TQ: Giải mã bí ẩn xác ướp mỹ nhân 2.000 năm
Nàng đã ngủ yên hơn 2.000 năm. Nhưng lạ lùng thay, kinh qua từng ấy thời gian, gương mặt, làn da, mái tóc người đẹp vẫn còn nguyên vẹn. Xác ướp “mỹ nhân” nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc ấy ẩn giấu bí mật gì?
Triển lãm “Tinh hoa văn vật mô cổ Mã Vương Đôi triều Hán” được tổ chức vào ngày 28/4/2011. Triển lãm này do Viện bảo tàng Sơn Tây và Bảo tàng tỉnh Hồ Nam cùng phối hợp tổ chức. Tổng cộng có hơn 120 hiện vật quý hiếm lần đầu tiên được giới thiệu tới người xem. Trong số đó, xác ướp “Tân Truy phu nhân” ngàn năm không phân hủy đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của hậu thế.
Khách tham quan tỏ ra thích thú khi được chiêm ngưỡng xác ướp kỳ lạ này.
Vào năm 1972 của thế kỷ trước, xác ướp lạ lùng này được phát hiện tại ngoại thành thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. “Mỹ nhân” trong mộ còn khá nguyên vẹn sau bao năm. Bà được xác định là Tân Truy phu nhân, mất khi mới 50 tuổi và là vơ của một vị quan triều Hán ở Trường Sa từ hơn 2.000 năm trước.
Điều khiến giới khảo cổ kinh ngạc hơn cả chính là vẻ sinh động được biểu hiện trên gương mặt lẫn thân thể của xác ướp này. Các nét trên khuôn mặt bà gồm mắt, mũi, miệng vẫn vô cùng rõ, tóc mịn bóng, da mềm ẩm, tứ chi có tính đàn hồi, thậm chí khớp bốn chi còn cử động được.
Video đang HOT
Sau khi tiến hành giải phẫu, giới chuyên môn cũng tiết lộ, cơ quan nội tạng của “mỹ nhân” này còn khá hoàn chỉnh. Có tới hơn 100 hạt dưa “hiện diện” trong dạ dày và ruột non của xác ướp.
Nguyên nhân cái chết lẫn phương pháp ướp xác là những dấu hỏi lớn với các nhà khoa học. Được biết, thi thể Tân Truy phu nhân khi mất được bọc bởi hơn 20 lớp vải lụa, được ngâm trong thuốc “trường sinh bất lão” và đặt trong bốn chiếc quan tài. Có tới 5 tấn than bao xung quanh và mộ thất này chôn sâu dưới hơn 15m đất.
“Cận cảnh” xác ướp Tân Truy phu nhân.
Giáo sư, tiến sĩ La Học Cảng – Chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ văn vật cổ khu mộ Mã Vương Đôi triều Hán, thuộc Đại học Trung Nam, cho biết, chất dung dịch màu đỏ được tìm thấy trong quan tài Tân Truy phu nhân là hỗn hợp gồm nhiều chất, như: thạch tín, chu sa, thủy ngân…Thậm chí, nhiều vị thuốc bắc cũng được tìm thấy trong quan tài. Chính những thứ này được ngâm cùng nhau đã tạo nên dung dịch có sắc đỏ đậm như vậy. Giới khoa học tin rằng, dung dịch này đã làm cho thi thể của Tân Truy không bị phân hủy, thối rữa hơn 2.000 năm qua. Nó vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa bảo quản thi thể rất tốt.
Giới chuyên môn đang tiến hành giải phẫu xác ướp.
Theo giáo sư La, sự nguyên vẹn hơn 2.000 năm của xác ướp Tân Truy “mang đầy tính ngẫu nhiên”. Ngoài những phương pháp chống rữa, môi trường khô ráo, có lợi cho việc bảo tồn thi thể, quan tài được bịt kín, ngăn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào trong cũng là những nguyên nhân giúp thi thể “mỹ nhân” vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, khu mộ Mã Vương Đôi cũng chưa từng bị trộm. Nói cách khác, chính điều kiện địa chất lẫn yếu tố con người đã làm nên điều kỳ diệu ấy.
Để giúp hậu thế nhận ra vẻ đẹp của người phụ nữ bí ẩn này, các nhà khoa học đã tiến hành phục dựng hình ảnh lúc sinh thời của bà. Quả thực, theo những hình ảnh mà giới chuyên môn phục chế, “Tân Truy phu nhân” xứng đáng là một mỹ nhân Hán triều.
Theo 24h
Giải mã "hoa văn" bí ẩn trên sa mạc TQ
"Mô hình sa mạc này khả năng là sản phẩm của quá trình sử dụng công cụ có đầu nhọn trong nghiên cứu địa vật lý".
Dựa trên việc phân tích hình ảnh vệ tinh trong khu vực, các chuyên gia cho biết cấu trúc bí ẩn gồm những chấm nhỏ giống như một bàn cờ khổng lồ trải dài hàng dặm ở cồn cát Tây Trung Quốc có thể là kết quả của các cuộc khảo sát địa chất tìm kiếm mỏ niken.
"Từ bản đồ vệ tinh, chúng ta dễ dàng nhìn thấy những kết cấu nhân tạo trên mặt đất, một mạng lưới tương đối lớn và dường như được tạo ra bởi nhiều gò đất hoặc hố tròn, nhỏ", tác giả nghiên cứu - nhà vật lý Amelia Carolina Sparavigna đến từ Đại học Bách khoa Turin (Italy) phát biểu. "Mô hình sa mạc này khả năng là sản phẩm của quá trình sử dụng công cụ có đầu nhọn trong nghiên cứu địa vật lý".
Năm 2010, Sparavigna bắt đầu xem xét hình ảnh mà vệ tinh Google Earth thu thập được từ sa mạc Taklamakan (Trung Quốc) để nghiên cứu kết cấu được gió tạo thành trong những cồn cát. Chính nhờ quá trình này, các nhà khảo cổ học nghiệp dư tìm thấy vài con đường xung quanh tàn tích của một vương quốc cổ đại nằm trên Con đường Tơ lụa gọi là Loulan. Trong hơn một ngàn năm, có rất nhiều đoàn người mang theo gia vị, lụa và nhiều mặt hàng phương Đông khác băng qua vùng đất khô cằn để đến châu Âu.
Mô hình bí ẩn gồm những chấm nhỏ giống như một bàn cờ khổng lồ. (Ảnh: Sparavigna)
Trong khi tìm kiếm dấu tích các vương quốc khác đã biến mất trong vùng, Sparavigna phát hiện ra một mạng lưới bí ẩn gồm các chấm nhỏ như vết châm bằng vật nhọn đầu được sắp xếp theo thiết kế của một bàn cờ, kéo dài 8 km. "Khá khó để nhìn trên bản đồ vệ tinh nhưng tôi đã thấy nó trải dài trên mặt đất", Sparavigna nói.
Rõ ràng mô hình kỳ lạ đó là do con người tạo ra và chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây. Về sau Sparavigna đã tìm thấy một bài viết trên báo Trung Quốc mô tả việc phát hiện một số lượng lớn niken bị chôn vùi dưới những đụn cát. Bà kết luận cấu trúc này là bằng chứng của các cuộc khảo sát địa chất. Thông thường, trước khi khai thác, nhà địa chất thường khoan lỗ để xác định thành phần của mỏ khoáng sản bên dưới bề mặt.
Đây không phải là lần đầu tiên Sparavigna sử dụng ảnh vệ tinh để làm sáng tỏ mô hình bí ẩn. "Theo tôi, nó có thể dự đoán cho các hoạt động khai thác cũng như sự phát triển của khu vực", bà nói thêm.
Theo 24h
Khủng long bạo chúa xé xác con mồi như thế nào? Theo nghiên cứu mới, khủng long bạo chúa Tyrannosaurus Rex sử dụng hàm và các chi rất khỏe để giết chết loài khủng long "bọc thép" Triceratops. Khủng long bạo chúa xé xác con Triceratops. Nghiên cứu mẫu hóa thạch còn sót lại của loài khủng long ba sừng Triceratops, các nhà khảo cổ Mỹ nhận định con vật là nạn nhân của...