TQ có kéo tàu sân bay ra Biển Đông lúc này cũng chỉ làm “hình nộm”?
Việc Trung Quốc đưa tàu sân bay Thi Lang vào trực chiến sẽ chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho việc Trung Quốc được gia nhập nhóm nhỏ các nước có tàu sân bay và tăng cường sự răn đe của mình trên Biển Đông.
Việc Bắc Kinh đưa tàu sân bay đầu tiên của mình vào trực chiến chỉ là một động thái tượng trưng hơn là có ý nghĩa thực – một nhà lập pháp Đài Loan cho biết.
Nghị sĩ Đài Loan Quốc dân đảng Lâm Úc Phương, người theo đuổi đường lối hiếu chiến trên Biển Đông.
Hôm 10/8, tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn tài liệu nghiên cứu của Hải quân đưa tin cho biết, Hải quân Trung Quốc có thể sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10). Trước đó một ngày, hãng thông tấn Nga ITAR-TASS của Nga cũng đăng tải một báo cáo với nội dung tương tự.
Nhiều chuyên gia phân tích và các nhà quan sát quốc tế cho rằng Bắc Kinh sẽ kéo tàu sân bay xuống biển Đông biên chế cho Hạm đội Nam Hải.
Tuy nhiên, phản ứng trước thông tin trên, một Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan ông Lâm Úc Phương cho biết, ngay cả khi tuyên bố trên là đúng thì việc đưa tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc vào hoạt động cũng sẽ chỉ mang ý nghĩa tượng trưng nhiều hơn là tầm quan trọng chiến lược bởi Bắc Kinh chưa từng tiến hành thử nghiệm cho máy bay cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay này.
Video đang HOT
Hơn nữa, Lâm Úc Phương cho rằng để có thể hoạt động được, Thi Lang cũng cần phải có một nhóm tàu khu trục, tàu ngầm và các loại tàu chiến khác đi theo hộ tống.
Theo viên Nghị sĩ này tàu sân bay không thể hoạt động một mình và phải mất một thời gian nữa Trung Quốc mới có thể triển khai được các chiến đấu cơ, tàu cần thiết nhằm củng cố sức mạnh và năng lực chiến đấu thực sự cho Thi Lang.
Hơn nữa, các tàu chiến hộ tống và các chiến đấu cơ trên tàu sân bay phải có khả năng hiệp đồng tác chiến một cách nhanh chóng và hiệu quả – ông Phương nói thêm.
Tàu sân bay của Trung Quốc tại căn cứ ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.
“Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài cần phải vượt qua trong vấn đề này” – viên Nghị sĩ này nhận định.
Theo quan điểm của ông Phương, việc Trung Quốc đưa tàu sân bay Thi Lang vào trực chiến sẽ chỉ có ý nghĩa tượng trưng cho việc Trung Quốc được gia nhập nhóm nhỏ các nước có tàu sân bay và tăng cường sự răn đe của mình trên Biển Đông.
Tàu sân bay Trung Quốc được tu sửa và nâng cấp trên cơ sở tàu Varyag của Liên Xô mà Ukraina bán lại cho Trung Quốc vào năm 1998 với giá 20 triệu USD, nhưng đã gỡ bỏ toàn bộ động cơ.
Tàu Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m, rộng 37m với trọng lượng khoảng 58.500 tấn. Chiếc tàu đã được Trung Quốc tân trang lại toàn bộ với nhiệm vụ mới là phương tiện huấn luyện và nghiên cứu.
Trung Quốc đã tiến hành chạy thử Thi Lang 9 lần. Lần thử nghiệm gần nhất diễn ra vào ngày 30/7, với hải trình 25 ngày đêm. Đây được coi là lần chạy thử lâu nhất kể từ khi Varyag ra khơi lần đầu tiên vào tháng 8/2011.
Trong khi đó, truyền thông quốc tế đưa tin cho biết, sắp tới Trung Quốc sẽ tự đóng thêm ít nhất ba tàu sân bay cùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga, nhằm mục đích “bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc”.
Theo GDVN
Nga thả 65 ngư dân Trung Quốc, giữ lại 4 thuyền trưởng
Moscow đã quyết định trả tự do cho 65 trong 69 ngư dân Trung Quốc sau 8 ngày giam giữ do hành vi đánh bắt cá trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Liên bang Nga.
Tân Hoa Xã dẫn thông tin từ Cục Quản lý biên giới Đông Bắc thuộc Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/8 cho biết, Moscow đã quyết định trả tự do cho 65 trong 69 ngư dân Trung Quốc sau 8 ngày giam giữ do hành vi đánh bắt cá trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Liên bang Nga.
2 tàu cá Trung Quốc bị Nga bắt giữ và áp giải về cảng Nakhodka
Tuy nhiên, 4 ngư dân còn lại là các thuyền trưởng tàu cá sẽ bị giữ lại để điều tra và làm rõ trách nhiệm về việc tiến hành đánh bắt trái phép tại vùng biển của Nga.Theo Cục Quản lý biên giới Đông Bắc, Nga đã bắt giữ 2 tàu cá Trung Quốc vào ngày 15-16 tháng 7 khi các tàu này đang tiến hành đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của Nga.
Ngày 25/7, cảnh sát Nga tiếp tục bắt giữ thêm hai tàu cá khác của Trung Quốc mang số hiệu Shandong Ji 51008 và Lu Rong 63047 với số ngư dân lần lượt là 16 và 17. Hai con tàu này đã được hộ tống tới cảng ở vùng Nakhodka, Viễn Đông của Nga ngay ngày hôm sau.
Ngay sau khi sự kiện trên xảy ra, Trung Quốc đã gửi đại sứ tại Nga tới Nakhodka để xác minh danh tính của các thủy thủy bị bắt, thực hiện các biện pháp khắc phụ sự cố và đàm phán với các nhà chức trách Nga về việc trả tự do cho các ngư dân.
Được biết, 65 ngư dân Trung Quốc được thả tự do lần này sẽ xuất phát từ Primorsky để trở về Trung Quốc. Dự kiến, các ngư dân này sẽ về tới Trung Quốc vào ngày hôm nay (8/8).
Theo GDVN
Nga, Ukraine và Belarus kết thúc tập trận chung Ba nước thực hành phong tỏa khu vực có khủng bố, tổ chức tuần tra canh gác các cứ điểm trọng yếu, hộ tống đoàn xe chở hàng. Hôm 27/7, ba nước Nga, Ukraine và Belarus đã hoàn thành cuộc tập trận chiến thuật quy mô lớn mang tên "Cộng đồng Slav 2012", tổ chức tại tỉnh Nikolayev của Ukraine, bắt đầu từ...