TQ lên tiếng sau khi Mỹ duyệt bán 180 triệu USD vũ khí hạng nặng cho Đài Loan
Trung Quốc cho biết đã có “giao thiệp chính thức với phía Mỹ” và kiên quyết phản đối việc Mỹ định bán 18 quả ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên (ảnh: Reuters)
“Trung Quốc rất không hài lòng, kiên quyết phản đối những hành động như vậy và đã có giao thiệp chính thức tới phía Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên, cho biết khi được hỏi về việc Mỹ định bán 18 quả ngư lôi MK-48 Mod 6 chuyên diệt tàu ngầm cho Đài Loan.
Thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan ước tính trị giá 180 triệu USD, đã được Bộ Ngoại giao Mỹ phê duyệt và thông báo với quốc hội ngày 21.5. Năm 2019, Mỹ cũng bán 66 tiêm kích F-16V trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan.
“Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng nguyên tắc một Trung Quốc, ngay lập tức rút lại thỏa thuận bán vũ khí nêu trên, cắt đứt quan hệ quân sự với Đài Loan để tránh tổn hại quan hệ song phương và duy trì hòa bình, ổn định khu vực”, ông Triệu phát biểu.
Video đang HOT
Trong cuộc họp báo mới nhất, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm sau khi Mỹ chỉ trích những “hành động quấy rối” của Trung Quốc ở biên giới Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận “có xích mích” giữa nước này với Ấn Độ tại khu vực biên giới, song khẳng định điều đó không liên quan gì đến Mỹ.
“Lực lượng phòng thủ biên giới của Trung Quốc sẽ đáp trả những hành động xâm phạm của Ấn Độ tại biên giới, giữ vững hòa bình, ổn định khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Ông Triệu cũng tuyên bố rằng, Mỹ nên chấm dứt “trò chơi đổ lỗi” cho Trung Quốc, tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do Covid-19 gây ra ở Mỹ và dừng việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Nga đưa ra cáo buộc về Mỹ khiến Trung Quốc lo lắng
Nga hôm qua (15/1) đã lên tiếng chỉ trích Mỹ về việc đưa ra một chiến lược Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương mới với mục tiêu được Moscow miêu tả là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Phát biểu tại một hội nghị toàn cầu về những vấn đề thách thức nhất mà cộng đồng thế giới đang phải đối mặt, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, sự hợp tác ở Châu Á-Thái Bình Dương cho đến giờ mới chỉ tập trung ở khu vực Đông Nam Á.
Quan niệm Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương đang được đưa ra bởi Mỹ, Nhật Bản và các nước khác nhằm thiết lập lại câu trúc đang tồn tại hiện nay, ông Lavrov đã phát biểu như vậy tại hội nghị ở thủ đô của Ấn Độ.
"Tại sao các bạn lại gọi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương? Câu trả lời là rõ ràng - là để loại Trung Quốc. Thuật ngữ nên mang tính đoàn kết, không nên mang tính chia rẽ", Ngoại trưởng Lavrov chỉ trích.
Mỹ cho biết khung thỏa thuận Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương ủng hộ chủ quyền, sự minh bạch, quản trị tốt và trật tự dựa trên pháp quyền cùng nhiều điều khác. Bằng cách sử dụng khái nhiệm Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương, Mỹ cũng muốn truyền bá ý tưởng về một khu vực kéo dài đến tận sân sau của Trung Quốc và bao gồm những nền kinh tế con hổ của Đông Á cũng như Ấn Độ Dương.
Năm 2018, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trở thành Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương.
Những phát biểu của Ngoại trưởng Nga được đưa ra vào thời điểm quan hệ Mỹ và Trung Quốc đang ngày một xấu đi vì một loạt mâu thuẫn. Hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đang có cuộc chiến tranh thương mại căng thẳng. Mỹ và Trung Quốc còn đối đầu gay gắt ở Biển Đông và trong vấn đề Đài Loan.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với 4 nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trung Quốc đang ngang nhiên đòi chủ quyền đến 90% Biển Đông - một khu vực biển có những tuyến đường hàng hải chiến lược có tính sống còn đồng thời chứa các nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú.
Trung Quốc đã và đang gây ra một làn sóng phản đối dữ dội và quyết liệt chưa từng có của các nước láng giềng trong khu vực cũng như của cộng đồng thế giới vì việc nước này đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép và giờ là quân sự hóa ở Biển Đông. Trong một động thái làm đẩy cao căng thẳng ở Biển Đông, Trung Quốc gần đây liên tiếp cho triển khai vũ khí, trong đó có các tên lửa, đến các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Khi Trung Quốc leo thang các hoạt động quân sự ở Biển Đông, Mỹ cũng đã gia tăng áp lực với Trung Quốc bằng những lời chỉ trích, lên án công khai cùng với các hoạt động quân sự. Mỹ liên tục cho các tàu chiến đến khu vực phạm vi 12 hải lý so với những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông để thách thức đòi hỏi chủ quyền phi lý và tham lam của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mỹ cũng tiến hành các
Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và đang tìm cách dọa dẫm các nước láng giềng Châu Á để ngăn không cho họ thực hiện hoạt động khai thác các nguồn lực thiên nhiên chính đáng trong khu vực.
Vấn đề Đài Loan cũng là một cái dằm gây khó chịu lâu nay trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ mối quan hệ giữa Mỹ với Đài Loan.
Kiệt Linh
Theo vnmedia.vn
Hai tàu sân bay Trung Quốc cùng kết hợp tác chiến cô lập Đài Loan? Tàu sân bay Sơn Đông mới chính thức được bàn giao cho hải quân Trung Quốc có thể kết hợp cùng tàu sân bay Liêu Ninh để tạo thành một nhóm tác chiến duy nhất ngăn thế lực bên ngoài hỗ trợ quân sự Đài Loan. Hai tàu sân bay Trung Quốc có thể kết hợp tạo thành một nhóm tác chiến duy...