TQ: Bỏ 300 triệu USD mua ngựa quý huyền thoại “mồ hôi như máu”
Một tỷ phú Trung Quốc bỏ ra hàng trăm triệu USD để mua loài ngựa quý trong truyền thuyết từ thời cổ đại và được ví như ngựa trời.
“Hãn huyết bảo mã” là loài ngựa quý trong truyền thuyết của Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), một loài ngựa quý vốn chỉ được coi là huyền thoại, đang dần xuất hiện trở lại ở Trung Quốc, nhờ một vị tỷ phú.
Chen Zifeng, tỷ phú sở hữu một tập đoàn thương mại ở Urumqi, Trung Quốc đã bỏ ra 312 triệu USD để mua và nhân giống ngựa Akhal-teke, giống ngựa quý ngàn năm nổi danh với tên gọi “Hãn Huyết bảo mã”. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì sử sách Trung Quốc chép rằng loài ngựa chảy mồ hôi đỏ như máu.
Bắt đầu nhân giống “Hãn Huyết bảo mã” từ năm 2009, tỷ phú Trung Quốc 55 tuổi đã có trong tay hơn 300 cá thể. Tình yêu của ông với loài ngựa bắt đầu khi ông lớn lên tại Tân Cương, nơi ngựa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống trên những thảo nguyên rộng lớn.
Để có những con ngựa thuần chủng, Chen phải kỳ công đến Turkmenistan. Đàn ngựa 12 con cái và 9 con đực mới nhất hiện đang trải qua quá trình kiểm dịch khắt khe ở biên giới Trung Quốc – Kazakhstan.
Tỷ phú Chen Zifeng bỏ 312 triệu USD để mua và nhân giống loài ngựa quý này.
Những con ngựa khỏe mạnh sau đó sẽ được đưa về trang trại ngựa tại Urumqi, Tân Cương. Không ít con ngựa thuần chủng đã chết trước khi được đưa về trang trại. Mục tiêu của vị tỷ phú người Trung Quốc là mở rộng quy mô lên 1.000 con trong vòng 8 năm.
Video đang HOT
Chen nói ông chưa thu được bất cứ lợi nhuận nào về tài chính từ đàn ngựa và khẳng định không có ý định bán chúng.
Tốc độ và sự dẻo dai của “Hãn Huyết bảo mã” từ lâu đã nổi danh trong những trong lịch sử Trung Quốc. Hán Vũ Đế (năm 141 – 87 TCN), vị vua thứ 7 dưới triều nhà Hán từng phát động hai cuộc chiến tranh chỉ nhằm đoạt được giống ngựa quý này.
“Hãn Huyết bảo mã” sau này góp phần không nhỏ giúp Hoàng đế Trung Hoa xây dựng đội quân thiết kỵ vô địch thiên hạ.
Chen hiện đang nuôi 300 cá thể “Hãn huyết bảo mã” mà chưa từng tìm cách thu lại lợi nhuận.
Theo ghi chép của sử gia Tư Mã Thiên thời nhà Hán, sau lần đầu tiên xuất binh thất bại, năm 104 TCN
Quân nhà Hán chiến thắng trở về, mang theo mang về Trung Nguyên hàng chục con ngựa thượng đẳng và hơn 3.000 con ngựa trung đẳng.
“Nếu rồng là biểu tượng của đất nước Trung Quốc thì ngựa là biểu trưng cho tinh thần của người Trung Quốc”, tỷ phú Chen nói.
Người đàn ông 55 tuổi cho biết muốn mang những con Hãn Huyết mã tốt nhất về Trung Quốc để làm tái sinh giấc mơ của Hán Vũ Đế, giấc mơ về đất nước “thiện chiến hơn”.
Tỷ phú Chen (trái) cùng con ngựa của mình trong một chương trình truyền hình năm 2016.
Trẻ con người Hán cần cứng rắn và đàn ông hơn. Theo ông Che, trong khi trẻ con nước ngoài học võ và kỹ năng sống, trẻ con Hán chỉ học nghệ thuật, piano và nhảy múa.
Ngày nay, Turkmenistan từng không ít lần đem tặng “Hãn huyết bảo mã” cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều từng được Turkmenistan gửi tặng ngựa quý.
“Món quà mà Tổng thống Turkmenistan gửi tới Trung Quốc chỉ là những con ngựa, chúng chính là giấc mơ của Hán Vũ Đế”, tỷ phú Chen nói.
Theo Danviet
Choáng với thú vui xa xỉ mới của người Triều Tiên
Trong khi đang bị "bủa vây" bởi lệnh trừng phạt và áp lực từ bên ngoài, người dân Triều Tiên dường như tìm được thú vui giải trí mới ở các câu lạc bộ cưỡi ngựa. Các chuyên gia nhận định đây là chiến lược nhằm tăng nguồn ngoại tệ của chính quyền Bình Nhưỡng.
Các vận động viên tham gia đua ngựa tại câu lạc bộ cưỡi ngựa Mirim (Ảnh: KCNA)
Theo hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA, tại câu lạc bộ cưỡi ngựa Mirim gần thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên ngày 15/10 đã tổ chức các trận đua ngựa và thu hút nhiều người dân theo dõi, Reuters đưa tin.
Những bức ảnh được hãng KCNA công bố cho thấy có hàng trăm người đã tham gia theo dõi các trận đua ngựa và ghi lại bằng điện thoại thông minh khung cảnh những chú ngựa trắng dũng mãnh lao về đích.Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Triều Tiên KCT cho biết, chính phủ cho phép các công dân từ 12 tuổi trở lên được quan sát và tham gia đặt cược vào các vận động viên đua ngựa theo hình thức xổ số.
Câu lạc bộ cưỡi ngựa Mirim được Triều Tiên quy hoạch phát triển từ một trường huấn luyện đua ngựa quân đội từ năm 2012 và vừa hoàn thành mới đây, theo KCNA.
Theo trang web Uri Tours, một công ty của Mỹ chuyên tổ chức các chuyến du lịch tới Triều Tiên, trường đua Mirim bao gồm một cơ sở đào tạo trong nhà, bảy lớp cưỡi ngựa ngoài trời, một nhà nghỉ, nhà hàng và phòng xông hơi cùng 120 con ngựa, trong đó có 67 con Orlov Trotters, giống ngựa quý có nguồn gốc từ Nga.
Cũng theo trang web trên, lệ phí vào cửa vào khoảng 35 USD, bao gồm một giờ cưỡi ngựa với một người hướng dẫn, các thiết bị cưỡi ngựa cần thiết và quyền sử dụng phòng tắm hơi. Giá cho người Triều Tiên có thể thấp hơn, vào khoảng 10 USD.
Một hoạt động diễn ra tại câu lạc bộ cưỡi ngựa Mirim (Ảnh: KCNA)
Theo chuyên gia Na Jeong-won, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế-công nghiệp Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, đây không chỉ là một giải thi đấu có tính giải trí cho người dân Triều Tiên. Ông Na cho rằng mọi người thường hay chỉ trích nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc xây dựng những công trình "phù phiếm" như công viên giải trí, khu nghỉ dưỡng, trường đua trong khi nền kinh tế Bình Nhưỡng còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây là một hành động "1 mũi tên trúng 2 đích" khi chính phủ Triều Tiên một mặt phát triển các công trình giải trí vì lợi ích của nhân dân, mặt khác tạo nguồn thu ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.
Ông Lee Sang-keun, một nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Thống nhất tại trường Đại học Nữ sinh Ewha, Seoul (Hàn Quốc) cho biết sở dĩ các công trình giải trí có thể mang về nguồn ngoại tệ cho Bình Nhưỡng là do người dân phải trả tiền mua vé bằng USD hoặc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.Nguồn thu ngoại tệ của Triều Tiên thời gian gần đây bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc, vốn được áp đặt nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng, bao gồm việc cấm xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như than đá, dệt may, thủy hải sản.
Ngoài ra, Reuters cho biết Triều Tiên cũng đã vận hành các sòng bạc dành cho người nước ngoài ở Bình Nhưỡng và Rason, nơi Triều Tiên và Bình Nhưỡng cùng điều hành một đặc khu kinh tế.
Tháng 3 năm ngoái, chính phủ Triều Tiên đã gửi các bản đề xuất cho các nhà đầu tư về dự án sòng bạc ở Nam Yang, giáp biên giới Trung Quốc và núi Kumkang, địa điểm du lịch nổi tiếng gần Hàn Quốc. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt mới nhất do Liên Hợp Quốc ban hành đã cấm các công ty nước ngoài được phép thành lập liên doanh với Triều Tiên.
Ông Na cho biết: "Dường như nhu cầu sử dụng các dịch vụ thư giãn và giải trí ngày càng gia tăng tại Triều Tiên khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng nới rộng".
Theo Danviet
"Lộ diện" vùng đất đẹp nhất trên Trái đất Nhiếp ảnh gia Daniil Korzhnov đã quyết định khám phá và ghi lại những hình đẹp nhất tại vùng đất lạnh giá Greenland. Daniil Korzhnov là một giáo viên môn vật lý, nhưng ông có niềm đam mê khám phá những phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới. Điểm đến lần này là xứ sở lạnh giá Greenland. Khung cảnh đặc trưng...