TQ lo ông Tập đến Mỹ gặp ông Trump rồi ra về “tay trắng”
Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên, có những luồng ý kiến ở Trung Quốc bày tỏ sự lo ngại rằng cuộc gặp giữa ông Tập và ông Trump ở Mỹ sẽ không có kết quả.
Ông Trump và ông Tập gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Đức năm 2017.
Theo CNBC, đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều Tiên đã phải rút ngắn, vì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un không tìm được tiếng nói chung.
Điều này khiến nhiều chuyên gia tỏ ra bất ngờ vì họ dự đoán rằng hai nhà lãnh đạo ít nhất cũng tìm kiếm một thảo thuận dù là nhỏ nhất.
Trong bối cảnh ông Tập dự kiến tham gia hội nghị thượng đỉnh với ông Trump trong tháng này, quan chức Trung Quốc ngày càng tỏ ra lo ngại rằng ông Trump sẽ làm điều tương tự, nguồn tin từ quan chức Mỹ nói trên CNBC.
“Người Trung Quốc thấy ông Trump rời đi mà không đạt thỏa thuận với Triều Tiên. Họ lo ngại điều tương tự trong thỏa thuận với Trung Quốc”, quan chức Mỹ nói. “Họ không muốn ông Tập đến tận khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Mỹ rồi ông Trump lại bỏ đi. Đó sẽ là thảm họa ngoại giao”.
Theo quan chức Mỹ, cuộc gặp trực tiếp giữa ông Trump và ông Tập hiện có nguy cơ đổ vỡ. Hai bên còn khoảng 2-3 tuần nhưng chưa có bất cứ hoạt động chuẩn bị nào diễn ra.
Để đảm bảo một hội nghị thượng đỉnh thành công, Bắc Kinh và Washington đang tích cực đàm phán, quan chức Mỹ nói thêm.
Video đang HOT
“Người Trung Quốc không muốn gửi phái đoàn đến Mỹ rồi ông Trump lại nói: ‘Không tôi đi đây, hẹn gặp ở buổi chơi golf’”, quan chức Mỹ nói.
Trước đó, có thông tin rằng cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago bị hủy bỏ. Nhà Trắng nói chưa có gì thay đổi trong kế hoạch, nghĩa là các bên vẫn đang chuẩn bị.
Theo Danviet
Phe Dân chủ muốn "đánh" đòn hiểm vào ông Trump bằng tài liệu nhạy cảm
Lực lượng đối lập Mỹ có tham vọng mở chiến dịch điều tra sâu rộng mới và hiểm hóc vào Tổng thống Trump với ý đồ luận tội và thậm chí "truất ngôi" ông.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ vào hôm 4/3 tung ra một loạt yêu cầu về tài liệu của nhánh hành pháp Mỹ cũng như "thế giới rộng lớn hơn của ông Donald Trump" - động thái cho thấy rõ mức độ sâu rộng và tham vọng của cuộc điều tra mới nhằm vào cáo buộc về khả năng chính quyền ông Trump lạm quyền, cản trở tư pháp, và tham nhũng.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ Jerrold Nadler. Ảnh: New York Times.
Trong vòng 2 tháng kể từ khi nắm quyền kiểm soát Hạ viện, các nghị sĩ Dân chủ thuộc một số ủy ban đã bắt đầu săm soi các thành viên trong nội các của Tổng thống Trump, các doanh nghiệp của ông Trump, chiến dịch tranh cử của ông, và ủy ban nhậm chức của ông cũng như mối liên hệ giữa ông và các cường quốc nước ngoài lớn, trong đó có Nga - quốc gia được cho là can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Họ cũng đặt nền tảng cho các nỗ lực thu các bản khai thuế của ông Trump.
Mối đe dọa lớn nhất đối với ông Trump
Các yêu cầu mới nhất của Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ - Thượng nghị sĩ Jerrold Nadler (bang New York), có thể đã mở ra mối đe dọa nguy hiểm nhất cho tới nay đối với ông Trump. Các yêu cầu này xoáy vào giữa lòng bộ máy chính quyền của Tổng thống Trump và có thể tạo cơ sở cho quá trình luận tội Tổng thống Trump sau này.
Thượng nghị sĩ Mỹ Jerrold Nadler hôm 4/3 đã công khai nói rằng Hạ viện không còn hài lòng với việc đợi chờ các phát hiện của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller và sẽ đào sâu vào nhiều vấn đề tương tự.
Khác với trường hợp của công tố viên Mueller - người được tiếp cận một ủy ban lớn để lấy bằng chứng, Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ có thể gặp những trở ngại đáng kể trong việc thu thập những tài liệu đã được cung cấp cho các ủy ban khác của quốc hội Mỹ cũng như các nhà điều tra liên bang để bảo đảm việc tuân thủ các quy định.
Nhưng các nhân chứng có thể lựa chọn "ngâm tôm" quá trình cung cấp tư liệu hoặc thậm chí thách thức các trát yêu cầu của tòa. Ông Trump thậm chí có thể tiến xa hơn và đòi xác nhận đặc quyền của nhánh hành pháp đối với một số tư liệu nhất định.
Quy mô chiến dịch công kích mới
Các lá thư của ông Nadeler đề ngày 4/3 đã được gửi tới 81 cơ quan, cá nhân và các thực thể khác có mối liên hệ với đương kim Tổng thống Mỹ, bao gồm Tổ chức Trump, nhóm chiến dịch Trump, Quỹ Trump, ủy ban nhậm chức của Tổng thống Trump, và Nhà Trắng. Bên nhận còn bao gồm Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), vốn đã thu thập đáng kể bằng chứng về tương tác của ông Trump ở hậu trường với các nhà điều tra liên bang.
Thư còn được gửi cho hàng chục thành viên gần gũi trong gia đình ông Trump và các trợ lý của ông đã tư vấn cho ông về cách xử lý trước các scandal liên quan đến nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels.
Ngoài ra Ủy ban Tư pháp Hạ viện còn điều tra các cáo buộc về tham nhũng, bao gồm khả năng có vi phạm luật về tài chính cho chiến dịch tranh cử.
Phe Dân chủ còn mở rộng một mặt trận nữa vào hôm 4/3, khi các chủ tịch của các ủy ban Ngoại vụ, Tình báo và Giám sát viết thư cho Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ để yêu cầu cung cấp tài liệu chi tiết về việc ông Trump liên lạc với Tổng thống Nga Putin cũng như các nỗ lực che giấu các hoạt động liên lạc đó.
Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Nadler còn yêu cầu tất cả các tài liệu liên quan đến việc từ chức của cố vấn an ninh quốc gia Michael T. Flynn, các mối tương tác với ông Comey và việc sa thải ông này, các nỗ lực sa thải ông Mueller, việc liên lạc giữa ông Trump và Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Tổng thống Trump...
Ông Nadler còn đòi hỏi thông tin về Jared Kusher, con rể kiêm cố vấn của Tổng thống Trump và hai người con trai nữa của ông Trump.
Sẵn sàng đụng độ
Trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước, ông Nadler cho rằng ông tin là ông Trump đã phạm tội khi đương chức và đã đe dọa các quy chuẩn cơ bản của Hiến pháp Mỹ. Nhưng ông thừa nhận chưa có bằng chứng để thực hiện vụ kiện chống lại Tổng thống.
Các yêu cầu hôm 4/3 có thể tạo ra cơ sở cho đòn tấn công mới này. Trong nửa thế kỷ qua, có 2 lần mà Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ tiến hành luận tội dựa trên những chủ đề mà ông Nadler đã đề ra: cản trở tư pháp và lạm dụng quyền lực.
Tổng thống Trump và Nhà Trắng đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc về việc làm sai trái. Họ lập luận rằng ông Trump vô tội và có thẩm quyền rộng lớn để điều hành chính phủ theo cách lựa chọn của mình.
Các nghị sĩ Cộng hòa khẳng định rằng phe Dân chủ đã hạ quyết tâm đưa ông Trump ra luận tội và có một nhóm đa số mới muốn hạ bệ ông Trump.
Các luật sư của ông Nadler đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán kéo dài hoặc thậm chí là các cuộc chiến nảy lửa về các yêu cầu nói trên.
Nếu những người được yêu cầu mà không tự nguyện cung cấp tài liệu thì có thể ông Nadler sẽ ra trát bắt họ phải làm vậy.
Trở ngại lớn nhất đối với ông Nadler có lẽ là bản thân ông Trump. Nhà Trắng có thể dùng đặc quyền hành pháp để bảo vệ nhiều tài liệu đóng vai trò trọng yếu trong cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN/ New York Times
Hạ viện Mỹ 'tổng tấn công' ông Trump Chủ tịch Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ tuyên bố mở một cuộc điều tra toàn diện vào Tổng thống Donald Trump. Theo CNN, Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện Mỹ ngày 4/3 đã gửi thư cho 81 cá nhân và thực thể, bao gồm cả Nhà Trắng, Bộ Tư pháp, các quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch...