TQ chế tàu ngầm siêu âm chạy tới Mỹ trong 100 phút
Trung Quốc đã tiến một bước gần hơn tới tham vọng tạo ra chiếc tàu ngầm siêu âm có thể di chuyển từ Thượng Hải tới San Francisco (Mỹ) trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng hôm 24/8 đưa tin, các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã thành công trong thí nghiệm đưa một chiếc tàu ngầm nhỏ đạt được tốc độ rất cao trong môi trường nước.
Giáo sư Li Fengchen của viện nghiên cứu trên cho biết, đây là công nghệ “ bong bóng” ( Supercavitation). Có nghĩa là các túi bong bóng khí sẽ bao phủ gần như toàn bộ con tàu để nó tiếp xúc với nước ít nhất, qua đó giảm được lực cản và lực ma sát với nước. “Đây là công nghệ rất phức tạp, nhưng chúng tôi vui mừng vì tìm ra những triển vọng của nó”, vị này nói.
Cũng theo giáo sư Li Fengchen thực chất công nghệ này không phải do người Trung Quốc nghĩ ra, nó là thành tựu của Liên Xô trong chiến tranh lạnh.
Khi đó công nghệ Supercavitation đã giúp Liên Xô tạo ra ngư lôi Shakval có tốc độ nhanh nhất thời bấy giờ là 370km/giờ.
Video đang HOT
Sự khác nhau giữa tàu ngầm thông thường và tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation
Về lý thuyết Supercavitation có thể giúp vật di chuyển trong nước với vận tốc tối đa lên đến 5.800km/giờ. Và hiện tại các nhà khoa học Trung Quốc đang tự tin sẽ chế tạo được con tàu đạt được vận tốc này, qua đó giúp hành trình xuyên Thái Bình Dương chỉ mất khoảng 100 phút.
Có hai điều khó khăn với tàu ngầm sử dụng công nghệ Supercavitation. Thứ nhất, đó là việc làm sao đưa nó đến vận tốc 100km/giờ (để tạo ra và duy trì các bong bóng khí). Thứ hai là điều khiển con tàu thế nào khi bánh lái của nó không hề tiếp xúc với nước.
Mô hình tàu ngầm mới được cho là của Trung Quốc
Theo giáo sư Li Fengchen các nhà khoa học Trung Quốc đã giải quyết được cả hai vấn đề trên, nhưng từ chối nói chi tiết hơn. Và rằng việc di chuyển dưới nước sắp dễ dàng như bay trên không.
Giáo sư Wang Guoyu, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Cơ học chất lỏng, thuộc Viện Công nghệ Bắc Kinh cho biết, trong nhiều năm qua thế giới đã gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật cho công nghệ Supercavitation và bây giờ Trung Quốc đã tìm ra câu trả lời. Đây sẽ là bước đột pháp để Hải quân Trung Quốc thay đổi lại cán cân trên biển.
Theo 24h
Mỹ chi 70 triệu USD phát triển tên lửa siêu thanh đối phó Trung Quốc
Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn chương trình tên lửa siêu thanh tiên tiến của Lầu Năm Góc và bày tỏ các lo ngại về vụ thử gần đây của Trung Quốc về một thiết bị tấn công siêu thanh, vốn được thiết kế để bắn đầu đạn hạt nhân xuyên thủng các hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Chương trình tên lửa siêu thanh của Trung Quốc được xem là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia Mỹ. (Ảnh minh họa)
Trang tin Washington Free Beacon đưa tin, hạ viện Mỹ đã thông qua dự án trị giá 70,7 triệu USD trong năm tài khóa 2015 để cho phép quân đội Mỹ phát triển một tên lửa siêu thanh.
Thượng viện Mỹ cũng thông qua khoản ngân sách tương tự cho các vũ khí siêu thanh trong ngân sách quốc phòng tài khóa 2015.
Chương trình tấn công thần tốc là một chương trình vũ khí chiến lược của Mỹ nhằm chế tạo các vũ khí tốc độ cao có khả năng tấn công các mục tiêu ở bất kỳ đâu trên trái đất trong vòng chỉ 30 phút.
Một báo cáo của hạ viện Mỹ cho hay nước này đã không đầu tư thích đáng cho các vũ khí siêu thanh như Trung Quốc và Nga, vốn đang tăng cường các vũ khí loại này.
Giới chức Mỹ tiết lộ rằng, hồi đầu năm nay Trung Quốc đã thử nghiệm một vũ khí có thể bay và di chuyển với vận tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh. Một báo cáo của hạ viện về ngân sách phòng thủ quốc gia cho biết, vụ thử nghiệm này đã thành công và Nga cũng đang phát triển một vũ khí tương tự nhưng không hiện đại bằng của Trung Quốc.
Thứ trưởng bộ Quốc phòng Mỹ, ông Frank Kendall, cho biết với quốc hội hồi tháng 1/2014 rằng các hệ không tên lửa hiện thời không có khả năng đánh chặn các vũ khí siêu thanh. Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc được đẩy đi thông qua một tên lửa đẩy và có thể bay ở vận tốc nhanh hơn Mach 10, tức nhanh gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Hạ viện Mỹ đã tập trung vào dự án của quân đội Mỹ về một tên lửa siêu thanh, có thể đạt vận tốc nhanh hơn Mach 5. Nó đã bay xa trên 4.000 km trong 30 phút trong cuộc thử nghiệm đầu tiên vào năm 2011. Nếu vụ thử nghiệm tên lửa thứ 2 năm nay diễn ra thành công, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ cân nhắc triển khai tên lửa siêu thanh trên một tàu ngầm để tiến hành vụ thử nghiệm thứ 3.
An Bình
Theo Dantri/Fox News, Washington Free Beacon
Tên lửa chống hạm "C-602" Trung Quốc còn kém xa BrahMos Ấn Độ Trang mạng "Strategy Page" của Mỹ đưa tin, Pakistan đã nhận 120 quả tên lửa chống hạm tầm xa C-602 do Trung Quốc sản xuất, nằm trong hợp đồng được hai nước ký kết từ năm 2009. Số tên lửa này được trang bị cho tàu chiến và lực lượng pháo bảo vệ bờ biển của Pakistan. Động thái này được cho là...