TQ đóng cửa sàn chứng khoán vì tuột dốc không phanh
Giao dịch trên chỉ số chuẩn của Trung Quốc – Thượng Hải Composite – đã bị tạm ngưng hôm 4-1 sau khi thị trường chứng khoán sụt giảm dữ dội ở mức 7%.
Đài BBC cho biết thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm 4-1 tạm ngưng giao dịch trong vòng 15 phút sau khi trải qua đợt giảm 5%. Tuy nhiên, cổ phiếu tiếp tục rớt giá khiến phiên giao dịch ngày 4-1 phải kết thúc sớm.
Biện pháp này được ban hành hồi tháng trước, quy định nếu chỉ số CSI 300 (gồm cổ phiếu các công ty có vốn hóa lớn niêm yết trên cả 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến) mất 5%, thị trường sẽ ngừng giao dịch trong 15 phút. Và nếu mức giảm lên 7%, thị trường sẽ đóng cửa đến hết ngày.
Và biện pháp này lấn đầu tiên được áp dụng ngày 4-1, sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào hỗn loạn do các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu vào mùa hè rồi. Đến lúc đóng cửa, chỉ số CSI 300 đã mất 7,02%. Trong khi đó, Shanghai Composite Index mất 6,85%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tê liệt hôm 4-1. Ảnh: Corbis
Bắt đầu ngày lễ năm mới (1-1-2016), các khu vực khác ngoài Trung Quốc như chỉ số Nikkei 225 của Nhật đóng cửa giảm 3,1% còn 18.450,98 điểm do đồng yen mạnh đã tạo áp lực lên cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán một số nước cũng theo đà giảm của chứng khoán Mỹ hồi tuần trước. Sau khi 2 phiên giao dịch vừa qua đóng cửa, chỉ số S&P/ASX 200 của Úc chốt phiên ở mức 5.270,50 điểm (giảm 0,5%), trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc rớt xuống 1.918,76 điểm (giảm 2,2%).
Trong tháng 12-2015, chỉ số nhà quản trị mua hàng Caixin/Markit (PMI) của Trung Quốc giảm xuống còn 48,2, đánh dấu tháng thứ 10 liên tiếp hoạt động sản xuất bị thu hẹp. Mốc dưới 50 được xem là thị trường bị co hẹp, còn trên 50 là thị trường đang tăng trưởng và mở rộng.
Cuộc khảo sát PMI nói trên chủ yếu tập trung nhiều hơn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một cuộc điều tra chính thức hôm 1-1-2016 đối với các công ty lớn của Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất cũng bị thu hẹp tháng thứ 5 liên tiếp.
Theo_24h
Phiên chiều 22/12: OGC tiếp tục tăng trần, VN-Index mất điểm phút cuối
Khi lực cầu không đủ mạnh, chỉ cần bên bán hơi quá tay đã đủ khiến VN-Index hút hơi và đánh rơi sắc xanh trong đợt ATC. Trong khi đó, OGC tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp với lượng dư mua trần tới hơn 4 triệu đơn vị.
Trong phiên giao dịch sáng, khi sự chú ý vào cuộc đấu giá cổ phần CTCP Du lịch Kim Liên qua đi, nhà đầu tư đã tập trung trở lại với thị trường chứng khoán niêm yết. Trong nửa cuối phiên, với sự hứng khởi từ kết quả đấu giá CTCP Du lịch Kim Liên, một số nhà đầu tư đã mạnh dạn xuống tiền tại các mã bluechip, giúp VN-Index tăng khá tốt cuối phiên.
Tưởng chừng đà tăng của cuối phiên sáng sẽ giúp thị trường có diễn biến tích cực hơn trong phiên chiều để có được phiên tăng điểm đầu tiên trong tuần, nhưng điều đó đã không xảy ra.
Bước vào phiên chiều, lực mua đã dè dặt trở lại, trong khi bên nắm giữ cổ phiếu tranh thủ thị trường tăng để bán ra, khiến VN-Index yếu thế dần và chính thức mất điểm trong đợt ATC.
Kết thúc phiên, VN-Index giảm 0,55 điểm (-0,1%), xuống 566,35 điểm với 90 mã tăng và 113 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 81,96 triệu đơn vị, giá trị 1.357 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 10 triệu đơn vị, giá trị 217,74 tỷ đồng.
HNX-Index cũng giảm 0,17 điểm (-0,21%), xuống 78,56 điểm với 66 mã tăng và 93 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,27 triệu đơn vị, giá trị 435 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 18,55 triệu đơn vị, giá trị 136,35 tỷ đồng với sự đóng góp chính từ SHB với 7,28 triệu đơn vị và SCJ với gần 6 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu dầu khí trên sàn HOSE với 2 đại diện là PVD và GAS tuy vẫn duy trì được sắc xanh, nhưng đà tăng đã hãm bớt so với phiên sáng, trong khi đó, nhóm ngân hàng chỉ còn BID, STB giữ được mức tăng nhẹ, còn lại VCB, EIB, MBB về tham chiếu, CTG giảm giá.
Một số mã lớn khác như VNM, MSN, BVH cũng không còn giữ được đà tăng, thậm chí BVH đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong khi đó, dòng tiền lại vẫn hướng về một số mã đầu cơ, đặc biệt là OGC. Sau phiên tăng trần với lượng khớp hơn 6 triệu đơn vị hôm qua, OGC mở cửa phiên hôm nay cũng tăng sát lên mức giá trần và nhanh chóng có sắc tím 4.100 đồng chỉ sau ít phút giao dịch. Lực mua tăng dần, trong khi bên bán đã bắt đầu găm hàng, khiến OGC chỉ được khớp bằng hơn 50% so với phiên trước (3,59 triệu đơn vị) và còn dư mua trần tới hơn 4 triệu đơn vị.
Ngoài OGC, DLG cũng có mức tăng khá tốt trong phiên chiều khi đóng cửa ở mức giá cao nhất ngày 6.800 đồng, tăng 4,6%, chỉ còn cách mức giá trần 1 bước giá với tổng khối lượng khớp hơn 5,44 triệu đơn vị.
Ngược lại, một số mã khác như FLC, FIT, HAI, ITA lại chỉ đóng cửa ở tham chiếu hoặc dưới tham chiếu, riêng FLC đóng cửa ở mức thấp nhất ngày 8.000 đồng, giảm 2,44% dù nhận được lực cầu ngoại khá tốt.
Trên HNX, cũng tương tự những người anh em trên HOSE, nhóm dầu khí cũng duy trì được mức tăng, nhưng không còn mạnh như phiên sáng. Trong khi DST vẫn giữ được mứ giá trần và đóng cửa còn dư mua trần và ATC. Ngoài DST, cũng chung hiệu ứng với DLG, DL1 cũng tăng mạnh lên mức trần 11.100 đồng khi chốt phiên giao dịch hôm nay. Ngược lại, DPS lại giảm sản với lượng mua bán sàn và ATC khá lớn.
Các mã khác gần như có diễn biến về giá không mấy đáng chú ý, trong đó TIG là mã có khối lượng khớp lớn nhất với hơn 2 triệu đơn vị, đứng ở tham chiếu 11.500 đồng.
T.Lê
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Số doanh nghiệp "khai sinh" đã nhiều hơn "khai tử"! Trong tháng 11/2015, có trên 9.300 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã giảm mạnh 65,5% so với tháng trước. Như vậy, bình quân mỗi ngày có 310 doanh nghiệp được khai sinh và 190 doanh nghiệp phải "khai tử". Theo số liệu được Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong tháng 11/2015, có...