TQ đánh giá tàu pháo TT400TP do Việt Nam tự đóng
Tàu pháo TT-400TP là sản phẩm của Nhà máy đóng tàu Hồng Hà có thể thực hiện đa nhiệm vụ trên biển được Trung Quốc đánh giá cao.
Năm 2008, nhà máy đóng tàu Hồng Hà được giao nhiệm vụ triển khai sản xuất tàu pháo TT400, nhà máy đã chủ động nghiên cứu thiết kế công nghệ trên nền bản thiết kế kỹ thuật mua của nước ngoài. (Trong ảnh: Tàu pháo TT400TP)
Sau khi đóng hoàn thiện đúng như thiết kế, nhà máy tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Bộ Quốc phòng cho triển khai hệ thống vũ khí hiện đại trên tàu, phục vụ cho nhiệm vụ của Quân chủng Hải quân.
Chiếc tàu pháo thứ nhất được nhà máy triển khai theo hình thức chuyên gia nước bạn hướng dẫn tích hợp hệ thống vũ khí; chiếc thứ 2 chuyên gia của bạn giám sát, ta thực hiện tất cả nội dung công việc và hiện nhà máy đang triển khai đóng chiếc thứ 3. (Trong ảnh: Chiếc tàu pháo thứ 3 đang được đóng tại nhà máy Hồng Hà)
TT-400TP là lớp tàu pháo do Việt Nam tự sản xuất dựa trên bản thiết kế sơ bộ mua từ nước ngoài. TT là viết tắt của từ “tuần tra”, còn TP là viết tắt của từ “tàu pháo”.
Video đang HOT
TT-400TP là lớp tàu pháo điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
Chiếc đầu tiên trong lớp TT-400TP là tàu mang số hiệu HQ-272 khởi đóng ngày 22/4/2009, chính thức được chuyển giao cho Quân chủng Hải quân Việt Nam ngày 16/1/2012. Chiếc thứ hai mang số hiệu HQ-273 bàn giao cho Hải quân Việt Nam ngày 31/8/2012. Tàu có trọng tải choán nước là 413 tấn khi không tải, 446 tấn khi tải trung bình và 480 tấn khi toàn tải.
Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, mớn nước 2,7m. Tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 2500 hải lý khi tàu chạy ở tốc độ kinh tế 14 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện sóng cấp 5 và chạy trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8.
Về vũ khí, tàu được trang bị súng máy phòng không 14,5 mm, pháo hạm tự động 76 mm AK-176 và một pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630 có radar dẫn bắn để tiêu diệt mục tiêu trên biển, trên không. Tàu còn có hệ thống tên lửa phòng không MANPAD SA-N-14 Grouse 2 ống phóng. Ngoài tàu tuần tra TT-400TP, Công ty Hồng Hà còn đóng các loại tàu pháo TT-120, và TT-200.
Việc Việt Nam đóng thành công tàu pháo, đã được báo chí Trung Quốc đặc biệt chú ý. Hồi cuối tháng 10/2011, trang news.huanjiu.cn của Trung Quốc có đăng bài viết nói về chiếc tàu pháo đầu tiên do Việt Nam tự sản xuất – tàu TT400TP.
Nội dung bài báo viết: Từ mấy năm gần đây, Việt Nam có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ đóng tàu nhất là tàu chiến, hàng năm Việt Nam gửi hàng trăm chuyên gia, kỹ sư, thợ lành nghề đi đào tạo ở nước ngoài mà địa chỉ chủ yếu hướng đến là nước Nga. Loại tàu pháo mới này của Việt Nam có thiết kế rất giống với các tàu chiến lớp PS500 của Nga.
Thoạt nhìn hình dáng chiếc tàu pháo này của Việt Nam có thể thấy thiết kế của nó có nguồn gốc từ Trung tâm Công nghệ Phát triển Hải quân của Nga có trụ sở tại thành phố St Petersburg, trước đây nước Nga đã từng giúp Việt Nam một bản thiết kế tương tự để sản xuất một loại tàu tuần tra cho cảnh sát Biển Việt Nam. Nhưng đây không phải là một điều gì đó quá kì lạ, Việt Nam từ trước đến nay luôn là bạn hàng về vũ khí ở khu vực Châu Á mà Nga luôn hết sức ưu ái.
Nhưng dù thế nào đi nữa đây thực sự là một tiến bộ đáng kể của Việt Nam so với các nước trong khu vực, cho dù chiếc tàu pháo này vẫn chưa cho thấy sức mạnh thật sự của mình nhưng ít nhất Việt Nam cũng cảm thấy tự tin hơn khi một ngày nào đó không phải có 1 chiếc TT400TP mà có hàng nghìn chiếc như vậy ra đời với vũ khí hiện đại hơn, tốc độ lớn hơn tầm hoạt động rộng hơn.
Theo Báo Đất Việt
Điểm mặt các tàu chiến do Việt Nam tự đóng
Trong những năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của nước ta đã đạt bước đột phá lớn với việc đóng thành công tàu pháo, tàu tên lửa hiện đại.
Đi đầu trong ngành công nghiệp đóng tàu quân sự của Việt Nam là 4 cái tên: Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173); Công ty đóng tàu 189; Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son và Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu. Cả 4 đơn vị này đều trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng. Những năm qua, các đơn vị này đã đóng mới thành công nhiều loại tàu chiến đấu, tàu tuần tra biển, tàu vận tải đổ bộ hiện đại trang bị cho hải quân và cảnh sát biển làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
Một trong những thành tựu mới nhất và mang nhiều sự đột phá nhất của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đó là Xí nghiệp Liên hiệp Ba Son đã đóng thành công ít nhất 2 tàu hộ tống tên lửa Molniya Project 12418 dựa theo giấy phép sản xuất từ Nga. Và tất nhiên là có một phần sự hỗ trợ giúp đỡ về mặt kỹ thuật, cung cấp linh kiện của Nga. Molniya Project 12418 là tàu chiến rất mạnh trong tác chiến chống tàu mặt nước với trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran và hệ thống pháo tự động hiện đại.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ Nga, Việt Nam đã tự thiết kế và đóng mới thành công tàu pháo hiện đại. Điển hình là tàu pháo TT400TP do Công ty đóng tàu Hồng Hà (Z173) thiết kế, chế tạo với chi phí một chiếc chỉ vào khoảng 1 triệu USD. TT400TP được trang bị hệ thống vũ khí tự động gồm pháo 76,2mm, pháo phòng không AK-630 6 nòng cỡ 30mm và súng máy 14,5mm phù hợp cho nhiệm vụ tuần tra, hộ tống, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn...
Trong lĩnh vực đóng tàu đổ bộ cho Hải quân Nhân dân Việt Nam, các công ty đóng tàu của ta đã tự thiết kế, đóng mới thành công tàu đổ bộ từ vài chục tấn tới vài trăm tấn. Trong ảnh là tàu đổ bộ "há mồm" cỡ 600 tấn do Việt Nam tự đóng mới và đã đưa vào trang bị.
T àu đổ bộ cỡ nhỏ ST-2300 do Công ty TNHH MTV đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Sông Thu chế tạo. Tàu có lượng giãn nước 80 tấn, toàn tải là 153 tấn, tốc độ 12 hải lý/h. Tàu có thể làm nhiệm vụ vận chuyển bộ đội, binh khí kỹ thuật, hàng hóa.
Tàu đổ bộ trung đội ST-1200 do Công ty đóng tàu 189 đóng mới trang bị cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Tàu ST-1200 dài 12,8m, rộng 3,1m, chở được 1 xe ô tô hoặc 2,5 tấn hàng hóa.
Ngoài việc đóng tàu chiến đấu, tàu đổ bộ cho hải quân, các doanh nghiệp đóng tàu quân sự còn thực hiện thiết kế, chế tạo tàu tuần tra cho Cảnh sát biển. Hiện nay, hầu như toàn bộ các tàu tuần tra của cảnh sát biển đều được đóng trong nước gồm: tàu tuần tra TT-120/200/400 (con số tương đương lượng giãn nước) do Công ty Hồng Hà đóng; tàu vận tải/tìm kiếm cứu nạn cỡ 1.200 tấn do Xí nghiệp Sông Thu đóng; tàu tuần tra ven biển cỡ lớn DN-2000 do Công ty 189 đóng.
Trong ảnh là tàu tuần tra TT400 do Công ty Hồng Hà đóng, con tàu có lượng giãn nước khoảng 400 tấn, trang bị hệ thống máy móc điện tử hiện đại, tính tự động hóa cao.
Các tàu tuần tra TT120/200/400 đều có vũ trang với pháo 2 nòng cỡ 25mm.
Trong ảnh là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất của Cảnh sát biển Việt Nam DN-2000 do Công ty đóng tàu 189 thực hiện dưới sự trợ giúp của Tập đoàn Damen Hà Lan. Con tàu có lượng giãn nước dài 2.100 tấn, dài 90m, rộng 14m, tốc độ 21 hải lý/h. Đặc biệt, đây là chiếc tàu đầu tiên của cảnh sát biển có sân đỗ trực thăng.
Theo Songmoi
Báo TQ: Lực lượng tàu chiến mặt nước Việt Nam rất đáng sợ Theo đó, báo chí TQ đã đăng tải hình ảnh và thông tin liên quan tới việc nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của Nga khởi đóng mới khinh hạm cho Việt Nam... Trước thông tin này nhiều trang mạng quân sự của Trung Quốc đã có những bài phân tích về sức mạnh của loại chiến hạm hiện đại mà Việt Nam sẽ...