TQ đang tìm kiếm người thông minh nhất theo ngành khoa học và công nghệ
Các trường đại học hàng đầu của Trung Quốc sẽ cung cấp những khóa học đặc biệt về khoa học cơ bản cho những học sinh tốt nghiệp trung học xuất sắc nhất của đất nước nhằm nuôi dưỡng tài năng về khoa học và công nghệ.
Việc đưa những học sinh tốt nghiệp bậc trung học giỏi nhất và thông minh nhất đi vào lĩnh vực khoa học và công nghệ là mục tiêu của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược quan trọng của đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Giáo dục đã yêu cầu các trường đại học tuyển sinh thêm những môn cơ bản như: Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Những môn học này vốn không phổ biến với sinh viên Trung Quốc trong những năm gần đây vì chúng được coi là ít tiềm năng so với các ngành khoa học ứng dụng như y học hay kỹ thuật.
Tất cả các trường đại học tham gia sáng kiến sẽ tiến hành bài kiểm tra và phỏng vấn riêng nhằm chọn những sinh viên cho các môn học đặc biệt.
Video đang HOT
TQ đang tìm kiếm người thông minh nhất theo ngành khoa học và công nghệ
Đại học Thanh Hoa cho biết sẽ mở 5 học viện mới ở Bắc Kinh, cung cấp 11 chuyên ngành cho sinh viên – những người đầy quyết tâm, tài năng và có ý thức về sứ mệnh của mình trong việc cống hiến cho các lĩnh vực chiến lược của đất nước.
Ở phía đông Trung Quốc, Đại học Chiết Giang cho biết sẽ tuyển 210 sinh viên cho 10 chuyên ngành theo kế hoạch.
Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tại tỉnh An Huy cũng cho biết sẽ tuyển 210 sinh viên cho 9 chuyên ngành.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, những sinh viên khi tham gia vào chương trình này sẽ có nhiều cơ hội sau khi tốt nghiệp, nhận được sự hỗ trợ từ các nhà nghiên cứu hàng đầu cũng như các chính sách học bổng. Nhưng không giống như sinh viên của các trường đại học khác, họ sẽ không được phép thay đổi chuyên ngành một khi đã bắt đầu tham gia nghiên cứu.
Xiong Bingqi, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 tại Thượng Hải cho biết, điều này có nghĩa chính phủ muốn tìm kiếm những người thực sự quan tâm và có tham vọng về nghiên cứu cơ bản.
“Sinh viên tốt nghiệp sẽ tham gia vào các lĩnh vực như trí tuệ thông minh trong khoa học và công nghệ, vật liệu mới, sản xuất tiên tiến, an ninh nhà nước,…”, Bộ cho biết khi công bố kế hoạch.
“Trước đây chúng ta không coi trọng nghiên cứu cơ bản. Mọi người thường lựa chọn theo nhu cầu thị trường như quản lý hay luật – những ngành vốn cung cấp nguồn công việc tốt hơn. Nhưng giờ đây, trách nhiệm của các trường đại học là phải bồi dưỡng nhân tài, và đó là cơ sở để cải tiến khoa học và công nghệ”, ông Xiong Bingqi nói.
Trung Quốc cấm giáo viên dạy trước chương trình
Bộ Giáo dục Trung Quốc vừa ra quy định cấm giáo viên dạy trước chương trình trong nỗ lực mới nhất nhằm giảm gánh nặng cho học sinh.
Học sinh Trung Quốc vừa bắt đầu học lại sau khi lệnh phong tỏa phòng chống dịch Covid-19 được dỡ bỏ - CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Bộ Quốc giáo dục Trung Quốc còn đưa ra danh sách chi tiết về những điều không được dạy cho các trường tiểu học và trung học. Danh sách này, được ban hành hồi cuối tuần trước, đặc biệt đề cập tình trạng dạy học sinh lớp 1 và 2 ngữ âm học và yêu cầu các em viết từ tiếng Anh, theo tờ South China Morning Post.
Danh sách còn cấm các trường và trung tâm bồi dưỡng dạy học sinh dưới lớp 4 phép cộng và phép trừ của các số có 4 chữ số trở lên. Những hạn chế khác bao gồm việc dạy vật lý, sinh học và hóa học cho đến một trình độ phù hợp.
Việc ban hành danh sách những gì không được dạy là động thái mới nhất trong kế hoạch cải cách hệ thống tuyển sinh đại học kéo dài một thập niên của chính phủ Trung Quốc. Kế hoạch này được đưa ra hồi năm 2010 nhằm giảm tình trạng quá đặt nặng vào kỳ thi đại học và đánh giá khả năng của con người vượt ngoài thành tích học tập.
Nhà nghiên cứu Chu Triệu Huy thuộc Viện nghiên cứu Giáo dục quốc gia (Trung Quốc) cho rằng dù chính phủ nỗ lực giảm gánh nặng học thuật cho học sinh, thực tế đang diễn ra theo hướng ngược lại. "Chúng ta đã cam kết ngăn chặn tình trạng để một kỳ thi quyết định toàn bộ cuộc đời của con người trong kế hoạch cải cách giáo dục quốc gia được đưa ra cách đây 10 năm, nhưng đến bây giờ, tình trạng này vẫn còn. Nhiều người vẫn quá đặt nặng vào việc phải vào những trường hàng đầu và lao vào các lớp học ngoài chương trình. Chìa khóa giảm gánh nặng học thuật là cải thiện cách chúng ta đánh giá học sinh", ông Chu nhấn mạnh.
Bà Lâm Lệ Hồng, phụ huynh của một em học sinh lớp 2 ở thành phố Thượng Hải, cho hay mỗi tuần, con trai của bà học 5 lớp học khác nhau sau khi tan học. "Việc tham gia những lớp như thế là nhằm được học trước để nó có thể 'chạy' nhanh hơn những học sinh khác, có thể đánh bại chúng trong cuộc thi. Tôi không nghĩ gánh nặng học thuật của các trẻ sẽ được giảm khi học sinh vẫn còn được đánh giá bằng kết quả thi...".
Cảm biến sinh học giúp phát hiện SARS-CoV-2 "siêu nhanh" Phương pháp chẩn đoán mới được công bố trên Tạp chí ACS Nano nếu được sử dụng rộng rãi có thể ngăn chặn cực tốt sự lây lan của SARS-CoV-2, loại coronavirus mới gây ra COVID-19. Một thử nghiệm mới nhanh chóng phát hiện SARS-CoV-2 (hình cầu) thông qua liên kết với kháng thể (hình chữ Y) trên một transistor hiệu ứng trường....