và thôn xóm ở Trung Quốc chỉ có đàn ông độc thân và một số phụ nữ sinh sống. Mặc dù chưa có nghiên cứu cuối cùng về vấn đề này nhưng những ngôi làng độc thân đã nhận được nhiều chú ý từ các nhà nghiên cứu và nhà báo.
Nhiều đàn ông Trung Quốc sẵn sàng tìm vợ nước ngoài qua các dịch vụ môi giới
Theo một nghiên cứu năm 2011, chỉ riêng ở xã Baoshi, tỉnh Sơn Tây với dân số 1.013 người đã có tới 87 đàn ông độc thân trên 35 tuổi. Ở miền quê Trung Quốc nơi đàn ông thường kết hôn trước tuổi 30 thì 87 người này có thể sẽ độc thân dài dài. Họ đều là những người nghèo và ít học. Theo một nghiên cứu vào năm 2006, 97% đàn ông độc thân Trung Quốc từ 28 đến 49 tuổi chưa học xong phổ thông.
Vào năm 2007, một nghiên cứu gây nhiều tranh cãi dựa vào số liệu phạm tội cấp tỉnh trong 16 năm đã chỉ ra rằng việc mất cân bằng giới tính có thể chiếm một phần mười bảy tỉ lệ phạm tội, trong khi một cuốn sách xuất bản cùng năm đó lại cho rằng việc tăng tỉ lệ nam giới đe dọa tính ổn định trong nước cũng như thế giới.
Một hậu quả không thể bàn cãi là đối với một thị trường nơi mà nhu cầu cô dâu vượt quá nguồn cung thì chắc chắn tạo điều kiện cho các ngành môi giới hôn nhân. Trong những năm gần đây, những người môi giới hôn nhân đang chú trọng vào phụ nữ nước ngoài, chủ yếu là quốc gia láng giềng với Trung Quốc.
Có khoảng 90% phụ nữ Triều Tiên bỏ trốn bị đe dọa cưỡng hôn và hoạt động trong ngành công nghiệp tình dục. Phụ nữ ở vùng xa xôi hẻo lánh và nghèo khổ của Việt Nam cũng là một mục tiêu của nạn buôn người. Bộ Công an Việt Nam cho hay có 5.800 phụ nữ đã bị buôn ra nước ngoài trong những năm gần đây, phần lớn là đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ Việt Nam đến các vùng nông thôn Trung Quốc cũng cùng lý do như phụ nữ nông thôn Trung Quốc lên thành thị: họ ra đi để có cơ hội kinh tế tốt hơn.
Vụ 100 cô dâu Việt biến mất bí ẩn ở Hàm Đan cho thấy rằng đang tồn tại một nhóm con buôn với đầy đủ những mánh khóe lừa đảo đằng sau những cuộc hôn nhân này. Và rất có khả năng sẽ có thêm nhiều trường hợp nữa, khi hàng chục triệu đàn ông Trung Quốc độc thân vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để cưới một người vợ nước ngoài.
Theo Khampha
Trung Quốc mô phỏng "khủng bố Paris" để diễn tập chống khủng bố? Sở cảnh sát Bắc Kinh đã có đợt tập trận chống khủng bố đầu tiên của năm 2015 vào chiều thứ sáu nhằm đảm bảo sự chuẩn bị an ninh đặc biệt cho Tết Nguyên đán. Buổi diễn tập có sự tham gia của khoảng 200 cảnh sát, bao gồm cả lực lượng quân đội đặc biệt và cảnh sát vũ trang. Ngoài...