TQ điên đầu vì Google Map soi rõ căn cứ tuyệt mật
Điều này liên quan tới việc thời gian gần đây liên tiếp những hình ảnh căn cứ quân sự
Mới đây nhất hình ảnh một căn cứ không quân bí mật của Trung Quốc đã bị Google Map phát hiện và những hình ảnh này một lần nữa lại khiến cho Bắc Kinh hết sức lo ngại. Tờ CNJ của nước này cho biết, những hình ảnh thật về các căn cứ quân sự giờ đây không còn quá khó tìm với trên Google Map (3D), điều này khiến cho những bí mật quốc gia dễ dàng bị lộ.
Không chỉ hình ảnh sân bay mà những hầm chứa máy bay, những chiếc máy bay cũng được ghi lại một cách rõ nét nhất. Theo đó các bức ảnh vệ tinh của Google chụp từ trên cao căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc thông qua chương trình bản đồ trực tuyến đã chỉ rõ những vị trí được phía Trung Quốc cho là quá nhạy cảm.
Hãng tìm kiếm khổng lồ trên mạng đã phải hứng chịu sự chỉ trích của Trung Quốc sau khi cư dân mạng có thể tìm kiếm các căn cứ quân sự, sau đó phóng to lên để nhìn thấy các đường băng và các máy bay quân sự bí mật của Trung Quốc.
“Google Map đã công khai những thông tin bí mật của chúng ta và việc làm này cần phải được lên án, nếu không tình trạng này sẽ khiến cho mọi bí mật quân sự đều trở thành thứ kiếm tìm dễ dàng nhất trên mạng”, tờ chinamil nhận định.
Vừa qua, Trung Quốc cũng đã từng hoảng hồn khi Google Map công bố những hình ảnh căn cứ quân sự tối mật của Trung Quốc tại Sơn Đông, thế nhưng những phản ứng của Trung Quốc chỉ là lời đề nghị Google Map nên cân nhắc việc công bố những hình ảnh nhạy cảm.
Trên thực tế những hình ảnh của Google Map cung cấp xét trên phương diện luật pháp quốc tế không vi phạm bất cứ điều khoản nào, cũng không thể bị quy kết là làm lộ thông tin mật, vì các bức ảnh được chụp từ vũ trụ và không thể bàn về vấn đề “chủ quyền”.
Trên thực tế không chỉ Trung Quốc mà Mỹ, Nga cũng tỏ ra quan ngại đối với việc Google Map cung cấp những hình ảnh “ nóng” được chụp từ vệ tinh, về phần mình, người Mỹ đã phải tìm cách đề phòng để giấu những thứ có thể di chuyển được nhằm tránh sự theo dõi từ vệ tinh.
Video đang HOT
Những hình ảnh căn cứ không quân bí mật của Trung Quốc vừa bị lộ mới đây, thậm chí còn có hình ảnh rõ nét những máy bay chiến đấu của nước này.
Có nhiều nguồn tin cho rằng Trung Quốc đang xây dựng kế hoạch nhằm giảm khả năng bị theo dõi từ vệ tinh bằng cách sử dụng những công nghệ ngụy trang hiện đại kể cả việc ngụy trang điện tử hoặc dùng các mô hình để đánh lạc hướng chú ý của vệ tinh.
“Chúng ta cần xây dựng thêm nhiều mái che, nhiều vị trí quân sự mô phỏng để bảo vệ những hoạt động bí mật thực sự của mình, đã đến lúc cần hành động ngay trước khi quá muộn”, tướng La Diên Hầu của quân đội Trung Quốc nhận định trước vấn nạn Google Map hiện nay.
Theo Báo Đất Việt
Những lựa chọn vũ khí khôn ngoan của Việt Nam
Biết cách chọn lựa vừa giúp tăng sức mạnh vừa tiết kiệm chi phí.
Xác định nhu cầu chiến lược cho sự phát triển quân đội thời gian gần đây là minh chứng cho kế hoạch phát triển quốc phòng bền vững của nước ta.
Ưu tiên "bộ binh đặc biệt"
Yếu tố con người luôn được xem là quan trọng, nhất là trong quân đội ta. Chính vì thế mà hàng loạt gói nâng cấp thời gian gần đây luôn ưu tiên cho lực lượng này, mà điển hình là các gói nâng cấp súng ống cho các đơn vị đặc biệt.
Đặc công Việt Nam tập luyện sử dụng súng tiểu liên Micro UZI do Israel sản xuất
Minh chứng rõ ràng nhất là sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21, súng tiểu liên Micro UZI,... do Israel sản xuất. Tuy trang bị này gây bất ngờ với nhiều người nhưng lại hoàn toàn phù hợp với tiêu chí hiện đại hóa và nâng cao sức mạnh tác chiến cho quân đội.
Đặc công Việt Nam diễn tập bắn mục tiêu chính xác với súng Micro UZI gắn thiết bị hiệu chỉnh đường ngắm MARS
Mặc dù suy cho cùng gói nâng cấp đa phần thiên về số lượng, khiến giá cả gói hàng có thể đạt tới một giá trị rất lớn. Tuy nhiên, sức mạnh bộ binh của ta đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến nên việc trang bị vũ khí hiện đại cho các đơn vị đặc biệt là nhu cầu cần thiết.
Súng trung liên IMI Negev, có tốc độ bắn từ 850-1.150 phát/phút
Nâng cấp tăng - thiết giáp
Ngoài ngân sách quốc phòng còn hạn chế, việc đầu tư mua sắm một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực mới chỉ để nằm trong kho là một sự đầu tư lãng phí và thiếu hợp lý.
Thiết giáp BTR-152 cải tiến
Nếu mua thêm xe tăng mới sẽ kéo theo phải mua sắm thêm các trang thiết bị hậu cần, bảo trì sữa chữa, kho bãi mới. Trong khi đó, đường lối quốc phòng của Việt Nam lấy phòng ngự, du kích làm đầu nên việc "thay máu" lực lượng tăng thiết giáp chưa phải là vấn đề quá cấp bách.
Việt Nam có thể tự lên đời tăng - thiết giáp
Ngay cả những nước có khả năng phát triển về lực lượng tăng thiết giáp thời gian gần đây cũng đã có sự chững lại. Vì vậy, Việt Nam buộc phải mua trang bị bọc thép mới hoặc nâng cấp xe tăng hiện có. Sau khi tính toán tất cả các phương án, ta đã lựa chọn gói nâng cấp của Israel - Slovenia, mang lại hiệu quả cao hơn.
Model nâng cấp xe tăng T-55 của Slovenia
Hợp tác đóng tàu chiến hiện đại
Trong lễ khởi đóng cặp tàu hộ tống Gepard 3.9 tiếp theo vào hôm 24/9 vừa qua, Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Sergei Rudenko chỉ ra rằng, Việt Nam là một đối tác đầy hứa hẹn: "Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cho phép họ (Việt Nam) có thể đóng ít nhất là vài cặp tàu khác (ngoài cặp Gepard chống ngầm vừa khởi đóng). Tất cả cơ sở đều đã được họ chuẩn bị sẵn", ông Rudenko nói.
Khả năng tự đóng tàu chiến hiện đại đang là niềm tự hào của Việt Nam
Quả thật, so với cặp tàu Gepard 3.9 đầu tiên, hai chiến hạm Gepard 3.9 đóng mới sẽ được lắp đặt sonar phát hiện tàu ngầm cùng hệ thống các ống phóng ngư lôi tiên tiến, hệ thống pháo hạm hiện đại, tên lửa phòng không, các thiết bị điện tử hiện đại khác,...
Thế hệ tàu chiến tự đóng trong tương lai của ta đang đầy hứa hẹn
Thêm vào đó kíp thủy thủ chuẩn vào khoảng hơn 100 người. Tuy nhiên, ở 2 tàu Gepard 3.9 mới, kíp thủy thủ vận hành đã giảm xuống gọn nhẹ hơn nhiều, chỉ 84 người. Điều này cho thấy trong tương lai Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ công nghệ hiện đại này và đây cũng là minh chứng cho sự quan tâm của Việt Nam đối với các khí tài trên biển.
Tập trung vào không quân
Không quân ngày nay là con át chủ bài chiến lược đối với rất nhiều nước trên thế giới. Và hiệu quả mà nó mang lại đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc chiến, mặt khác lực lượng này còn tránh gây tổn thất nhiều về con người, điều rất được quan tâm trong chiến tranh.
Không quân - con bài chiến lược trong chiến tranh hiện đại
Hãng thông tấn Interfax dẫn nguồn tin quân sự - ngoại giao Nga cho biết, Việt Nam đã ký hợp đồng mua thêm 12 tiêm kích đa năng Su-30MK2 từ Nga. Trước đó, Việt Nam đã ký kết 3 hợp đồng mua sắm máy bay tiêm kích Su-30MK2. Không ít người tỏ ra thắc mắc vì sao trong nhiều loại vũ khí nước ta lại tập trung chú trọng nâng cấp không quân? Trong khi đó, với đường bờ biển dài, hải quân mới thật sự quan trọng.
Su-30MK2V "Thần hộ vệ" của Không quân Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ qua kinh nghiệm các cuộc chiến trước, không quân thật sự là con át chủ bài của ta với thành tích bắn rơi pháo đài bay B-52. Mặt khác, nếu đầu tư hải quân sẽ phải tốn một số tiền tương đối lớn cho cả những loại vũ khí phụ trợ như: tàu hộ tống, tàu khu trục,... Do đó, bước đi này mang một tầm cao chiến lược trong việc nâng cao năng lực quốc phòng của nước ta.
Theo Báo Đất Việt
Báo TQ: Lực lượng tàu chiến mặt nước Việt Nam rất đáng sợ Theo đó, báo chí TQ đã đăng tải hình ảnh và thông tin liên quan tới việc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga khởi đóng mới khinh hạm cho Việt Nam... Trước thông tin này nhiều trang mạng quân sự của Trung Quốc đã có những bài phân tích về sức mạnh của loại chiến hạm hiện đại mà Việt Nam sẽ...