TQ: Chiến đấu cơ tối tân chỉ là đồ phế phẩm?
Các chuyên gia hàng không quốc tế đang tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của máy bay chiến đấu J-31, chiến đấu cơ tối tân nhất Trung Quốc hiện nay.
Gần đây, các chuyên gia hàng không trên thế giới đã tỏ ra không mấy bất ngờ khi quân đội Trung Quốc tuyên bố chiếc máy bay chiến đấu “tối tân” do nước này tự sản xuất mang tên J-31 “Falcon Hawk” là thứ hàng chỉ dành để xuất khẩu ra nước ngoài.
Trước đây, chiếc máy bay mô phỏng theo một chiếc chiến đấu cơ tàng hình bị rơi của Mỹ này được cho là sẽ “trở thành máy bay hoạt động trên tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc” phục vụ cho mục đích vươn ra biển xanh của Trung Quốc.
“Siêu phẩm” J-31 của Trung Quốc chỉ là hàng nhái theo máy bay Mỹ?
Theo thông tin của tờ Nhân dân Nhật báo hồi tháng trước, “siêu phẩm” J-31 này của Trung Quốc có thể sánh ngang hàng với máy bay F-35 Lightning II của Mỹ như một tiêu chuẩn vàng cho vũ khí của bất cứ lực lượng không quân nào trên thế giới.
Tuy nhiên đến nay có vẻ như Trung Quốc, nước đang sở hữu một tàu sân bay, đã thôi không còn tung ra những lời khoe khoang như vậy nữa và quyết định tuồn số máy bay này cho các lực lượng không quân “hạng hai” như Brazil, Pakistan và một số nước Trung Đông.
Ông Stephen Biddle, một chuyên gia phân tích chính trị tại Đại học George Washington nhận định: “Có vẻ như ban đầu loại máy bay này được chế tạo không phải với mục đích xuất khẩu mà là để tự trang bị cho không quân Trung Quốc, tuy nhiên khả năng hoạt động của nó đã không được như mong đợi.”
Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng đưa ra những lời chê bai đối với những chiếc máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước, khi tờ Sina Military Network ở Bắc Kinh đã gọi chiếc máy bay J-15 của Trung Quốc là một “con cá nặng nề” và cho rằng chiếc máy bay này không thể nào cất cánh được từ tàu sân bay với toàn bộ vũ khí đạn dược, khiến cho phạm vi tấn công cũng như sức mạnh hỏa lực của loại máy bay này bị giảm đi đáng kể.
Video đang HOT
J-31 được Trung Quốc sánh với F-35 Lightning II của Mỹ
Dựa trên các thông tin hiện có, các chuyên gia hàng không cho rằng chiếc máy bay J-31 của Trung Quốc chẳng khác gì một bản copy rẻ tiền của máy bay chiến đấu đa nhiệm F-22 do Mỹ sản xuất với hình dáng thiết kế gần như y hệt.
Tuy nhiên chiếc máy bay J-31 này có vẻ như không có khả năng chuyển hướng tức thời tạo ra khả năng cơ động ưu việt như các máy bay tàng hình tân tiến của Mỹ.
Cựu phi công David Cenciotti thuộc lực lượng không quân Ý nhận định: “Từ những cuộc tấn công mạng nhắm vào các dự án máy bay tàng hình của tập đoàn sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin trong những năm qua, ta có thể tin rằng các hacker Trung Quốc đã có khả năng chạm tay vào một số bản vẽ kỹ thuật hữu ích nhất của máy bay Raptor F-35.”
Ông James Hardy, phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tuần san quốc phòng Jane’s Defence cho rằng không có cách nào để so sánh được máy bay J-31 của Trung Quốc với các loại máy bay chiến đấu khác vì chiếc máy bay này vẫn đang được bao phủ bằng một bức màn bí mật.
Ông Hardy nói: “Vì chúng tôi chỉ có nguồn thông tin hạn chế về J-31 nên không thể nói rằng nó kém hơn F-35. Về lý thuyết ta không thể so sánh được nếu không có các thông tin về hệ thống rada điều khiển hỏa lực, các hệ thống phụ, kỹ thuật điện tử và chất liệu chế tạo.”
Ông cho rằng hình dáng bên ngoài của chiếc chiến đấu cơ này khiến người ta liên tưởng đến chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, tuy nhiên vấn đề về vật liệu chế tạo cũng như khả năng tàng hình của nó vẫn là một câu hỏi lớn.
Ông Hardy nhận định việc bưng bít thông tin về chiếc chiến đấu cơ này cộng với thực tế rằng nó được sản xuất ra chỉ dành cho xuất khẩu có thể khiến các khách hàng tiềm năng tin rằng đây chỉ là thứ “hàng nhái” thứ phẩm và sẽ không nhận được nhiều sự quan tâm trên thị trường quốc tế.
Ông nói: “Điểm mấu chốt là thực tế quân đội Trung Quốc không trang bị loại máy bay này sẽ khiến các quốc gia khác phải suy nghĩ lại. Họ có thể đặt câu hỏi: Nếu nó không đủ tốt để phục vụ cho quân đội Trung Quốc, tại sao chúng ta phải mua nó?”
Trí Dũng (Theo Fox News) (Khampha.vn)
Quy trình chạy thử tàu ngầm cho Hải quân Việt Nam
Theo Đài tiếng nói nước Nga và hãng tin Interfax-AVN, trong tháng 7/2013 tới, phía Nga sẽ bắt đầu đào tạo thủy thủ đoàn cho tàu ngầm Kilo thứ hai của Việt Nam mang tên TP. Hồ Chí Minh.
Như đã đưa tin, tàu ngầm HQ-183 TP. Hồ Chí Minh đã bắt đầu hành trình ra biển để thử nghiệm từ hôm 28/4, đúng 4 tháng sau khi được hạ thủy.
Tàu ngầm HQ-183 TP. Hồ Chí Minh mang số hiệu 01340, được hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga vào ngày 28/12/2012 vừa qua. Từ đó tớ nay, con tàu liên tục được hoàn thiện phần cấu trúc thượng tầng cũng như được lắp đặt đầy đủ các hệ thống, thiết bị cần thiết trước khi bắt đầu ra biển thử nghiệm.
Tàu ngầm Hồ Chí Minh bắt đầu rời nhà máy để ra biển thử nghiệm.
Tới đầu tháng 6/2013, con tàu sẽ di chuyển tới biển Baltic - nơi diễn ra các cuộc thử nghiệm dự kiến.
Sau thời gian thử nghiệm trong giai đoạn đầu tiên, tàu ngầm Hồ Chí Minh sẽ trở lại nhà máy Admiralty vào giữa tháng 6. Trong tháng 7/2013, công việc đào tạo các thủy thủ Việt Nam trên tàu cũng sẽ được bắt đầu.
Đài tiếng nói nước Nga trích dẫn nguồn tin nói: "Các thử nghiệm trên biển sẽ kéo dài trong hai tuần, đến đầu tháng Sáu tàu sẽ đến Baltiysk. Vào giữa tháng Sáu, tàu sẽ trở lại nhà máy. Trong tháng Bảy sẽ bắt đầu đào tạo thủy thủ đoàn của khách hàng".
Nếu kế hoạch không có gì thay đổi, tàu ngầm TP. Hồ Chí Minh sẽ được Nga chuyển giao cho Việt Nam vào cuối tháng 10/2013.
Trước đó, ngày 20/5, hãng tin Interfax-AVN, dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp đóng tàu của Nga khẳng định, chiếc tàu ngầm thứ hai của dự án 636 "Varshavyanka" được công ty "Admiralty Shipyards" tại St Petersburg xây dựng cho Hải quân Việt Nam, đã ra biển để chạy thử.
"Đội kiểm tra và phi hành đoàn của Hạm đội Thái Bình Dương cần thử nghiệm trên biển tất cả các hệ thống của tàu và bơi hơn 40 giờ trong tư thế ngầm dưới nước", nguồn tin của Interfax-AVN cho biết.
Theo Đài tiếng nói nước Nga, tàu ngầm Kilo thứ ba mang tên Hải Phòng dự kiến sẽ hạ thủy vào tháng 8/2013.
Ngày 13/5, trong chuyến thăm LB Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trực tiếp tới thị sát việc thử nghiệm tàu ngầm Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội. Hai tàu ngầm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ đánh dấu một trang sử mới cho Hải quân Việt Nam trong năm nay, đó là một lực lượng tàu ngầm đầu tiên được hình thành.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000-7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người. Tàu ngầm lớp Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
Theo vietbao
Những hệ thống tên lửa phóng loạt khủng nhất thế giới "Vũ khí Nga" đã bình chọn Top-5 "đại bác phun lửa nhiều nòng" hàng đầu thế giới, trong đó có hai hệ thống MLRS của Nga. MLRS Tornado (Nga): Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Cuồng phong" Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerch và Grad....