TQ giấu nhẹm đường dây “khủng” buôn bán vắcxin trái phép
Trung Quốc đã phát hiện một đường dây buôn bán vắc xin trái phép quy mô hàng trăm người ở 20 tỉnh từ tháng 4 năm ngoái, nhưng đến tận tháng 3 năm nay, quan chức nước này mới công khai cho công chúng.
Cảnh sát Sơn Đông đã bắt giữ 2 mẹ con mua bán vắc xin trái phép trị giá 88 triệu USD (gần 2 nghìn tỉ đồng)
37 người đã bị bắt ở phía đông Trung Quốc trong một vụ bê bối vắc xin quy mô “khổng lồ”, truyền thông TQ đưa tin.
Trong tháng trước, cảnh sát Sơn Đông tuyên bố họ đã bắt giữ 2 mẹ con mua bán vắc xin trái phép. Tổng số vắc xin trị giá 88 triệu USD (gần 2 nghìn tỉ đồng) không được bảo quản hoặc vận chuyển đúng cách.
Đường dây buôn bán vắc xin bất hợp pháp này hoạt động từ năm 2011 đã gây ra sự phẫn nộ lan rộng ở Trung Quốc. Vụ bê bối đã dẫn đến một cuộc càn quét, với lệnh điều tra các nhà sản xuất vắc-xin, các công ty bán buôn và người mua.
Đường dây buôn bán vắc xin bất hợp pháp đã hoạt động từ năm 2011
Các loại vắc-xin được mua từ rất nhiều nguồn khác nhau, cả những nguồn được cấp phép và không cấp phép. Sau đó vắc xin được bán cho các đại lý bất hợp pháp, các trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh hợp pháp ở địa phương với giá cao “cắt cổ”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Đường dây được cho là bao gồm hàng trăm người ở 20 tỉnh. Mặc dù chính quyền đã biết về đường dây này từ tháng 4 năm ngoái, nhưng đến tận thứ 6 tuần trước, nghĩa là gần 1 năm sau, họ mới công bố cho công chúng.
Chính quyền yêu cầu các nhà cung cấp vắc xin tự thú để giúp cảnh sát tìm kiếm nạn nhân đã mua phải vắc xin không đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
Mặc dù chính quyền đã biết về đường dây này từ tháng 4 năm ngoái, nhưng gần 1 năm sau, họ mới công bố
Sự chậm trễ của cơ quan chức năng đã khiến nhiều người Trung Quốc tức giận, đặt câu hỏi tại sao chính quyền không cảnh báo người dân từ trước. Hạn chót đã được đưa ra cho chính quyền địa phương. Thứ 6 tuần này, họ phải tìm ra được những ai đã mua vắc xin không đạt chuẩn.
Ba công ty dược phẩm đang bị điều tra, Tân Hoa Xã đưa tin. Một trong số đó là công ty Zhaoxin Bio-tech ở Sơn Đông, đã bị đình chỉ hoạt động.
WHO cho biết vắc-xin không được bảo quản đúng cách không gây ra quá nhiều nguy hiểm
Văn phòng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Trung Quốc cho biết vắc-xin cần phải được xử lý đúng cách, nếu không sẽ trở nên kém hiệu quả. Tổ chức này cũng nhấn mạnh rằng vắc-xin không được bảo quản đúng cách không gây ra quá nhiều nguy hiểm.
“Vắc-xin không được bảo quản đúng cách hoặc đã hết hạn, hiếm khi gây ra một phản ứng nguy hiểm. Vì vậy, trong trường hợp này, nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người dân là rất nhỏ.” WHO cho biết.
Gần đây, Trung Quốc chứng kiến nhiều vụ bê bối về ý tế
Thứ hai tuần trước, khi báo chí Trung Quốc đưa tin về một cậu bé thiệt mạng sau khi tiêm vắc xin càng khiến người dân phẫn nộ, mặc dù các quan chức cho biết cậu bé này không liên quan gì đến bê bối buôn bán vắc xin trái phép ở Sơn Đông.
Trung Quốc đã chứng kiến nhiều vụ bê bối về y tế và an ninh trong những năm gần đây.
Theo Danviet
Phi công Ukraine Savchenko bị tòa án Nga kết án 22 năm tù
Ngoài án phạt tù, Savchenko cũng phải chịu hình phạt bổ sung 30.000 ruble (583 USD)vì tội vượt biên trái phép từ Nga sang Ukraine.
Washington Posts đưa tin, ngày 22/3, tòa án thành phố Donetsk thuộc tỉnh Rostov của Nga đã kết án nữ phi công người Ukraine, Nadiya Savchenko, 22 năm tù giam với tội danh tham gia vào việc sát hại hai nhà báo Nga đang tác nghiệp ở miền Đông Ukraine hồi năm 2014 và vượt biên trái phép vào Nga.
Nữ phi công người Ukraine Nadiya Savchenko. (Ảnh: AP)
Theo cáo buộc của phía Nga, nữ phi công 34 tuổi này đã chỉ điểm cho một vụ tấn công bằng đạn cối của quân đội Ukraine làm 2 nhà báo Nga là Igor Kornelyuk và Anton Voloshin của hãng phát thanh nhà nước Nga VGTRK đang tác nghiệp ở miền Đông Ukraine thiệt mạng hôm 17/6/2014.
Nữ phi công Savchenko đã bị phe đối lập tại miền Đông Ukraine bắt tháng 6/2014 và được trao cho phía Nga.
Trong phiên xét xử Savchenko, Thẩm phán Stepanenko tuyên bố, nữ phi công này đã "gây ra cái chết của 2 người. Đây là một sự đồng lõa với tội ác gây ra bởi lòng hận thù".
Tuy nhiên, các luật sư của nữ phi công Savchenko, Mark Feygin và Nikolai Polezov cho rằng, thân chủ của họ là nạn nhân của một tòa án đã bị chính trị hóa và việc Savchenko bị tuyên có tội là điều không thể tránh khỏi.
Văn phòng Công tố viên trưởng của Nga trong một tuyên bố được đưa ra cùng ngày cho biết, phán quyết của tòa án là hợp lý bởi tính chất nghiêm trọng của hành vi mà Savchenko gây ra. Ngoài án phạt tù, Savchenko cũng phải chịu hình phạt bổ sung 30.000 ruble (583 USD) vì tội vượt biên trái phép từ Nga sang Ukraine.
Ngay sau khi tòa tuyên án với Savchenko, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết, ông sẽ không công nhận quyết định của tòa án mà ông gọi là "một phiên tòa đáng xấu hổ".
Ông Poroshenko cũng cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu phía Nga trao trả Savchenko cho Ukraine theo một thỏa thuận trao đổi tù binh.
Tổng thống Poroshenko nói: "Tôi sẵn sàng bàn giao hai quân nhân Nga bị giam giữ ở Ukraine vì tham gia các hoạt động chống phá nhà nước Ukraine cho phía Nga để đổi lấy Savchenko".
Theo Tổng thống Ukraine, hai quân nhân Nga này đang phải đối mặt với cáo buộc khủng bố.
Các quan chức Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin phóng thích Savchenko như một phần của Thỏa thuận Minsk - lộ trình để chấm dứt xung đột ở miền Đông Ukraine.
Thỏa thuận này quy định việc phóng thích tất cả những con tin mà các bên liên quan trong cuộc xung đột giam giữ. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, thỏa thuận Minsk không được áp dụng cho trường hợp của Savchenko vì cô bị khởi tố trong một vụ án hình sự.
Các quan chức Nga đã nhiều lần nói rằng, sẽ không có bất cứ một cuộc đàm phán nào về việc phóng thích Savchenko cho đến khi tòa tuyên án với cô. Trong khi đó, Ukraine đã yêu cầu thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với cơ quan thực thi pháp luật của Nga và các quan chức trong lĩnh vực tư pháp có liên quan đến việc giam giữ Savchenko./.
Phi công Ukraine Savchenko hầu tòa vì vụ sát hại 2 phóng viên Nga
Hùng Cường
Theo_VOV
Phản ứng gay gắt sau vụ đụng độ tàu với Trung Quốc ở Biển Đông Indonesia cho biết sẽ có một cuộc triều hồi gấp Đại sứ Trung Quốc tại Jakarta sau vụ đụng độ giữa hai tàu của hai nước ở Biển Đông. Tàu cá nước ngoài bị Indonesia đánh chìm do đánh bắt cá trái phép. Ảnh: Reuters Hôm 20/3 vừa qua, bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho hay, ngày 19/3, các tàu tuần...