TQ cảnh báo Mỹ không được bắt nạt “người bạn thân” suốt 2.000 năm
Trung Quốc lên tiếng kịch liệt phản đối và cáo buộc Mỹ đang “bắt nạt”, “cưỡng ép” đảo quốc Ấn Độ Đương đã có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh suốt 2.000 qua.
Ngoại trưởng Mỹ công du nhiều nước, đối phó tầm ảnh hưởng của Trung Quốc (ảnh: Reuters)
“Chúng tôi kiên quyết phản đối việc Mỹ lợi dụng chuyến thăm của Ngoại trưởng Pompeo để gieo rắc tư tưởng xấu vào quan hệ Trung Quốc – Sri Lanka. Mỹ đang bắt nạt và cưỡng ép Sri Lanka phải làm theo ý của họ”, Đại sứ quán Trung Quốc ở Sri Lanka tuyên bố hôm 26.10.
Bình luận của Đại sứ quán Trung Quốc đưa ra ngay sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới thăm Sri Lanka. Tại đây, ông Pompeo cho rằng, Sri Lanka cần sớm đưa ra “lựa chọn khó khăn nhưng cần thiết” về mối quan hệ với Trung Quốc.
Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng ở Sri Lanka trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai Con đường. Đảo quốc Ấn Độ Dương đang nợ nước ngoài khoảng 6 tỷ USD, phần lớn đến từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Giới quan sát quốc tế cho rằng, Sri Lanka đã rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh phủ nhận điều này.
Đại sứ quán Trung Quốc cho biết, Sri Lanka là “người bạn thân và có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh suốt 2.000 năm qua”. Theo Đại sứ quán Trung Quốc, quan hệ giữa Sri Lanka và Bắc Kinh ra sao “không cần bên thứ ba ra lệnh”.
Sau chuyến công du tới Sri Lanka, Ngoại trưởng Mỹ sẽ tới Maldives. Những chuyến thăm của ông Pompeo tới các đảo quốc Ấn Độ Dương được cho là một trong các nỗ lực đối phó tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực “nhạy cảm” này.
Trung Quốc đã chi nhiều tiền đầu tư cho Sri Lanka (ảnh: SCMP)
“Những chuyến công du của Ngoại trưởng Mỹ giúp ích gì cho kinh tế, phòng chống dịch bệnh ở Sri Lanka không? Có vì lợi ích của người dân Sri Lanka không?”, Đại sứ quán Trung Quốc đặt vấn đề.
Đại sứ quán Trung Quốc thậm chí còn cho rằng, chuyến thăm của ông Pompeo khiến Sri Lanka gánh thêm áp lực phòng chống dịch bệnh.
Theo cơ quan này, trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì – đại diện phái đoàn ngoại giao cấp cao Trung Quốc – tới Sri Lanka, nước này đã rất cẩn thận, điều ít nhân viên tháp tùng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
“Là một người bạn chân thành của Sri Lanka, Trung Quốc lấy làm vui mừng khi đảo quốc phát triển mối quan hệ lành mạnh với các nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc hy vọng Sri Lanka xem xét các đề nghị mà chúng tôi đưa ra để phát triển kinh tế một cách minh bạch, bền vững, trái với những hành động phân biệt đối xử và mờ ám”, Đại sứ quán Trung Quốc ở Sri Lanka tuyên bố.
Thực hư việc TQ đưa quân vào căn cứ quân sự Campuchia
Các nhân viên an ninh Campuchia đã phải can thiệp để giải tán một cuộc biểu tình nhỏ diễn ra hôm 23/10 gần đại sứ quán Trung Quốc để phản đối kế hoạch mà người biểu tình cho rằng Bắc Kinh đang muốn tăng cường hiện diện quân sự ở quốc gia Đông Nam Á. Giới chức Campuchia đã lên tiếng về cáo buộc.
Hải quân Campuchia ở căn cứ Ream. Ảnh: Twitter
Theo Reuters, sau khi lực lượng an ninh Campuchia can thiệp, 3 người biểu tình quá khích đã bị bắt giữ và đưa đi trên một chiếc xe bán tải của cảnh sát.
"Chúng tôi không muốn sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia", một người biểu tình hét lớn. Một sĩ quan cảnh sát tuyên bố cho nhóm biểu tình này 5 phút để giải tán.
Chính phủ Campuchia nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận bí mật với Phnom Penh, cho phép binh sĩ Trung Quốc tới đồn trú tại căn cứ hải quân Ream, nhấn mạnh rằng việc đưa các lực lượng nước ngoài vào đồn trú là trái với hiến pháp Campuchia.
San Sok Seyha, phát ngôn viên của cảnh sát Phnom Penh, cho biết những người biểu tình bị bắt giữ đang được thẩm vấn vì tham gia hoạt động biểu tình trái phép.
"Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ đại sứ quán nước ngoài và giữ trật tự an ninh công cộng cho người dân", ông Seyha nói.
Cuộc biểu tình hôm 23/10 là một phần của cuộc biểu tình rộng lớn do đảng Giải cứu quốc gia Campuchia (CNRP), đảng đã bị chính phủ Campuchia yêu cầu giải tán, tổ chức.
Nhiều người biểu tình cáo buộc Campuchia trở thành đồng minh quan trọng của Trung Quốc và để cho Bắc Kinh tạo ảnh hưởng nhằm đổi lấy hỗ trợ kinh tế. Chính phủ Campuchia khẳng định, chính sách an ninh và đối ngoại của nước này là độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
CNRP bị yêu cầu giải thể vì bị cáo buộc âm mưu lên nắm quyền với sự giúp đỡ của thế lực bên ngoài. Hiện tại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia chưa lên tiếng về vụ việc.
'Ngoại giao chiến lang' của Trung Quốc phản tác dụng Đại sứ Trung Quốc ở Canada có thể đối mặt nguy cơ bị trục xuất khi tung thông điệp cứng rắn, hàm ý đe dọa chính quyền Thủ tướng Trudeau. Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne bắt đầu tuần trước với việc ca ngợi 50 năm quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và tầm quan trọng của việc đối thoại giữa hai nước....