TQ làm hoạt hình tuyên truyền xuyên tạc về Biển Đông
Tình hình Biển Đông ngày càng nóng hơn bao giờ hết khi ngày 12.7 tới đây, tòa án quốc tế sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông lịch sử của Philippines.
Một hình ảnh cắt từ clip hoạt hình tuyên truyền của Trung Quốc.
Ngày 12.7 tới, Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế tại The Hague, Hà Lan sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, thời gian gần đây Trung Quốc thường xuyên có những động thái tuyên truyền, xuyên tạc nội dung chủ quyền biển đảo và thể hiện sự ngang ngược với những tuyên bố phi lý.
Ngày 5.7, Trung Quốc bắt đầu tập trận quân sự trên Biển Đông. Cục Hải sự nước này yêu cầu mọi tàu cá không được đi vào vùng biển 100.000km2 quanh khu vực tập trận. Một phần cuộc tập trận diễn ra trái phép trên diện tích thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Trung Quốc từng yêu cầu Mỹ không can thiệp vào cái gọi là “chủ quyền” mà nước này đơn phương tuyên bố trên Biển Đông và nói rằng sẵn sàng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nếu có xung đột quân sự trên biển.
Trung Quốc nói xung đột Biển Đông xảy ra từ năm 1960 do tranh chấp dầu mỏ (?!).
Mới đây, truyền thông Trung Quốc lại đăng tải một video hoạt hình tuyên truyền với nội dung sai lệch trắng trợn về Biển Đông. Đoạn clip chỉ dài 3 phút kèm hình ảnh ông và cháu gái nói chuyện với nhau về chủ đề “ai mới là chủ nhân của Biển Đông”.
Người ông trong clip nói rằng 2.000 năm trước, người Trung Quốc đã bơi thuyền khắp Biển Đông, tìm ra và đặt tên các hòn đảo ở đây (!?). Cháu gái ngây thơ thể hiện sự hào hứng trước tài năng của những người Trung Quốc cổ xưa, tiêu biểu là Trịnh Hòa dẫn hạm đội “đi khắp Biển Đông, trao đổi hàng hóa lấy các sản vật, ngọc quý…”.
Khi cháu gái hỏi vì sao xung đột Biển Đông lại xảy ra, người ông trắng trợn nói rằng “Trung Quốc được trả lại những hòn đảo này sau Thế chiến II. Trước đó người Pháp, Nhật đã chiếm giữ các hòn đảo này”. Người ông cũng nói rằng các vùng lãnh thổ này ít nhất cũng được thể hiện trên bản đồ thế giới.
Video đang HOT
Hoạt hình này lờ đi rằng chính Trung Quốc là nước dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông, vi phạm trắng trợn luật pháp và công ước quốc tế về luật biển. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền đối với các đảo, quần đảo của mình trên Biển Đông.
Clip dài 3 phút thể hiện những nội dung sai lệch hoàn toàn mà Trung Quốc đưa ra.
Theo clip, xung đột Biển Đông xảy ra khi năm 1960, dầu mỏ tìm thấy ở đây và “các nước khác không muốn những nguồn tài nguyên quý giá này thuộc về Trung Quốc”. Theo người ông, đây được cho là nguyên nhân khiến Biển Đông xung đột.
Chuyên gia cao cấp Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nhận định rằng phán quyết của tòa án The Hague sẽ có lợi cho Philippines, đồng nghĩa bác bỏ cái gọi là “chủ quyền Trung Quốc” trên Biển Đông.
Trong trường hợp Trung Quốc không thực hiện các cam kết như những phát biểu hùng hồn của nước này trước đây, vị thế ngoại giao của Trung Quốc sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Đây cũng là cái cớ để những quốc gia khác lấy làm bàn đạp lí lẽ tấn công Trung Quốc trong các cuộc đàm phán song phương hay đa phương.
Theo Danviet
Trung Quốc nỗ lực 'mua chuộc' Mỹ trước thềm phán quyết Biển Đông
Thông qua các cuộc hội thảo, điện đàm, Trung Quốc đang tìm cách biện bạch lý lẽ với Mỹ trước khi tòa trọng tài ra phán quyết Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: AFP/Xinhua
Khi chỉ còn vài ngày nữa tòa trọng tài sẽ ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc, Bắc Kinh đang tăng cường chiến dịch tuyên truyền cho lập trường của mình, trong đó có đẩy mạnh bày tỏ lý lẽ của họ với Mỹ.
Hãng tin nhà nước Xinhua đưa tin về cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng nhiệm Mỹ John Kerry hôm 6/7, khi ông Vương lặp đi lặp lại rằng Trung Quốc bác bỏ quyền tài phán của tòa trọng tài về tuyên bố chủ quyền.
Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV dành hẳn một phần đa phương tiện trên trang web tiếng Anh cho vấn đề này, bao gồm cả những video giải thích, phỏng vấn chuyên gia và bình luận.
Quyền lực mềm
Theo The Diplomat, Trung Quốc vốn luôn ở trong thế phòng thủ khi nói đến luật pháp quốc tế. Nhiều nhà phân tích quốc tế cho rằng việc Trung Quốc không tham gia vào vụ kiện ảnh hưởng rất nặng đến hình ảnh quốc tế của Bắc Kinh. Mỹ và các đồng minh có thể dễ dàng tấn công Trung Quốc vì thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với luật pháp quốc tế.
Lý lẽ là một loại quyền lực mềm đôi khi có tác dụng hơn sức mạnh quân sự trong giải quyết xung đột. Trung Quốc đã là một người chơi yếu trong trò chơi quyền lực mềm trong một thời gian dài, nhưng trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã cố gắng khắc phục điểm yếu này, nhờ vào sức mạnh ngày càng tăng của các trung tâm nghiên cứu.
Kể từ năm 2013, các trung tâm nghiên cứu Trung Quốc mọc lên như nấm. Những trung tâm này ngày càng giành được ảnh hưởng quốc tế, đặc biệt là trong các vấn đề như tranh chấp Biển Đông.
Trước đây, Trung Quốc chủ yếu tập trung vào hợp tác với các trung tâm nước ngoài mở chi nhánh tại Trung Quốc, chẳng hạn như Trung tâm Brookings - Thanh Hoa và Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie - Thanh Hoa ở Bắc Kinh.
Sau này, cảm thấy không đủ để gây ảnh hưởng trực tiếp đến các ý kiến về chính sách của Washington, Bắc Kinh đã đầu tư để thành lập các trung tâm nghiên cứu ngay trên đất Mỹ, chẳng hạn như Viện Nghiên cứu Trung - Mỹ ở Washington, nhằm "tập hợp các học giả Trung Quốc và Mỹ cũng như những người thực thi chính sách, để mở một cửa sổ vào thế giới quan của họ".
Đây mới chỉ là khởi đầu cho một xu hướng mới. Trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc đã bắt đầu mang các cuộc hội thảo, hội nghị đến Washington, với hy vọng giao tiếp trực tiếp với các học giả và các nhà làm chính sách Mỹ. Chẳng hạn, hôm 5/7, Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đồng tổ chức một hội nghị về Biển Đông tại Washington với Quỹ vì Hòa bình Quốc tế Carnegie, dưới sự chủ trì của ông Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc và ông John Negroponte, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ.
Trong hội nghị này, ông Đới nói rằng "phán quyết cuối cùng mà tòa trọng tài công bố trong vài ngày tới rốt cuộc không khác gì một mảnh giấy".
Ông Đới nói thêm rằng các tranh chấp không được phép định hình quan hệ Trung - Mỹ, và kêu gọi hai nước xử lý những bất đồng một cách xây dựng và mở rộng chương trình nghị sự hàng hải tích cực để bảo đảm cho một giải pháp hòa bình.
"Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc với Mỹ về các vấn đề hàng hải và làm việc với Mỹ cũng như tất cả các bên khác để giữ tình hình nằm trong tầm kiểm soát", cựu quan chức Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Đới cũng đồng thời thách thức Washington về hành động quân sự ở Biển Đông. Cựu quan chức Trung Quốc cho rằng nước này sẽ không bị hành động của Mỹ "hăm dọa", kể cả khi Mỹ có cử tất cả 10 tàu sân bay ra Biển Đông.
Đới Bỉnh Quốc, cựu ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc. Ảnh: Alamy
Quan tâm đến hình ảnh
Theo CNBC, ngoài những nỗ lực bày tỏ lý lẽ của mình với Mỹ, Trung Quốc cũng tổ chức nhiều cuộc họp với các nhà ngoại giao và nhà báo, cũng như vận động các nước không hề có liên quan đến tranh chấp như Belarus và Pakistan.
Bắc Kinh lo lắng rằng họ sẽ bị nhìn nhận một cách tiêu cực nếu tòa ra phán quyết có lợi cho Philippines, mặc dù Trung Quốc khăng khăng nói rằng họ không quan tâm đến phán quyết.
"Trung Quốc thật ra rất quan tâm, đặc biệt là khả năng yêu sách 'đường 9 đoạn' của họ bị phán quyết là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)", Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói.
"Thực tế là Trung Quốc cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các quốc gia mà họ có thể lôi kéo, bất kể những nước đó nhỏ hay xa xôi như thế nào, cho thấy rằng Trung Quốc quan tâm đến danh tiếng và hình ảnh của họ", bà nói thêm.
Phương Vũ
Theo VNE
Báo Trung Quốc tuyên bố sẽ không lùi bước ở Biển Đông Global Times hôm nay đăng bài xã luận tuyên bố Trung Quốc sẽ không lùi bước ở Biển Đông và sẽ giáng trả nếu bị tấn công. Tàu quân sự Trung Quốc tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: AFP. Global Times, ấn phẩm phụ của tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm nay đăng bài...